a) vs giá trị nào của \(x\in Z\) thì các phân số sau có giá trị nguyên
\(A=\frac{13}{x+3}\)
\(B=\frac{x-2}{x+5}\)
\(C=\frac{2x+3}{x-3}\)
b) chứng minh rằng các ps sau tối giản vs mọi \(n\in N\cdot\)
\(\frac{3n-2}{4n-3}\)
\(\frac{4n+1}{6n+1}\)
\(\frac{24n+1}{60n+2}\)
a) \(\frac{13}{x+3}\)
Để \(\frac{13}{x+3}\) là số nguyên thì 13 phải chia hết cho x + 3
=> x + 3 thuộc Ư (13) = { 1 ; 13 ; - 1 ; - 13 }
=> x thuộc { -2 ; 10 ; - 4 ; -16 }
\(\frac{x-2}{x+5}\)
Ta có: \(\frac{x-2}{x+5}=\frac{x+5-7}{x+5}=\frac{x+5}{x+5}-\frac{7}{x+5}=1-\frac{7}{x+5}\)
Để \(\frac{x-2}{x+5}\) là số nguyên thì \(\frac{7}{x+5}\) phải là số nguyên
=> x + 5 thuộc Ư (7) = { 1 ; 7 ; -1 ; -7 }
=> x thuộc { - 4 ; 2 ; - 6 ; - 12 }
c) \(\frac{2x+3}{x-3}\)
Ta có: \(\frac{2x+3}{x-3}=\frac{2\left(x-3\right)-3}{x-3}=\frac{2\left(x-3\right)}{x-3}-\frac{3}{x-3}=2-\frac{3}{x-3}\)
Để \(\frac{2x+3}{x-3}\) là số nguyên thì \(\frac{3}{x-3}\) phải là số nguyên
=> x - 3 thuộc Ư (3) = { 1 ; 3 ; - 1 ; -3 }
=> x thuộc { 4 ; 6 ; 2 ; 0 }
b) Gọi ƯCLN(3n-2 , 4n-3) = d \(\left(d\ge1\right)\)
Ta có :
\(\begin{cases}3n-2⋮d\\4n-3⋮d\end{cases}\) \(\Rightarrow\begin{cases}4\left(3n-2\right)⋮d\\3\left(4n-3\right)⋮d\end{cases}\) \(\Rightarrow\begin{cases}12n-8⋮d\\12n-9⋮d\end{cases}\)
\(\Rightarrow\left(12n-8\right)-\left(12n-9\right)⋮d\)
\(\Rightarrow1⋮d\Rightarrow d\le1\) mà \(d\ge1\) => d = 1
Vì ƯCLN(3n-2 , 4n-3) = 1 nên phân số trên tối giản.
Các câu còn lại tương tự