Tran Phuc Giang Thi

Giới thiệu về bản thân

Hãy miêu tả đôi chút về bản thân bạn!!!
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

* thỏa mãn 2* là số nguyên tố (với * ≤ 9)

Ta có các số nguyên tố có hai chữ số có số 2 ở hàng chục là:

23; 29

=> * thuộc {3; 9}

Vậy tất cả những chữ số có thể thay vào dấu * để số 2* là số nguyên tố là 3 và 9

(- 4)2 . (- 3) - [(- 93) + (- 11 + 8)3]

= 16 . (- 3) - [(- 93) + (- 3)3

= (- 48) - [(- 93) + (- 27)]

= (-48) - (- 120)

= (- 48) + 120

= 120 - 48

= 72

Câu 1:

a) 1/ 4 và 3/12

Ta có:

1/ 4 = 1 . 3/ 4 . 3 = 3/12

Vì 3/12 = 3/12 nên 1/ 4 = 3/12

 

b) 2/ 3 và 6/ 8  

Ta có:

6/ 8 = 6 : 2/ 8 : 2 = 3/ 4 

(bội chung nhỏ nhất của 3 và 4 là 12)

=> 2/ 3 = 2 . 4/ 3 . 4 = 8/ 12

3/ 4 = 3 . 3/ 4 . 3 = 9/ 12

Vì 8/ 12 < 9/ 12 nên 2/3 < 6/ 8

 

c) - 3/ 5 và 9/ - 15 (bội chung nhỏ nhất của 5 và - 15 là - 15)

Ta có:

- 3/ 5 = - 3 . - 3/ 5 . (- 3) = 9/ - 15

Vì  9/ - 15 = 9/ - 15 nên - 3/ 5 = 9/ - 15

 

d) 4/ 3 và - 12/ 9 (bội chung nhỏ nhất của 3 và 9 là 9)

Ta có:

4/ 3 = 4 . 3/ 3 . 3 = 12/ 9

Vì 12/ 9 > - 12/ 9 nên 4/ 3 > - 12/ 9

 

e) - 2/ 5 và 2/ 5

Vì - 2/ 5 < 2/ 5 nên - 2/ 5 < 2/ 5

 

f) 4/ 21 và - 8/ 42

Ta có:

- 8/ 42 = - 8 : 2/ 42 : 2 = - 4/ 21

Vì 4/ 21 > - 4/ 21 nên 4/ 21 > - 8/ 42

 

g)  - 1/ 2 và  - 3/ 6 (bội chung nhỏ nhất của 2 và 6 là 6)

Ta có:

- 1/ 2 = - 1 . 3/ 2 . 3 = - 3/ 6

Vì - 3/ 6 = - 3/ 6 nên - 1/ 2 = - 3/ 6

 

h) - 4/ 8 và 1/ - 2 (bội chung nhỏ nhất của 8 và - 2 là 8)

Ta có:

1/ - 2 = 1 . (- 4)/ - 2 . (- 4) = - 4/ 8

Vì - 4/ 8 = - 4/ 8 nên - 4/ 8 = 1/ - 2

 

i) 5/ - 10 và -1/ 2 (bội chung nhỏ nhất của 10 và 2 là 10)

Ta có:

- 1/ 2 = - 1 . 5/ 2 . 5 = - 5/ 10

Vì 5/ - 10 > - 5/ 10 nên 5/ - 10 > - 1/ 2

 

j) - 3/ 4 và - 6/ 8 (bội chung nhỏ nhất của 4 và 8 là 8)

Ta có:

- 3/ 4 = - 3 . 2/ 4 . 2 = - 6/ 8

Vì - 6/ 8 = - 6/ 8 nên - 3/ 4 = - 6/ 8

 

k) 1/ 2 và 25/ 50

Ta có:

25/ 50 = 25 : 25/ 50 : 25 = 1/ 2

Vì 1/ 2 = 1/ 2 nên 1/ 2 = 25/ 50

 

I) -2/ 3 và 8/ - 12 (bội chung nhỏ nhất của 3 và 12 là - 12)

Ta có:

- 2/ 3 = - 2 . (- 4) / 3 . - 4 =  8/ - 12

Vì 8/ - 12 = 8/ - 12 nên - 2/ 3 = 8/ - 12

(- 35) : 63 = - 15 : x

- 35/ 63 = - 15/ x

- 5/ 9 = - 15/ x

- 15/ 27 = - 15/ x

=> x = 27

x - 18 = 7281

x = 7281 + 18

x = 7299

Ta có:

24 : 27 = - 16 : x

- 16 : x = 24 : 27

- 16 : x =  24/ 27

 - 16/ x = 24/ 27

- 16/ x = 8/ 9

- 16/ x = 16/ 18

=> x = 18

x : 2 - 160 : 20 = 5 . 4

x : 2 - 160 : 20 = 20

x : 2 - 8 = 20

x : 2 = 20 + 8

x : 2 = 28

x = 28 x 2

x = 56

(-1 908) + (-13 456) - 1324

= (-1 908) + (-13 456) + (-1324)

= - 15 364 + (-1324)

= - 16 688

   Hiện tượng nghiện game ở học sinh ngày càng trở nên phổ biến. Đây chính là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học, cũng như tâm lí, đời sống tinh thần của học sinh. Do đó, cần có nhiều giải pháp phù hợp đẻ khắc phuc tình trạng này. 

 

Khái niệm:  Trước tiên, chúng ta cần hiểu, nghiện là gì? Một cách phổ quát, nghiện được hiểu là sử dụng quá mức thời gian để làm một việc không tốt hay bị rủ rê và sa đà vào những việc không nên thực hiện, không mang lại hiệu quả hay lợi ích cho bản thân. Còn thế nào là game? Game thật ra chỉ mà một trò chơi điện tử với nhiều hình ảnh, màu sắc khác nhau thu hút các bạn học sinh ở nhiều lứa tuổi. Ngoài ra, game còn là một nhu cầu giải trí của xã hội hiện nay và tùy theo những yêu cầu cần thiết của người chọn. Với chiếc điện thoại di động hay máy tính trong tay, chỉ cần một nút ấn thì rất nhiều các bạn đã có thể chơi game một cách dễ dàng và thuận tiện, mọi lúc mọi nơi. Từ những phân tích trên, có thể hiểu: hiện tượng nghiện game có nghĩa là tập trung quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn như mắc các bệnh về mắt, kết quả học tập giảm sút, thường xuyên buồn ngủ hay không tập trung học hành.

   

 Điều đó có nghĩa là, nếu chúng ta sử dụng game một cách hợp lí và có hiệu quả thì việc chơi game sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến việc học tập của chúng ta. Nhưng hiện nay, có một thực tế đáng báo động là với xu hướng, nhu cầu giải trí ngày càng tăng, hiện nay, game đã được nhiều bạn trẻ yêu thích. Đáng báo động hơn nữa, nhiều bạn học sinh chỉ vì mải chơi game mà quên cả ăn uống, ngủ nghỉ và không tập trung học hành. Lợi dụng điều đó, các quán game đã thi nhau mọc lên nhiều chỗ xung quanh và khu vực gần trường học. Thậm chí, nhiều bạn học sinh trốn học, bỏ tiết để chơi game. Không chỉ vậy, nếu học sinh có nhu cầu chơi thêm về đêm, chủ quán sẵn sàng “khuyến mại” thêm nhiều thời gian hơn dù phải làm việc ngoài giờ cho phép. Bước vào quán game, bạn sẽ thấy các bạn học sinh với nhiều đồng phục của các trường khác nhau. Những khuôn mặt chăm chú, say mê chơi game thậm chí bố mẹ, thầy cô đến cũng không hay biết. Có những bạn vì nghiện game quá mức nên đã nói dối để xin nghỉ học ở nhà chơi game. Ví dụ bạn N ở gần nhà em nghiện game đến nỗi lúc nào cũng la cà ở quán game đến khuya khoắt mới về nhà thậm chí còn ngủ qua đêm ở quán game. Vì vậy, N thường có biểu hiện thiếu ngủ, mất tập trung học tập, hay ảo tưởng về những chuyện không có thật. Bên cạch đó, học sinh tiếp xúc càng nhiều với game thì dần dần, họ đã có những hành vi và sử dụng ngôn ngữ theo các trò chơi điện tử mà không giống như ngôn ngữ đời thường. Vào giờ ra chơi nếu chịu khó lắng nghe các bạn nam trò chuyện với nhau, bạn mới thấy ngôn ngữ của game đã được sử dụng phổ biến đền như thế nào. Không chỉ vậy, có một thực tế đáng buồn là nhiều bạn học sinh sau khi chơi game đã bắt chước các hành dộng bạo lực trong game dẫn đến những vụ án đau lòng, ví dụ như, vụ việc một nam sinh Đ.N.H., 17 tuổi ở Quỳnh Lưu, Nghệ An làm theo game giấu bé trai năm tuổi dẫn đến cái chết thương tâm cho bé. Hay vào năm 2018, hai học sinh 13 tuổi ở Thái Nguyên do ham muốn chơi game đã sát hại một người bà để có được tiền chơi các trò chơi điện tử.

 

   Hiện nay do công nghệ thông tin ngày càng phát triển nên các trò chơi vì thế cũng trở nên đa dạng, phong phú và hấp dẫn giới trẻ. Nhiều bạn học sinh chưa biết nhận diện đúng sai nên rất dễ bị rủ rê, lôi kéo vào việc chơi game. Không chỉ vậy, nhiều bạn dù biết việc chơi game không tốt nhưng vì tính tò mò và thích thể hiện nên đã để bản thân lạc mình vào thế giới ảo, không có thật. Nếu những bậc cha mẹ, thầy cô, nhà trường không quan tâm, buông lỏng việc giáo dục, quản lý học sinh, thì sẽ rất khó có thể kịp thời phát hiện và sửa lỗi sai cho các em. Với nhiều bạn học sinh, việc học tập giờ đây đã trở nên căng thẳng, và không hề có chút thú vị nên đa số nhiều bạn đã lựa chon việc chơi game để giảm stress và cảm thấy phấn chấn, say mê hơn khi nhìn vào máy tính, điện thoại thay vì học tập. Và cũng vì vậy, hiện tượng sa đà vào việc chơi game đã trở thành một thực tế không phải là hiếm, không phải xa lạ trong học đường.

 

 Tuy việc chơi game có thể giúp chúng ta giải trí nhưng chơi quá nhiều thì sẽ để lại những hậu quả không ai mong muốn. Nếu sa vào game, học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy game sẽ thú vị và hấp dẫn hơn việc học rất nhiều. Vì vậy, học sinh sẽ cảm thấy như bị ép buộc phải học, hay học một cách chán nản và không có hứng thú đã khiến cho kết quả học tập giảm sút, mang lại cho chúng ta tâm lí muốn bỏ học. Không chỉ vậy, nghiện game còn mang lại những tâm trạng tiêu cực của bản thân khi bị phụ thuộc vào thời gian, gây ảnh hưởng rất xấu và trực tiếp với người nghiện. Không những ảnh hưởng đến việc học tập, game còn là một trò chơi rất có hại cho mắt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lí của người chơi. Game đã khiến cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, tức giận vô cớ và lâu dần sẽ trở thành chứng bệnh trầm cảm và hoang tưởng. Với những người ham chơi game, họ sẽ tìm mọi cách cho bằng được để chơi game. Cụ thể, để chơi các trò chơi trong quán game, người chơi phải có đủ tiền. Vì vậy, với một số người không có tiền để chơi, tuy là người tốt nhưng họ đã tìm mọi cách để có tiền, kể cả giết người. Không những vậy, người nghiện game thường dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, đua xe. Chỉ vì là ham muốn tột bậc để chơi game từ thuở nhỏ mà đã khiến cho tương lai của họ bị hủy hoại, là nguyên nhân của những hành vi phạm tội sau này.

 

   Để khắc phục hiện tượng nghiện game, chúng ta cần xây dựng ý thức kỉ luật tốt và nghiêm khắc với chính bản thân mình. Không chỉ vậy, nếu được giải trí lành mạnh, bằng cách chơi thể thao và sắp xếp thời gian học tập hợp lý sẽ tốt hơn nhiều so với việc chơi các trò chơi điện tử. Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục hiệu quả, chặt chẽ với học sinh. Gia đình và xã hội cần t

uyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc nghiện game. Các cơ quan an ninh cần có biện pháp chặt chẽ về việc kiểm tra các quán game, vấn đề phát hành và phổ biến của game.

 

   Hiện tượng sa đà vào việc chơi game đã trở thành một thực tế không phải là hiếm, không phải xa lạ trong học sinh. Game sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lí và sức khỏe của bạn. Cách giải trí lành mạnh và sắp xếp thời gian có hiệu quả sẽ giúp bạn khỏe mạnh và có kết quả học tập tốt hơn.. Vì vậy, hãy sử dụng thời gian học tập và vui chơi một cách hợp lý thay vì chơi game, bạn nhé!