K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

" Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo mây
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau..."

Hai cặp lục bát thật êm, thật nhẹ nhàng, như cái hơi thở của mùa thu. Cặp lục bát mở đầu là một hợp âm mà âm chủ là thanh bằng, chỉ có hai âm át trắc xen giữa: “ếch”, “hạt”. Hai thứ âm thanh nổi lên: tiếng ếch và hạt mưa. Thanh bằng nhiều, giai điệu trầm như tiếng ếch lào rào trong đêm. Ba âm“ưa” (lưa, thưa, mưa) nửa khép nửa mở tiếp liền nhau tạo hình những sợi mưa đan trong màn đêm. Mưa chỉ “lưa thưa”, không nặng hạt, nhưng kéo dài cả đêm. Cặp lục bát thứ hai là một hợp âm với nhiều âm xát và rung (trời, trở, sáng, ra, rụng), nghe như hai thứ âm thanh cọ vào nhau: gió heo may thổi luồn qua những sợi mưa, lùa vào buồng cau đang nở, hoa cau tuôn xuống vại nước. Cả một thế giới của thanh, sắc, hương ùa vào tâm hồn rộng mở của bé Khoa trong một đêm thu yên tĩnh mơ màng.

15 tháng 8 2019

Bổ sung tác dụng

=>tác giả nghe tiếng ếch kêu liên tưởng đến chuyện học bài
=> là dấu ấn của hồn thơ trẻ thơ đồng quê luôn nhớ về tuổi thơ.
=> là sự quan sát bằng tay, bằng mắt, đây rõ ràng là sự quan sát bằng cả tấm lòng, cả hồn người tạo nên chiếc cầu nối giữa tiếng ê a trẻ em học bài với tiếng ếch kêu.
=>Dường như thời khắc nửa đêm gây cho người ta niềm xúc động mạnh mẽ. Lúc này con người sẽ được trở về sống với chính mình chứ không phải cho kẻ khác. Và, chỉ những người nào có những nỗi niềm, trăn trở mới phải thức đến lúc này.
=> giật mình thức giấc nhưng trong cái se lạnh của gió heo may cùng tiếng mưa khẽ rơi và hương thơm thoang thoảng của hoa cau đã không tài nào ngủ tiếp được.
=>Cảnh vật thiên nhiên đã không vận động, biến đổi một mình mà còn có một con người bé nhỏ đang lặng theo dõi. Nằm trong nhà mà nghe được nhiều sự vật như thế, hẳn không chỉ Trần Đăng Khoa có thính giác tinh nhạy mà chính là nhờ vào vốn hiểu biết của mình.
=:> Kiểu mưa nhẹ nhàng điểm xuyết thêm cái rét mướt của gió heo may báo hiệu một mùa Đông sắp đến chỉ có ở đồng bằng Bắc bộ .
=> bài thơ ngắn nhưng nắm bắt được khoảnh khắc tuyệt vời của đất trời.

25 tháng 1 2022

Biện pháp tu từ : nhân hóa

Tác dụng : làm cho sự vật trở nên sinh động hơn,làm tăng sức gợi hình, gợi cảm và  làm cho sự vật có đặc điểm, tính cách như một con người.

23 tháng 7 2021

BN Tham khảo

 

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là cảnh mùa hè ở các làng quê. Nhưng bức tranh hiện thực ấy được mở ra bằng hai lớp: lắng nghe và hồi tưởng, hiện tại và quá khứ, cái đang tới và cái đã qua. Cái hôm nay - cái bây giờ mà nhà thơ đang nghe là tiếng tu hú, một sự lắng nghe bất chợt sau một thời gian bị xiềng xích trong tù (“Khi con tu hú gọi bầy”)hiếm khi có âm thanh cuộc sống vọng vào. Cảm giác này phải chăng giống với tâm trạng của tác giả Nhật ký trong tù khi nghe tiếng sáo (“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu”)

Ôi ! đó không phải là tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."

Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

câu cảm thán : câu bôi đen ( Ôi ! đó không phải là tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. )

19 tháng 1 2018

-Muốn ra khỏi nhà tù

Biện pháp so sánh "nước biếc" - "tầng khói phủ.

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu qua màu nước biếc.

- Sự giao hòa và gần gũi giữa con người và thiên nhiên đất trời.

1 tháng 8 2023

BPTT: so sánh (lòng tôi như mưa muồn gió biển)

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt cảm xúc của tác giả về tấm lòng của mình hiện tại đồng thời làm giàu giá trị gợi hình cho câu thơ qua hình ảnh đối xứng "mưa muồn gió biển". Từ đó câu thơ thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả ơn, chân thật cảm xúc hơn.