K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2019

a)

Virut gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit.

Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép.

Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.

Một số virut còn có thêm một vỏ ngoài, vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần (hình 29.1).

2.

Virút ko được coi là một cơ thể sinh vật mà thường được gọi là hạt thôi. Vì: Virút chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản chỉ
gồm một loại axít nuclêic được bao bởi vỏ prôtêin. Để nhân lên, virút phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào nên chúng còn là một kí sinh nội bào bắt buộc nữa.
=> Không phải là sv
7 tháng 6 2017

I, II, V à  đúng.

III  à  sai. Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành dạng xoắn, dạng bầu dục và dạng hỗn hợp. (không có dạng bầu dục mà là dạng khối cầu)

IV à  sai. Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở vi sinh vật, có cấu trúc dạng xoắn. (dạng hỗn hợp) 

Đáp án B

1.Cho các nhận định sau(1) Virut sống ký sinh bắt buộc, có thể tấn công vi khuẩn cổ.(2) Virut chỉ có vỏ là prôtêin và lõi ADN.(3) Virut là cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào(4) Virut được xem như cơ thể sống chưa hoàn chỉnh.(5) Hệ gen của virut có thể là ARN hoặc ADN.Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng khi nói về virut?A. (1), (4). B. (1), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (4), (5). 2. Các chủng virut gây bệnh viêm...
Đọc tiếp

1.Cho các nhận định sau

(1) Virut sống ký sinh bắt buộc, có thể tấn công vi khuẩn cổ.

(2) Virut chỉ có vỏ là prôtêin và lõi ADN.

(3) Virut là cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào

(4) Virut được xem như cơ thể sống chưa hoàn chỉnh.

(5) Hệ gen của virut có thể là ARN hoặc ADN.

Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng khi nói về virut?

A. (1), (4). B. (1), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (4), (5).

 

2. Các chủng virut gây bệnh viêm gan A, B, C xâm nhập và ký sinh ở

A. các loại tế bào của cơ thể người. B. tế bào limphô T và đại thực bào.

C. tế bào gan. D. tế bào hồng cầu.

3. Giả sử trong 1 quần thể vi khuẩn số lượng tế bào ban đầu là 10 tế bào, sau một thời gian nuôi cấy số lượng tế bào là 80 tế bào, biết thời gian thế hệ là 20 phút. Hỏi đã nuôi cấy vi khuẩn trên trong thời gian bao lâu?

4.Tiến hành tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B gây bệnh cho cây thuốc lá. Trộn axit nuclêic của chủng A với một nửa prôtêin của chủng B và một nửa prôtêin của chủng A. Nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh. Sau đó phân lập virut. Kết quả sẽ như thế nào?

A. Được 100% chủng A. B. Được 50% chủng A và 50% chủng B.

C. Được 100% chủng B. D. Không thu được virut nào.

5. Trong nhóm vi sinh vật hóa dưỡng người ta phân biệt lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí dựa vào

A. nguồn năng lượng được cung cấp. B. sản phẩm tạo thành.

C. chất nhận êlectron cuối cùng. D. chất dinh dưỡng cung cấp cho VSV.

0
5 tháng 9 2017

- Virut phân lập được không phải là chủng B vì virut lai mang lõi axit nuclêic là vật chất di truyền của chủng A.

- Khi ra khỏi tế bào vật chủ, virut biểu hiện như một thể vô sinh vì chúng không thể tự nhân lên ở môi trường ngoài.

- So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn:

Tính chất Virut Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào không
Chỉ chứa ADN hoặc ARN không
Chứa cả ADN và ARN không
Chứa ribôxôm không
Sinh sản độc lập không
5 tháng 9 2017

I → sai. Virut là dạng sống đơn giản nhất, chưa có cấu tạo tế bào mà chỉ có hai thành phần cơ bản là protein và acid nucleic

II, III, IV → đúng.

Đáp án C

Cho các nhận định về đặc điểm giống nhau giữa virut và các vi sinh vật khác, có bao nhiêu đặc điểm đúng?

(1) Không có cấu tạo tế bào

(2) Là sinh vật nhân sơ

(3) Sống ở nhiều nơi: trong không khí, trong nước, trong đất và trong cơ thể sinh vật khác.

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của virut? A. Virut đã có cấu trúc tế bào B. Virut chưa có cấu trúc tế bào C. Virut chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic D. Cả B và C Câu 2: Hệ gen của virut là A. ADN hoặc ARN B. ADN, ARN, protein C. ARN, protein D. Nucleocapsit Câu 3: Capsome là A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein B. Các phân tử axit nucleic C. Vỏ bọc ngoài virut D....
Đọc tiếp

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của virut?

A. Virut đã có cấu trúc tế bào

B. Virut chưa có cấu trúc tế bào

C. Virut chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic

D. Cả B và C

Câu 2: Hệ gen của virut là

A. ADN hoặc ARN

B. ADN, ARN, protein

C. ARN, protein

D. Nucleocapsit

Câu 3: Capsome là

A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein

B. Các phân tử axit nucleic

C. Vỏ bọc ngoài virut

D. Nucleocapsit

Câu 4: Vỏ ngoài của virut là

A. Vỏ capsit

B. Các gai glicoprotein

C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit

D. Nucleocapsit

Câu 5: Virut trần là virut không có

A. Vỏ capsit

B. Vỏ ngoài

C. Các gai glicoprotein

D. Cả B và C

Câu 6: Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc?

A. Virut không có cấu trúc tế bào

B. Virut có cấu tạo quá đơn gairn chỉ gồm axit nucleic và protein

C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ

D. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài

Câu 7: Virut có cấu trúc xoắn

A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều

B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic

C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn

D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome

Câu 8: Điều nào sau đây là đúng về cấu trúc sống của virut?

A. Trong tế bào chủ, virut hoạt động như một thể sống

B. Ngoài tế bào chủ, virut như một thể vô sinh

C. Virut là một dạng sinh vật đặc biệt, chúng luôn có biểu hiện của sự sống

D. Cả A và B

Câu 9: Điều nào sau đây là sai về virut?

A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống

B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN

C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử

D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut

Câu 10: Phago ở E. coli là virut

A. Kí sinh ở vi sinh vật

B. Kí sinh ở vi sinh vật và người

C. Kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và người

D. Kí sinh ở thực vật, động vật và người

Câu 11: Các đơn vị protein liên kết với nhau tạo nên

A. capsome B. vỏ ngoài

C. glicoprotein D. nucleocapsit

Câu 12: Nhóm virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?

A. Virut bại liệt, virut mụn cơm, virut hecpet

B. Virut đậu mùa, Phago T2, virut cúm, virut dại

C. Virut đậu mùa, virut cúm, virut sởi, virut quai bị

D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại

Câu 13: Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành

A. nucleocapsit B. glicoprotein

C. capsome D. lớp lipit kép

2
21 tháng 4 2019

Câu 1: A. Virut đã có cấu trúc tế bào

Câu 2: A. ADN hoặc ARN

Câu 3: A. các phân tử protein

Câu 4: C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit

Câu 5: B. Vỏ ngoài

Câu 6: C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ

Câu 7: B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic

Câu 8: D. Cả A và B

Câu 9: D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut

Câu 10: A. Kí sinh ở vi sinh vật

Câu 11: A. capsome

Câu 12: D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại

Câu 13: C. capsomea

23 tháng 3 2020

1/A

2/A

3/A

4/C

5/B

6/C

7/B

8/D

9/D

10/A

11/A

12/D

13/C

chúc bạn học tốt và nếu đúng thì bạn theo dõi mình nha

1. Vì sao nói AIDS là nguy hiểm, không có vacxin và thuốc trị? 

Căn bệnh này có nguồn gốc là do virut có vật chất di truyền là ARN ; phân tử ARN có khả năng phiên mã ngược thành ADN sau đó ADN này cài xen vào ADN của người . Vì vật mà đến hiện tại thì căn bệnh HIV này vẫn chưa thể điều trị tận gốc được mà vẫn chỉ sử dụng thuốc để duy trì sự sống con người .

2 Biện pháp phòng chống virut?

Muốn tránh bệnh do virus cần tiêm vaccine, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét…) giữ môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cách li và có biện pháp phòng tránh khi phát hiện ổ dịch.

3. So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu?

Giống nhau

Cả hai loại miễn dịch đều nằm trong nhóm phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiệm vụ của cả hai đều bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và các tế bào bạch cầu liên quan đến cả hai.

Khác nhau

Có rất nhiều điểm khác nhau ở cả hai loại miễn dịch trên như:

- Tính đặc hiệu:

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

Thành phần khác nhau của hai loại miễn dịch:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

- Khả năng ghi nhớ:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.

Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

- Thời gian đáp ứng:

Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.

Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

- Tính hiệu quả:

Miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.

Miễn dịch không đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

4. Tại sao xung quanh chúng ta và cơ thể chúng ta có nhiều sinh vật gây bệnh nhưng không gây bệnh?

Vì cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch, gồm có:

- Miễn dịch không đặc hiệu: Da, nước mắt, nước bọt, nhung bao, chất nhầy có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật; bạch cầu, dịch phá hủy có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.

- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể chống lại các kháng nguyên tương ứng) và miễn dịch tế bào (nhờ tế bào T độc diệt các mầm bệnh).