K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3

Đặc điểm nổi bật về dân số vùng Đông Nam Bộ:
1. Dân số đông:

-Vùng có dân số đông thứ hai cả nước, sau Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỷ lệ tăng dân số cao hơn bình quân cả nước.
2. Mật độ dân số cao:

- Mật độ dân số cao nhất cả nước, gấp 3,6 lần bình quân cả nước.
Tập trung đông dân ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
3. Tỷ lệ dân thành thị cao:

- Tỷ lệ dân thành thị cao nhất cả nước (chiếm hơn 70%).
- TP. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước.
4. Cơ cấu dân số trẻ:

- Tỷ lệ dân số trẻ (dưới 15 tuổi) cao hơn bình quân cả nước.
- Lực lượng lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao.
5. Di dân:

- Thu hút nhiều di dân từ các nơi khác đến sinh sống, lao động.
- Góp phần làm tăng dân số và gia tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Tác động của đặc điểm dân cư

- Thuận lợi:

+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.

+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.

+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hạn chế:

+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.

+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.

+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Đặc điểm dân cư Trung Quốc

- Quy mô dân số: là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)

+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.

+ Các dân tộc khác (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);

+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).

+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)

+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.

+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

26 tháng 8 2023

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

7 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Vùng kinh tế đảo Hô-cai-đô:

+ Diện tích: 83,4 nghìn km2, đóng góp 3,4% GDP cả nước.

+ Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

+ Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mì, khoai tây, rong biển, thịt bò,...

+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy.

+ Du lịch phát triển mạnh.

+ Các trung tâm kinh tế quan trọng là Xáp-pô-rô, Cu-si-rô.

- Vùng kinh tế đảo Hôn-su:

+ Diện tích: 231,2 nghìn km2 (chiếm khoảng 60% diện tích Nhật Bản), số dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất và được chia thành 5 vùng nhỏ là Tô-hô-cư, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cư.

+ Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây, có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh; thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động núi lửa và động đất.
+ Nông nghiệp nổi tiếng với lúa gạo, hoa quả, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,...

+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương.

+ Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản.

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Ô-xa-ca, Cô-bê, Ky-ô-tô….

- Vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư:

+ Diện tích: 18, nghìn km2 (chiếm khoảng 5% diện tích đất nước), đóng góp khoảng 3% GDP cả nước.

+ Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

+ Ngành công nghiệp điện tử - tin học, đóng tàu, công nghệ sinh học và công nghệ nano,... rất phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Cô-chi, Mát-xu-ya-ma.

- Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu:

+ Diện tích: 42,2 nghìn km2, đóng góp khoảng 10% GDP của Nhật Bản.

+ Các nông sản chủ yếu là lúa gạo, thuốc lá, cây ăn quả...

+ Các ngành công nghiệp tự động và bán dẫn chiếm ưu thế.

+ Hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế chính là Phu-cu-ô-ca và Na-ga-xa-ki.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Nông nghiệp

- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:

+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;

+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.

- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....

- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:

+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;

+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.

b) Lâm nghiệp

- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.

- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.

c) Thuỷ sản

- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!​

Đặc điểm xã hội

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.

+ Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...

+ Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.

+ Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:

+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.

+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.

+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.

+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.

+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Cộng hòa Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.

- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản:

+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.

+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.

- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.

- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.