tìm bptt tu từ và nêu tác dụng của khổ:
sân trăng nghe đã dần phai
lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
nghe trời trở gió heo may
sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết về mùa thu, thi sĩ từ cổ chí kim đã dùng bao hình ảnh tuyệt đẹp, từ ngô đồng nhất diệp lạc đến cúc vàng lưng giậu, từ non phơi bóng vàng đến trăng sáng như gương, …Thế mà cậu bé Trần Đăng Khoa lại cảm nhận mùa thu theo một cách riêng qua hình ảnh hoa cau giản dị:
Nửa đêm nghe ếch học bài,
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây.
Nghe trời trở gió heo may,
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau.
(Hoa cau)
Những cánh hoa cau trắng muốt mong manh rụng đầy vại nước làng quê phải chăng là “hoa cau cuộc đời” hoá thân thành “hoa cau nghệ thuật” trong thế giới thơ phong phú, giàu tưởng tượng bay bổng của nhà thơ tí hon dễ yêu, dễ mến? “Hoa cau” thoang thoảng thơm mãi con đường thi ca trải rộng, quấn quýt êm đềm trong trái tim những người yêu thơ.
Những ai từng sống ở làng quê ngày xưa mà chưa từng ngủ quên với bạn ở sân đình bị bố mẹ cho ăn roi, trẻ con ngày ấy nghịch như quỷ sứ và hồn nhiên như hoa lá; ban đêm dành cho tuổi thơ vui chơi, giải trí. Sân đình là nơi hình thành tình yêu quê hương làng xóm của chúng, vì thế ngày xưa làng quê in đâm trong tâm hồn trẻ thơ. Nghĩa là tình bạn, tình yêu quê hương được hình thành một cách tự nhiên và rất sớm.
Nó không chỉ tác động đến trẻ thơ mà còn tác động đến cả người lớn; không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ. Bởi vì thơ Khoa đã khiến người lớn bâng khuâng, nhớ tới một thời của tuổi thơ, một thời hồn nhiên, một thời làng quê, một thời sống chung vói chúng bạn...nghịch ngượm vui đùa, hết sức vô tư. Thơ Khoa là thơ của tuổi thơ, tuổi thơ đồng quê, mà đặc sắc của thơ Khoa bắt đầu từ chỗ này, chính tuổi thơ đồng quê đã chắp cánh cho thơ Khoa bay cao, bay xa. Đậm đặc chất đồng quê là đặc trưng của thơ Khoa. Ở đây chúng ta nhớ bài: " Hương cau", " Chớm thu":
Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo mây
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau...
Nghe tiếng ếch kêu mà liên tưởng đến chuyện học bài chắc chắn đó là dấu ấn của hồn thơ trẻ thơ đồng quê. Bắt được chiếc cầu nối giữa tiếng ê a trẻ em học bài với tiếng ếch kêu, không đơn giản chỉ là sự quan sát bằng tay, bằng mắt, đây rõ ràng là sự quan sát bằng cả tấm lòng, cả hồn người. Dường như cái ranh giới giữa con người và thế giới tự nhiên bị nhòe đi, hòa đồng, nhập lại...
Bốn câu thơ còn gợi ra không khí đặc trưng của vùng đồng bằng nông thôn Bắc Bộ. Nghe trong thơ có cái chớm lạnh của gió mùa, những ngày chuyển mùa của vùng nông thôn Bắc Bộ; nghe trong thơ như thấy tiếng co ro của trẻ con cần thêm một tấm áo, muốn thêm một chút lửa, muốn xích lại gần nhau. Nghe trong thơ thoáng một chút xao xác hơi buồn và vắng vẻ.( Chắc là trời chớm lạnh nên không được vui đùa chạy nhảy.)
Năm nay mình lớp 9 nên cũng gần quên hết rồi.
Bạn có thể tham khảo của mình hay trên mạng cũng có rất nhiều tài liệu
Biện pháp tu từ nhân hoá cây "sung sướng" và "kể" cho mọi người nghe về lòng tốt của Gà Mơ.
Tác dụng:
- Giúp câu chuyện trở nên cuốn hút gần gũi với người đọc.
- Tăng tính hình tượng, nhân hoá cây trở thành con người có hành động suy nghĩ và cảm xúc => gây ân tượng mạnh mẽ với người đọc
Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa "tiếng thơ đỏ nắng", "mái chèo nghe vọng sông xa", "trăng thở" nhằm nói về cảm nhận của tác giả về cuộc sống và cảnh vật quanh mình, những bài học mà thầy truyền đạt, về những câu chuyện cổ tích mà bà kể,... Phép nhân hóa cho thấy tác giả có trí tưởng tượng rất phong phú và tâm hồn dạt dào tình cảm, tình yêu cuộc sống.
- Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: "mầm đã thì thầm".
- Tác dụng: Hạt mầm giống như con người, có tình cảm, suy nghĩ, biết tâm sự, chia sẻ bản thân mình.
Từ phía xa xa ,em đã nghe tiếng gió rào rào chạy lại.Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến.Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín cả một góc trời ,gió mỗi lúc một giật mạnh ,bốc từng đám cát bụi mù mịt như đáp vào mặt người đi đường ran rát .Lúc đầu ,ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách ,càng về sau mưa càng to.Nước như thể có bao nhiêu trời là đổ xuống hết cả .Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió .Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu.Ngoài vườn,những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con muối bị vỡ tổ.
1 Bài làm
a) Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là : tự sự
b) Biện pháp tu từ dùng trong bài văn trên là : so sánh ; nhân hóa ; điệp từ ; điệp ngữ
c) Tác dụng của các biện pháp tu từ trên là :
- Điểm tô cho bài văn về cảnh vật nơi đây thêm phong phú ; đa dạng. Nhằm mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp hiền dịu ; trong lành trong đoạn thơ trên. Ngoài ra chúng còn thể hienj được sự êm đềm ; thanh khiết trong một đêm trăng rằm ở quê hương
Tham khảo
" Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo mây
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau..."
Hai cặp lục bát thật êm, thật nhẹ nhàng, như cái hơi thở của mùa thu. Cặp lục bát mở đầu là một hợp âm mà âm chủ là thanh bằng, chỉ có hai âm át trắc xen giữa: “ếch”, “hạt”. Hai thứ âm thanh nổi lên: tiếng ếch và hạt mưa. Thanh bằng nhiều, giai điệu trầm như tiếng ếch lào rào trong đêm. Ba âm“ưa” (lưa, thưa, mưa) nửa khép nửa mở tiếp liền nhau tạo hình những sợi mưa đan trong màn đêm. Mưa chỉ “lưa thưa”, không nặng hạt, nhưng kéo dài cả đêm. Cặp lục bát thứ hai là một hợp âm với nhiều âm xát và rung (trời, trở, sáng, ra, rụng), nghe như hai thứ âm thanh cọ vào nhau: gió heo may thổi luồn qua những sợi mưa, lùa vào buồng cau đang nở, hoa cau tuôn xuống vại nước. Cả một thế giới của thanh, sắc, hương ùa vào tâm hồn rộng mở của bé Khoa trong một đêm thu yên tĩnh mơ màng.
Bổ sung tác dụng
=>tác giả nghe tiếng ếch kêu liên tưởng đến chuyện học bài
=> là dấu ấn của hồn thơ trẻ thơ đồng quê luôn nhớ về tuổi thơ.
=> là sự quan sát bằng tay, bằng mắt, đây rõ ràng là sự quan sát bằng cả tấm lòng, cả hồn người tạo nên chiếc cầu nối giữa tiếng ê a trẻ em học bài với tiếng ếch kêu.
=>Dường như thời khắc nửa đêm gây cho người ta niềm xúc động mạnh mẽ. Lúc này con người sẽ được trở về sống với chính mình chứ không phải cho kẻ khác. Và, chỉ những người nào có những nỗi niềm, trăn trở mới phải thức đến lúc này.
=> giật mình thức giấc nhưng trong cái se lạnh của gió heo may cùng tiếng mưa khẽ rơi và hương thơm thoang thoảng của hoa cau đã không tài nào ngủ tiếp được.
=>Cảnh vật thiên nhiên đã không vận động, biến đổi một mình mà còn có một con người bé nhỏ đang lặng theo dõi. Nằm trong nhà mà nghe được nhiều sự vật như thế, hẳn không chỉ Trần Đăng Khoa có thính giác tinh nhạy mà chính là nhờ vào vốn hiểu biết của mình.
=:> Kiểu mưa nhẹ nhàng điểm xuyết thêm cái rét mướt của gió heo may báo hiệu một mùa Đông sắp đến chỉ có ở đồng bằng Bắc bộ .
=> bài thơ ngắn nhưng nắm bắt được khoảnh khắc tuyệt vời của đất trời.