Nội dung chính của bài thơ “Tiếng gà trưa” thể hiện là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là: tác giả đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ "Tiếng gà trưa"
- Nhan đề của văn bản liên quan trực tiếp đến nội dung chính, vì nhan đề đã khái quát lại nội dung chính , thể hiện chủ đề của văn bản nghị luận.
nội dung của khổ cuối bài Tiếng gà trưa:
lòng yêu gia đình của người cháu đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước
tác giả thể hiện những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống hằng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim người phụ nữ trân thành, tha thiếtvà đằm thắm.
mk chỉ cảm nhận nhận đc có vậy thoy nha , thiếu gì thì bình luận nhé!!!!!!!!!
em thích nhất khổ thơ cuối của bài thơ:
cháu chiến đấu hôm nay
vì lòng yêu tổ quốc
vì xóm làng thân thuộc
bà ơi,cũng vì bà
vì tiếng gà cục tác
ở trứng gà tuổi thơ
-theo em đó là khổ thơ hay nhất vì:
ổ trứng hồng tuổi thơ từ âm thanh tiếng gà trưa, người cháu suy tư về hạnh phúc bình thường mà giản dị. Mục đính chiến đấu của người cháu là vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng, vì bà và cũng vì tiếng gà kỉ niệm. Điệp ngữ "vì" được lặp đi lặp lại thể hiện niềm tin chân thật và chắc chắn của tác giả về mục đích chiến đấu hết sức cao cả và cũng hết sức giản dị,bình thường. Người cháu đi chiến đấu với bao nhiêu gian lao,vất vả nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi được làm việc có ích cho đất nước đó là đi chiến đấu bảo vệ đất nước,xóm làng. Nơi có bà, có những kỉ niệm tuổi thơ, như vậy tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái nhỏ nhất mà chính những cái nhỏ nhất ấy làm cho em cảm thấy xúc độngTrên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Tình cảm thương cháu của người bà chỉ mong cháu mình sau này sẽ xinh đẹp
- em đã từng bị ông bà mắng
-lời mắng của ông,bà là lời mắng yêu chỉ muốn cháu mình sau này lớn lên sẽ đẹp,cháu mình ngoan hơn và muốn cháu nên người....
Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu . em ccungx đã từng bị ông bà bó mẹ và thầy cô mắng em cẳm nhận đc đó là những lời mắng để cho em bt về cái sai của mình và tiến bộ hơn
Được không bạn
Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ, tình bà cháu và tình yêu quê hương, đất nước
- Bài thơ đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm, tình quê hương đất nước.