Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì tiếng gà làm cho người lính nhớ về bà, những kỉ niệm tuổi thơ với bà...
Tình cảm thương cháu của người bà chỉ mong cháu mình sau này sẽ xinh đẹp
- em đã từng bị ông bà mắng
-lời mắng của ông,bà là lời mắng yêu chỉ muốn cháu mình sau này lớn lên sẽ đẹp,cháu mình ngoan hơn và muốn cháu nên người....
Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu . em ccungx đã từng bị ông bà bó mẹ và thầy cô mắng em cẳm nhận đc đó là những lời mắng để cho em bt về cái sai của mình và tiến bộ hơn
Được không bạn
Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ, tình bà cháu và tình yêu quê hương, đất nước
Tham khảo:
- Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội.
- Một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
- Chủ đề chính: thường hướng nhiều về nội tâm như: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng không quá rời xa với đời sống. Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau những tình cảm ấy là là những tư tưởng có tính khái quát, triết lý.
- Chủ đề: thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, dùng tứ để bộc lộ chủ đề.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…
- Năm 2011, được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh
Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bàng một tiếng gà trưa nhảy ố trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.
Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thơ mến mộ. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay “Tơ tằm - Chồi biếc” (in chung - 1963), Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc về gia đình, quê hương và đất nước.
Tác phẩm được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
“Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt”. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin thật: “Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: “Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới”.
Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh chúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lý: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thơ mến mộ. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay “Tơ tằm - Chồi biếc” (in chung - 1963), Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc về gia đình, quê hương và đất nước.
Tác phẩm được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
“Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt”. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin thật: “Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: “Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới”.
Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh chúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lý: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Xuân Quỳnh (1942–1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nữ nhà thơ người Việt Nam. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa. Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam.
Mục lục1Thân thế2Sự nghiệp3Tác phẩm4Thành tựu nghệ thuật5Gia đình6Vinh danh7Xem thêm8Tham khảoThân thế[sửa | sửa mã nguồn]Bà tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 2 năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).
Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru trên mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.[1][2]
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]Các tác phẩm chính:
Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơHoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơGió Lào, cát trắng (thơ, 1974)Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơCây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)Tự hát (thơ, 1984)Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơThơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)Không bao giờ là cuối (thơ, 2011), 21 bài thơCác tác phẩm viết cho thiếu nhi
Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982), 32 thơ + 16 vănTruyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)\Các bài thơ được phổ nhạc
Sóng (nhóm sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) trong năm 4/2017)Thơ tình cuối mùa thu (Phan Huỳnh Điểu)Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc 12 câu cuối trong những năm 80)Mẹ của anh (Trịnh Vĩnh Thành)Thành tựu nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh,... Các bài thơ Sóng, Chuyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh.
Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]Bà từng kết hôn hai lần. Bà kết hôn lần đầu với nhạc công chơi đàn violon Lưu Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Tuấn có một con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn chồng, bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng con ở phố Huế, Hà Nội.[3]
Lần thứ hai bà kết hôn với Lưu Quang Vũ (1948–1988) vào năm 1973. Lưu Quang Vũ kém Xuân Quỳnh 6 tuổi, đã li dị vợ là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên (1948-) vào năm 1972 và có một con trai riêng với Tố Uyên tên là Lưu Minh Vũ. Tháng 2 năm 1975, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh có với nhau một con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quỳnh Thơ sau đó mất lúc 13 tuổi cùng với cha mẹ trong vụ tai nạn năm 1988.[4]
Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 6 tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với hình ảnh con thuyền lướt trên sóng và đàn chim trên bầu trời. Hình ảnh này nằm trong bộ sưu tập các Doodle của Google được lập ra nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện nổi tiếng và đáng nhớ có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Như vậy, sau cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa được Google vinh danh trên trang chủ, Xuân Quỳnh là danh nhân Việt Nam thứ 3 và là người phụ nữ Việt đầu tiên được Google vinh danh.[5][6]
Tại Sài Gòn, có một con đường nội khu của một khu đô thị mang tên Xuân Quỳnh.[5]
Tại Hà Nội, tên của bà được đặt cho một con phố ở quận Cầu Giấy, nằm trong khu đô thị Trung Yên.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:Xuân Quỳnh |
Nam Cao • Huy Cận • Xuân Diệu • Tố Hữu • Nguyên Hồng • Nguyễn Công Hoan • Nguyễn Tuân • Nguyễn Đình Thi • Ngô Tất Tố • Chế Lan Viên • Hải Triều • Nguyễn Huy Tưởng • Tế Hanh • Tô Hoài | ||||||||||||||
Anh Đức • Nguyễn Minh Châu • Nguyễn Khải • Nguyễn Bính • Nguyễn Văn Bổng • Lưu Trọng Lư • Nguyễn Quang Sáng • Hoài Thanh • Nguyễn Thi • Phan Tứ • Nông Quốc Chấn • Chính Hữu • Tú Mỡ • Hà Xuân Trường | ||||||||||||||
Anh Thơ | ||||||||||||||
Phạm Tiến Duật • Hoàng Tích Chỉ • Ma Văn Kháng • Hữu Thỉnh • Hồ Phương • Đỗ Chu • Lê Văn Thảo | ||||||||||||||
Xuân Thiều • Hữu Mai • Xuân Quỳnh • Thu BồnXuân Quỳnh (1942–1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nữ nhà thơ người Việt Nam. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa. Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam.Mục lục1Thân thế2Sự nghiệp3Tác phẩm4Thành tựu nghệ thuật5Gia đình6Vinh danh7Xem thêm8Tham khảoThân thế[sửa | sửa mã nguồn] Bà tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành. Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 2 năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo). Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru trên mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.[1][2] Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]Các tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơHoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơGió Lào, cát trắng (thơ, 1974)Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơCây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)Tự hát (thơ, 1984)Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơThơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)Không bao giờ là cuối (thơ, 2011), 21 bài thơCác tác phẩm viết cho thiếu nhi Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982), 32 thơ + 16 vănTruyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)\Các bài thơ được phổ nhạc Sóng (nhóm sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) trong năm 4/2017)Thơ tình cuối mùa thu (Phan Huỳnh Điểu)Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc 12 câu cuối trong những năm 80)Mẹ của anh (Trịnh Vĩnh Thành)Thành tựu nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh,... Các bài thơ Sóng, Chuyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh. Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]Bà từng kết hôn hai lần. Bà kết hôn lần đầu với nhạc công chơi đàn violon Lưu Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Tuấn có một con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn chồng, bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng con ở phố Huế, Hà Nội.[3] Lần thứ hai bà kết hôn với Lưu Quang Vũ (1948–1988) vào năm 1973. Lưu Quang Vũ kém Xuân Quỳnh 6 tuổi, đã li dị vợ là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên (1948-) vào năm 1972 và có một con trai riêng với Tố Uyên tên là Lưu Minh Vũ. Tháng 2 năm 1975, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh có với nhau một con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quỳnh Thơ sau đó mất lúc 13 tuổi cùng với cha mẹ trong vụ tai nạn năm 1988.[4] Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 6 tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với hình ảnh con thuyền lướt trên sóng và đàn chim trên bầu trời. Hình ảnh này nằm trong bộ sưu tập các Doodle của Google được lập ra nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện nổi tiếng và đáng nhớ có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Như vậy, sau cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa được Google vinh danh trên trang chủ, Xuân Quỳnh là danh nhân Việt Nam thứ 3 và là người phụ nữ Việt đầu tiên được Google vinh danh.[5][6] Tại Sài Gòn, có một con đường nội khu của một khu đô thị mang tên Xuân Quỳnh.[5] Tại Hà Nội, tên của bà được đặt cho một con phố ở quận Cầu Giấy, nằm trong khu đô thị Trung Yên. Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
|
nhanh lên nha mọi người!!!!!!!!!!!!!!!!!!!mik đang vội!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bạn click vào link câu hỏi này để tham khảo nhé!
tác giả thể hiện những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống hằng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim người phụ nữ trân thành, tha thiếtvà đằm thắm.
mk chỉ cảm nhận nhận đc có vậy thoy nha , thiếu gì thì bình luận nhé!!!!!!!!!