K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Vùng kinh tế đảo Hô-cai-đô:

+ Diện tích: 83,4 nghìn km2, đóng góp 3,4% GDP cả nước.

+ Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

+ Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mì, khoai tây, rong biển, thịt bò,...

+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy.

+ Du lịch phát triển mạnh.

+ Các trung tâm kinh tế quan trọng là Xáp-pô-rô, Cu-si-rô.

- Vùng kinh tế đảo Hôn-su:

+ Diện tích: 231,2 nghìn km2 (chiếm khoảng 60% diện tích Nhật Bản), số dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất và được chia thành 5 vùng nhỏ là Tô-hô-cư, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cư.

+ Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây, có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh; thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động núi lửa và động đất.
+ Nông nghiệp nổi tiếng với lúa gạo, hoa quả, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,...

+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương.

+ Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản.

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Ô-xa-ca, Cô-bê, Ky-ô-tô….

- Vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư:

+ Diện tích: 18, nghìn km2 (chiếm khoảng 5% diện tích đất nước), đóng góp khoảng 3% GDP cả nước.

+ Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

+ Ngành công nghiệp điện tử - tin học, đóng tàu, công nghệ sinh học và công nghệ nano,... rất phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Cô-chi, Mát-xu-ya-ma.

- Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu:

+ Diện tích: 42,2 nghìn km2, đóng góp khoảng 10% GDP của Nhật Bản.

+ Các nông sản chủ yếu là lúa gạo, thuốc lá, cây ăn quả...

+ Các ngành công nghiệp tự động và bán dẫn chiếm ưu thế.

+ Hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế chính là Phu-cu-ô-ca và Na-ga-xa-ki.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam

- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:

+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...

+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...

+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...

+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...

+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.

 

+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…

+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Liên hợp quốc ra đời vào ngày 24-10-1945. Đến năm 2020 có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở UN đặt tại Niu Y-oóc (Hoa Kỳ).

- Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977.

- Mục đích: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

- Hoạt động chính:

+ Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.

+ Bảo vệ người tị nạn.

+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

+ Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Toàn cầu hóa thúc đẩy huyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

- Toàn cầu hóa làm gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại.

- Toàn cầu hóa làm xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.

- Toàn cầu hóa cũng làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế,...

Bởi vì nó tạo ra những ý nghĩa to lớn, góp phần tránh những xung đột, giúp phát triển kinh tế, tạo ra khối thịnh vượng chung, và đó là điều kiện tốt nhất cho đời sống của mỗi con người.

Tham khảo:

- An ninh nguồn nước là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, kinh tế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái đối với cộng đòng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.

- Đây là một vấn đề toàn cầu, đang đứng trước nhiều thách thức: nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu, sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí nước, tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông.

- Đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặt dưới cơ chế quản lí thống nhất của từng quốc gia, khu vực.

- Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:

+ Mỗi quốc gia chủ dộng xây dựng các giải pháp (hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước…) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.

+ Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sống.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF) được thành lập vào năm 1945. Đến năm 2020, tổng số thành viên của ÌM là 190 nước. Trụ sở chính của IMF đặt ở Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ)

* Mục đích của IMF là thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo

* Một số hoạt động chính của IMF là:

- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.

- Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu,...

* Biểu trưng: Biểu tượng 2 hình địa cầu thể hiện tất cả châu lục với ý nghĩa toàn cầu khá rõ ràng. Biểu tượng nhánh ô liu được xem là một biểu tượng của Hy Lạp cổ xưa và cũng được tìm thấy trong nhiều tờ tiền cổ. Nhánh ô liu trong IMF logo tượng trưng cho sức mạnh và sự bền bỉ.

6 tháng 6 2017

- EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: EU đứng đầu thế giới về GDP (năm 2004, GDP của EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản).

- EU là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: EU chiếm 37,7% xuất khẩu của thế giới, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu trong GDP đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc, xa van, rùng cận nhiệt đới khô, rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.

6 tháng 6 2017

- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.