K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
11 tháng 12 2023

- Nhận định: Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.

- Giải thích: Các vật tự do trên thực tế có thể là các vật đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang hay các vệ tinh nhân tạo chuyển động đều quanh Trái Đất, … Sở dĩ các vật tự do đó tồn tại được là vì không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực nhưng tổng hợp lực bằng không.

1 tháng 2 2023

Nhận định: Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng thái đứng yên, hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

Trên thực tế, không tồn tại hệ kín lí tưởng. Vì môi trường luôn luôn có sự tương tác vật chất với nhau.

1 tháng 2 2023

Trên thực tế, không tồn tại hệ kín lí tưởng. Vì môi trường luôn luôn có sự tương tác vật chất với nhau.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 11 2023

- Vận dụng kiến thức về sự rơi tự do để tính toán được thời gian rơi của vật, vận tốc vật bắt đầu chạm đất hoặc có thể tìm được độ cao của vật khi được thả rơi tự do.

- Biết cách xác định phương thẳng đứng và phương ngang dựa vào cách sử dụng dây dọi và thước eke.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 11 2023

* Kết quả thí nghiệm:

loading...

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 11 2023

1. Tính giá trị trung bình và sai số tuyệt đối của phép đo gia tốc rơi tự do

- Lần 1: \({g_1} = \frac{{2{s_1}}}{{t_1^2}} = \frac{{2.0,4}}{{0,{{285}^2}}} = 9,849(m/{s^2})\)

- Lần 2: \({g_2} = \frac{{2{s_2}}}{{t_2^2}} = \frac{{2.0,4}}{{0,{{285}^2}}} = 9,849(m/{s^2})\)

- Lần 3: \({g_3} = \frac{{2{s_3}}}{{t_3^2}} = \frac{{2.0,4}}{{0,{{285}^2}}} = 9,919(m/{s^2})\)

- Lần 4: \({g_4} = \frac{{2{s_4}}}{{t_4^2}} = \frac{{2.0,4}}{{0,{{285}^2}}} = 9,849(m/{s^2})\)

- Lần 5: \({g_5} = \frac{{2{s_5}}}{{t_5^2}} = \frac{{2.0,4}}{{0,{{286}^2}}} = 9,780(m/{s^2})\)

Gia tốc trung bình là: \(\overline g  = \frac{{9,849 + 9,849 + 9,919 + 9,849 + 9,780}}{5} = 9,849(m/{s^2})\)

Sai số tuyệt đối của gia tốc trong các lần đo

\(\begin{array}{l}\Delta {g_1} = \left| {\overline g  - {g_1}} \right| = \left| {9,849 - 9,849} \right| = 0\\\Delta {g_2} = \left| {\overline g  - {g_2}} \right| = \left| {9,849 - 9,849} \right| = 0\\\Delta {g_3} = \left| {\overline g  - {g_3}} \right| = \left| {9,849 - 9,919} \right| = 0,07\\\Delta {g_4} = \left| {\overline g  - {g_4}} \right| = \left| {9,849 - 9,849} \right| = 0\\\Delta {g_5} = \left| {\overline g  - {g_5}} \right| = \left| {9,849 - 9,780} \right| = 0,069\end{array}\)

Sai số tuyệt đối trung bình là: \(\overline {\Delta g}  = \frac{{\Delta {g_1} + \Delta {g_2} + \Delta {g_3} + \Delta {g_4} + \Delta {g_5}}}{5} = 0,028\)

Suy ra kết quả: \(g = 9,849 \pm 0,028\)

2. Trong thí nghiệm người ta dùng trụ thép làm vật rơi nhằm mục đích khi ta thả vật rơi thì xác suất phương rơi của vật chắn tia hồng ngoại ở cổng quang điện cao, giúp ta thực hiện thí nghiệm dễ dàng hơn

- Có thể dùng vật thả rơi là viên bi thép, nhưng xác suất khi thả rơi viên bi có phương rơi không chắn được tia hồng ngoại cao hơn khi dùng trụ thép, nên khi làm thí nghiệm với viên bi ta cần căn chỉnh và thả theo đúng phương của dây rọi.

9 tháng 12 2021

1) 

Theo định luật Newton thứ nhất:

Một vật ở trạng thái nghỉ sẽ tiếp tục đứng yên, trừ khi bị tác động bởi một lực không cân bằng. Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động với cùng tốc độ và cùng chiều trừ khi bị tác động bởi một lực không cân bằng.

Luật này thường được gọi là “luật quán tính”.

Điều này có nghĩa là các vật trong tự nhiên có một xu hướng tiếp tục làm những gì chúng đang làm. Nó còn có nghĩa là để gia tốc của một vật thay đổi, thì phải có một lực không cân bằng tác dụng lên vật đó.

Lấy ví dụ: Các lực sau đây tác dụng lên một vật. Vật chuyển động với vận tốc không đổi 3m/s. Tìm lực X.

Định luật Newton 1

Bởi vì vật chuyển động với vận tốc không đổi nên nó đang bị tác động bởi 3 lực cân bằng. Do đó lực cần tìm X là 5N.

Định luật Newton thứ hai về chuyển động phát biểu rằng:

Tốc độ thay đổi động lượng của vật thể tỷ lệ thuận với lực tác dụng. Nói cách khác, khi một lực tổng thể tác dụng lên một vật, gia tốc sẽ thay đổi. Gia tốc thay đổi bao nhiêu phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng.

Mọi người đều biết đến định luật Newton thứ hai một cách vô thức. Mọi người đều biết rằng vật nặng hơn cần nhiều lực hơn để di chuyển cùng một quãng đường so với vật nhẹ hơn. Tuy nhiên, định luật Newton thứ hai này biểu thị rõ cho chúng ta một mối quan hệ chính xác giữa lực, khối lượng và gia tốc. Nó có thể được biểu thị như một phương trình toán học:

Công thức: F = m.a

Ví dụ: Một chiếc xe ô tô nặng 1.000 kg đang tăng dần tốc độ với gia tốc là 0,05 m/s2, bạn có thể tính được lực tác động lên chiếc xe này nhờ định luật Newton II

Trả lời F = 1000×0,05 = 50 (newton)

Định luật Newton 2

Cần lưu ý, mọi người thường nhầm lẫn giữa trọng lượng và khối lượng. Trọng lượng là lực do trọng lực và được đo bằng newton. Trong khi đó khối lượng là lượng vật chất mà một cơ thể vật chứa và được đo bằng kilôgam (kg). Trọng lượng và khối lượng liên hệ với nhau theo phương trình:

W = mg

Thực ra, đây cũng chính là hệ quả của định luật Newton thứ hai.

Định luật Newton III cho rằng:

Khi một vật tác dụng lực lên một vật khác thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược lại. Trong đó, chữ N hoặc R thường được dùng để chỉ phản lực ngược lại này.

Điều này có nghĩa là đối với mọi lực thì có một phản lực có độ lớn bằng nhau, nhưng ngược hướng. Điều đó có nghĩa là bất cứ khi nào một vật đẩy một vật khác thì nó sẽ bị đẩy ngược lại theo hướng ngược lại một cách mạnh mẽ như nhau.

Ví dụ, nếu một quả bóng được đặt trên bàn, quả bóng sẽ tác dụng một lực lên mặt bàn. Tuy nhiên cùng lúc đó, mặt bàn cũng tác dụng lại một lực đúng lên quả bóng (chính lực này sẽ ngăn không cho quả bóng bị hút vào mặt bàn). Phản lực này có độ lớn bằng với lực quả bóng tác động vào mặt bàn và có chiều ngược lại.

Hay ví dụ về tác dụng của tên lửa. Tên lửa đẩy xuống mặt đất bằng lực của động cơ, và phản lực là mặt đất đẩy tên lửa lên trên với một lực tương đương.

12 tháng 11 2018

Đáp án A

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

+ Trong trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của vật như là sự rơi tự do.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.

24 tháng 11 2016

mi học lớp c1 truong nhu thanh ak

 

24 tháng 11 2016

bài 1: 8m

bài 2: chịu