Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.
- Vùng Trung ương
+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.
+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.
+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.
+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.
+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.
+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.
- Vùng Trung tâm đất đen
+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.
+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.
+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.
+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.
+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.
- Vùng U-ran:
+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.
+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.
+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.
+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.
+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.
- Vùng Viễn Đông:
+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.
+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.
+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.
+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...
+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.
Tham khảo
♦ Dựa trên những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế,... lãnh thổ Liên bang Nga hình thành 12 vùng kinh tế.
♦ Đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế ở Liên bang Nga
- Vùng Trung ương:
+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.
+ Đây là vùng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, kinh tế phát triển mạnh với các ngành công nghiệp nổi bật như công nghiệp cơ khí, hóa chất, thực phẩm,...
+ Các thành phố lớn của vùng là: Mát-xcơ-va; Xmô-len, Da-rốt-xlap, Tu-la….
- Vùng Trung tâm đất đen:
+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.
+ Trong vùng có loại đất đen màu mỡ với lượng khoáng và mùn cao.
+ Kinh tế chính của vùng là nông nghiệp. Bên cạnh đó, vùng phát triển công nghiệp khai khoáng, hóa chất,...
+ Các thành phố lớn trong vùng là Bê-gô-rốt (Begorod), Tam-bốt
- Vùng Bắc Cáp-ca:
+ Vùng tiếp giáp vùng Von-ga và vùng Trung tâm đất đen ở phía bắc, giáp Biển Đen và biển Ca-xpi.
+ Vùng có nhiều tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên, than,... tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim phát triển.
+ Các thành phố lớn của vùng là Crax-nô-đa, Rốt-tốp na Đô-nu,...
- Vùng U-ran:
+ Vùng tập trung chủ yếu ở phần miền trung và phía nam dọc dãy núi U-ran.
+ Vùng có diện tích rừng tai-ga lớn, giàu có về các loại khoáng sản.
+ Các ngành công nghiệp nổi bật là khai khoáng, chế biến gỗ, luyện kim, hóa dầu,...
+ Các thành phố lớn của vùng là Pơm (Perm), Ô-ren-bua (Orenburg),...
- Vùng Viễn Đông:
+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bê-rinh ở phía bắc và CHDCND Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Nền kinh tế của vùng sản, công nghiệp cơ khí,...
+ Các thành phố lớn trong vùng là Ma-ga-đan, Kha-ba-rốp,...
Tham khảo
- Vùng Đông Bắc
+ Gồm các bang ở phía đông bắc Hoa Kỳ.
+ Là vùng có kinh tế phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, nổi bật với các ngành dệt, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, ô tô, đóng tàu.
+ Phát triển mạnh lâm nghiệp, cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôi bò.
+ Các trung tâm kinh tế lớn: Niu Y-oóc, Bô-xtơn, Pít-xbớc,...
- Vùng Trung Tây
+ Gồm các bang ở phía bắc trung tâm Hoa Kỳ.
+ Nông nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hồ là các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa. Đồng bằng Trung tâm có các vành đai ngô, lúa mì,...
+ Công nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hồ là các bang trọng điểm về công nghiệp chế biến và công nghiệp khai khoáng.
+ Các trung tâm kinh tế lớn: Si-ca-gô, Mi-nê-a-pô-lít,...
- Vùng Nam
+ Gồm các bang ở hạ lưu sông Mi-xi-xi-pi và ven vịnh Mê-hi-cô.
+ Công nghiệp: Nổi bật với các ngành khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ và điện tử.
+ Nông nghiệp: Sản xuất các nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.
+ Các trung tâm kinh tế lớn: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Đa-lát, Át-lan-ta, Mem-phit.
- Vùng Tây
+ Gồm các bang ven Thái Bình Dương và các bang trong hệ thống Coóc-đi-e. Vùng này gồm cả bang A-lát-xca và bang Ha-oai.
+ Công nghiệp: Phát triển mạnh các ngành điện tử, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, hóa chất, khai khoáng, thuỷ điện, điện hạt nhân…
+ Nông nghiệp: Phát triển mạnh trồng ngô, đậu tương, lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc. Đây là vùng lâm nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ.
+ Các trung tâm kinh tế lớn: Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô, Xít-tơn,...
+ Bang A-lát-xca có hoạt động sản xuất chủ yếu là: khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ, nuôi tuần lộc.
+ Bang Ha-oai có ngành kinh tế chính là du lịch, ngoài ra còn có trồng mía.
Tham khảo:
- Vùng kinh tế đảo Hô-cai-đô:
+ Diện tích: 83,4 nghìn km2, đóng góp 3,4% GDP cả nước.
+ Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.
+ Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mì, khoai tây, rong biển, thịt bò,...
+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy.
+ Du lịch phát triển mạnh.
+ Các trung tâm kinh tế quan trọng là Xáp-pô-rô, Cu-si-rô.
- Vùng kinh tế đảo Hôn-su:
+ Diện tích: 231,2 nghìn km2 (chiếm khoảng 60% diện tích Nhật Bản), số dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất và được chia thành 5 vùng nhỏ là Tô-hô-cư, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cư.
+ Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây, có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh; thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động núi lửa và động đất.
+ Nông nghiệp nổi tiếng với lúa gạo, hoa quả, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,...
+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương.
+ Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản.
+ Các trung tâm kinh tế lớn là Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Ô-xa-ca, Cô-bê, Ky-ô-tô….
- Vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư:
+ Diện tích: 18, nghìn km2 (chiếm khoảng 5% diện tích đất nước), đóng góp khoảng 3% GDP cả nước.
+ Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.
+ Ngành công nghiệp điện tử - tin học, đóng tàu, công nghệ sinh học và công nghệ nano,... rất phát triển.
+ Các trung tâm kinh tế lớn là Cô-chi, Mát-xu-ya-ma.
- Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu:
+ Diện tích: 42,2 nghìn km2, đóng góp khoảng 10% GDP của Nhật Bản.
+ Các nông sản chủ yếu là lúa gạo, thuốc lá, cây ăn quả...
+ Các ngành công nghiệp tự động và bán dẫn chiếm ưu thế.
+ Hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển phát triển.
+ Các trung tâm kinh tế chính là Phu-cu-ô-ca và Na-ga-xa-ki.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Số dân đông thứ 9 thế giới (2020), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp, có giá trị âm trong nhiều năm. Tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng, tuổi thọ trung bình là 73 tuổi (2020), cơ cấu dân số già.
+ Mật độ dân số trung bình thấp, chỉ khoảng 9 người/km2, phân bố không đều, tập trung ở vùng đồng bằng Đông Âu, các vùng phía bắc và phía đông rất thưa thớt.
+ Tỉ lệ dân thành thị khoảng 74,8%, các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và trung bình.
+ Có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc) trong đó dân tộc Nga chiếm 80,9%.
- Tác động
+ Dân số tăng chậm và cơ cấu dân số già đã gây khó khăn về nguồn lao động và làm tăng chi phí phúc lợi xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế.
+ Dân cư phân bố không đồng đều gây trở ngại cho việc sử dụng lao động và khai thác lãnh thổ; nhiều vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động tại chỗ để khai thác.
+ Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, sản xuất khác nhau, tạo ra sự đa dạng văn hóa, truyền thống dân tộc; đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Tham khảo :
- Một số đặc điểm xã hội nổi bật của Liên bang Nga:
+ Nền văn hóa đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội, múa ba-lê, âm nhạc truyền thống…
+ Trình độ học vấn của người dân khác cao, tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 99,4%.
+ Đứng hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản.
+ Giáo dục đào tạo được chú trọng phát triển với nhiều trường đại học danh tiếng.
+ HDI ở mức rất cao, năm 2020 là 0,830.
- Tác động
+ Những bản sắc dân tộc đóng góp và phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt đối với ngành du lịch.
+ Giáo dục đào tạo được chú trọng đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.
- Ngành nông nghiệp:
+ Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020). Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.
+ Các sản phẩm trồng trọt chính: cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê), cây ăn quả. Các quốc gia phát triển ngành trồng trọt là: Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc…
+ Chăn nuôi kém phát triển, phổ biến hình thức chăn thả. Các quốc gia có đồng cỏ lớn phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu) là Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan…
+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển ở: ven biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ, vịnh Péc-xích.
- Ngành công nghiệp:
+ Chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (2020);
+ Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.
+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.
+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Ngành dịch vụ:
+ Đóng góp hơn 40% GDP và có xu hướng tăng.
+ Phát triển giao thông quốc tế: đường hàng hải với các cảng lớn như Ten A-víp, En Cô-oét…; đường hàng không với các sân bay lớn như Đu-bai, Đô-ha, An-ca-ra…
+ Hoạt động ngoại thương nổi bật là xuất khẩu dầu khí, đối tác thương mại chủ yếu là các nước khu vực châu Á, EU, Hoa Kỳ; nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản.
+ Thu hút lượng lớn khách du lịch do sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của chính phủ các nước.
Tham khảo!
♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.
- Hoạt động xuất khẩu
+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.
+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...
+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...
- Hoạt động nhập khẩu
+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.
+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…
+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..
- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.
♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:
- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.
- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.
+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...
+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...
Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản
Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.
Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.
Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.
Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.
Tham khảo!
Ý 1:
- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.
- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.
Ý 2:
- Vùng Trung ương:
+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.
+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.
+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.
+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...
- Trung tâm đất đen:
+ Diện tích: 167 nghìn km2.
+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...
- Vùng U-ran:
+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.
+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.
+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....
- Vùng Viễn Đông:
+ Diện tích: 6900 nghìn km2.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.
+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....