Tản mạn: lang thang dạo trên phố, ngắm những ô cửa sổ, suy nghĩ hiện thực.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
Dùng biện pháp tuyên truyền.
Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
Thành lập đội thanh niên tình nguyện
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.
b. Thân bài:
- Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước.
- Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập), do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng
+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
+ Biện pháp nhân rộng: Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...
c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.
d, Phép nhân hóa: vầng trăng có tình cảm, hành động như con người, nhòm khe cửa để ngắm nhìn con người
- Tô đậm sự gắn bó giữa con người với vầng trăng, vầng trăng trở thành tri kỉ của con người
Thu về mang bao mật ngọt cho đời, thu khiến đất trời chao đảo mông lung trong những hoài niệm đong đầy và trong cả những cảm xúc chẳng thể gọi thành tên. Buổi chiều thu với những cơn gió thoảng qua khiến bao người lay động trên con đường Hà Nội thân thương. Khung cảnh lãng mạn ấy đã khiến tôi không thể nào quên được. Gió mang tôi đi vào buổi chiều ấy sâu lắng hơn... một cách nhịp nhàng và dường như níu kéo tôi trên con phố nhỏ. Một mình lang thang trên góc phố không ồn ào, không náo nhiệt, tự dưng tôi cảm thấy lòng mình lâng lâng, xao xuyến làm sao. Bước đi khoan thai, chả hề lo lắng, cuộc sống thật đẹp. Những cây bằng lăng xao xuyến vẫy tay chào tạm biệt lũ học trò, trở về với dáng vẻ gầy guộc, đơn sơ như người vô hình. Những chùm hoa vẫn bay bay trong gió như tô điểm cho cuộc sống đậm hương sắc tình yêu thương. Mùa thu mang theo những cơn gió heo may se lạnh mơn man làn tóc rối của những thiếu nữ Hà thành, thì cũng là lúc mùi hương quen thuộc lại ùa về - hương hoa sữa nồng nàn trên phố thu. Vương vấn mãi trên mái tóc như chẳng muốn rời xa.. Màu trắng ngà đặc trưng, những bông hoa li ti kết thành chùm nhỏ đã trở thành loài hoa tạo nên sự khác biệt cho mùa thu Hà Nội. Thu vừa chạm ngõ cũng là lúc hương sữa hòa quyện trong từng góc phố. Chìm đắm trong mùi hương ấy, bất giác những mệt mỏi của đời thường bỗng biến mất, chỉ còn tâm hồn dịu nhẹ chờ đón mùa thu. Có ai quên được những con phố ngập tràn trong sắc hoa, hoa âm thầm tỏa hương, mang Hà Nội vào thu ngập tràn trong nỗi nhớ. Hoa vương trên tà áo, vương trên mái tóc mai, hoa nhẹ bay trong gió, xoay vần xoay vần rồi rơi rụng xuống vệ đường tạo nên một tấm thảm trắng muốt, tinh khôi đầy quyến rũ. Dạo bước xuống phố những ngày thu về nắng vàng ươm như rót mật, băng qua những con đường hoa sữa phủ kín trời như đưa ta lạc vào những khoảng trời ký ức của ngày xưa. Con phố ấy ngày thường quen lắm... tôi vẫn đi học... nhưng sao hôm nay lại đẹp đến lạ thường. Nhìn qua những khung cửa sổ cổ kính, những chùm hoa cúc ai cắm bên cửa sổ đẹp quá!! Mùa thu đẹp lãng mạn nhưng vẫn có chút buồn khi không gian sôi động của mùa hạ không còn nữa. Cây cối chuyển màu và héo úa trước khi rút lá. Khi ấy, sắc thu được tô điểm thêm bởi vẻ rực rỡ của cúc vàng. Vẻ rực rỡ của những cánh hoa cúc như gom hết nắng thu, sưởi ấm cho ngày sắp sang đông. Đứng lặng nhìn ô cửa sổ Hà Thành, ngắm lại dòng người qua lại, cuộc sống cứ thế trôi qua tưởng như vô vị nhưng vẫn có biết bao nhiêu điều tô điểm cho sắc thu thêm nắng vàng tuy nhạt phai của mùa hạ đã qua - một khung cảnh đẹp đến vậy.. Bước đi lặng lẽ mãi trên con đường thu và dường như ko muốn rời xa con phố nhỏ với cuộc sống bình dị ở góc khuất phố Hà.
~~ Gió đã mang mùa thu về với ta ~~
Nguyễn Quỳnh Trang Tức kí hiệu của chị sau khi viết bài