Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhớ cô
Thời gian trôi đi không bao h trở lại
Dù không đành cũng có thể làm chi?
Cô giáo ơi em biết nói câu j
Để chia tay mà lòng không đau đớn
Vẫn nhớ cô hôm nào trên bục giảng
Ngày từng ngày đến lớp nụ cười tươi
Thấm thoát trơi 1 năm sao ngắn ngủi?
Để giờ đây nước mắt cứ thuôn trào
Cô giáo ơi mai này gặp lại
Cô còn nhớ đến chúng em chăng?
Em nơi đây trông từng phút từng giây
Gặp cô dù chỉ trong giấc chiêm bao
NHỚ CÔ GIÁO TRƯỜNG LÀNG CŨ Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô!
I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi …
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu …
Câu 1:
Ngày 20-11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Câu 2:
là thầy Nguyễn Ngọc Kí (quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
em đã học được từ thầy phải tin yêu hơn vào cuộc sống của mình không nên chán nản mà phải quyết tâm, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Câu 3:
Phong trào " Dạy tốt học tốt" là phong trào được toàn ngành giáo dục quan tâm nhất.
Câu 4:
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Ở bất cứ xã hội nào của bất cứ Quốc gia, dân tộc nào, vị trí của người thầy luôn được xã hội tôn vinh. Đồng hành với nghề dạy học là sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô chính là những người lái đò cần mẫn, miệt mài chở con thuyền trí tuệ qua sông, đưa học trò đến bến đỗ bình an, gieo mầm tri thức, chắp cánh ước mơ của tuổi trẻ để những học trò sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Mỗi năm khi tháng 11 đến, trong lòng mỗi thầy cô và từng học trò đều có nhiều cảm xúc: Nhớ về thời đi học, nhớ về thầy cô, nhớ về bạn bè cũ. Bản thân tôi tiếp bước theo nghề giáo, thời gian 20 năm trong nghề đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng nghiệp, với học trò trong sự nghiệp trồng người ... Các thế hệ học sinh đã trưởng thành vẫn luôn nhớ về trường, về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh tuy không còn học tại trường nhưng vẫn thể hiện tình cảm quý mến, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với thầy cô.
Những tình cảm, những kỷ niệm về tình thầy trò là món quà có ý nghĩa đối với mỗi thầy cô, khiến chúng tôi thực sự xúc động, xua tan áp lực của công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Nhân ngày nhà giáo Việt 20-11, tôi muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình:"Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự đồng cảm và sẻ chia từ phía học sinh. Các em chính là nguồn cảm hứng, là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy".
Các em là nguồn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề Xin gửi lời cảm ơn tới các học trò vì các em đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm với tiếng cười, ánh mắt và một tâm hồn trong sáng không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.
Ngày nay, chúng ta đang sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo (Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội...), đòi hỏi người thầy phải có bản lĩnh, sống có lý tưởng để vừa giữ được phẩm chất của nhà giáo, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Mỗi thầy cô là một người gieo hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của lớp lớp thế hệ học sinh. Nhà thơ Quách Mạt Nhược - Trung Quốc đã từng nói về nghề giáo: "Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt".
Bài viết
Năm nay được lên lớp 6, lần đầu tiên tôi được tham dự lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Suốt buổi tối hôm trước, tôi bắt mẹ chọn cho tôi một bộ quần áo đẹp nhất, mẹ tôi còn chu đáo ra chợ mua cho tôi một bó hoa thật đẹp để ngày mai tôi đem tặng cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sáng hôm sau, tôi ngủ dậy sớm hơn mọi ngày, ăn sáng và mặc quần áo đẹp, trong lòng tôi vô cùng hồi hộp. Trước khi ra khỏi cổng tôi không quên ôm bó hoa tươi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn từ tối hôm qua. Tôi tin rằng cô giáo sẽ rất thích bó hoa này.
Đến cổng trường, tôi thấy bạn nào cũng ăn mặc rất đẹp và trên tay các bạn cũng ôm một bó hoa như tôi. Trông trường tôi lúc này như một vườn hoa với đủ màu sắc rực rỡ. Tôi nhìn lên hai bên cổng trường, thật bất ngờ bởi màu đỏ rực của những lá cờ, trong sân trường phía lễ đài đã được trang trí hết sức đẹp mắt, trên chiếc phông màu xanh nổi bật lên hàng chữ: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, phía dưới có một chiếc bàn trải khăn đỏ và trên đó có một lẵng hoa to cũng có dòng chữ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Tôi cùng các bạn tung tăng bước vào sân trường, chúng tôi ồ lên vui thích khi thấy các thầy cô hôm nay đẹp một cách lạ thường, cô nào cũng mặc chiếc áo dài thướt tha, đủ màu sắc. Trên khuôn mặt của các cô đều được trang điểm nhẹ nhàng nên cô nào trông cô cũng xinh tươi. Còn các thầy thì trang trọng trong bộ comle. Tôi thấy yêu tất cả các thầy cô. Đang mải ngắm mọi người bỗng một hồi trống vang lên:
- Tùng! Tùng! Tùng!...
Các bạn học sinh từ các nơi ùa ra trước khán đài, nhanh chóng tập trung về lớp mình. Chỉ một loáng sau, tất cả đã xếp thành hàng lối trật tự đâu vào đấy. Chẳng ai bảo ai các bạn đều im lặng chờ hiệu lệnh của thầy tổng phụ trách.
Sau màn chào cờ và hát quốc ca, thầy hiệu trưởng ra đọc lời diễn văn trang trọng, sau đó thầy còn đọc một bài phát biểu dài về truyền thống và ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe, mấy bạn mọi ngày vẫn hay nghịch trong giờ chào cờ hôm nay cũng im thin thít nghe thầy hiệu trưởng nói. Qua những lời thầy, tôi thấy hiểu hơn về ngày 20 - 11 này.
Sau đó là đến màn văn nghệ, để có những tiết mục này các bạn và các anh chị đã tập luyện từ mấy tuần trước. Các chị hát rất hay và truyền cảm những bài hát ca ngợi thầy cô, những người đã dìu dắt chúng tôi nên người.
Sau mỗi tiết mục ấy cả trường lại rộn lên tiếng vỗ tay. Tiết mục văn nghệ tạm dừng, thầy hiệu trưởng cho phép chúng tôi được đem hoa lên tặng các thầy cô. Thế là tất cả mọi người ùa lên khán đài tặng các thầy cô những bó hoa tươi thắm nhất. Tôi cũng cố gắng len vào giữa để tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm của mình. Lúc đến gần cô, tôi bỗng thấy hồi hộp khác hẳn mọi ngày. Cô nhìn tôi âu yếm và khen bó hoa của tôi đẹp quá. Tôi vui sướng chạy về chỗ của mình. Bạn nào bạn đấy cũng hớn hở như tôi, cả sân trường náo nhiệt đầy tiếng nói cười rộn rã.
Sau tiết mục tặng hoa, cô giáo Thanh, một cô giáo dạy văn rất hay, đại diện cho các thầy cô lên phát biểu cảm tưởng. Hôm nay trông cô xinh đẹp khác hẳn mọi ngày, cô mặc chiếc áo dài đỏ, khuôn mặt cô rạng rỡ, cô chỉ nói rất ngắn gọn vài lời nhưng vô cùng xúc động, sâu lắng.
Sau lời phát biểu của cô Thanh là đến bác hội trưởng hội phụ huynh, trong lời phát biểu bác nhắc nhiều đến công lao của các thầy cô với học trò, chúng tôi nghe mà cảm thấy vô cùng xúc động, hoà với không khí ấy chị Linh - học sinh lớp 9 cũng đại diện cho học sinh nói lời cảm ơn đến công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo.
Sau buổi lễ các bạn còn ùa đến chụp ảnh với các thầy cô giáo, lớp tôi ai cũng muốn được đứng gần cô giáo chủ nhiệm nên tranh giành, trêu nhau í ới. Cô giáo tươi cười đứng giữa lũ nhóc chúng tôi. Đến gần trưa buổi lễ mới kết thúc, mọi người ra về lòng phơi phới. Tôi tự hứa với lòng mình là sẽ cố gắng học tốt hơn để không phụ lòng các thầy cô. Và đó sẽ là buổi kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đáng nhớ nhất của tôi.
Năm nay được lên lớp 6, lần đầu tiên tôi được tham dự lễ kỉ niệm Ngày Nhà
giáo Việt Nam 20 - 11. Suốt buổi tối hôm trước, tôi bắt mẹ chọn cho tôi một bộ
quần áo đẹp nhất, mẹ tôi còn chu đáo ra chợ mua cho tôi một bó hoa thật đẹp để
ngày mai tôi đem tặng cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sáng hôm sau, tôi ngủ dậy sớm hơn mọi ngày, ăn sáng và mặc quần áo
đẹp, trong lòng tôi vô cùng hồi hộp. Trước khi ra khỏi cổng tôi không quên ôm bó
hoa tươi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn từ tối hôm qua. Tôi tin rằng cô giáo sẽ rất thích bó
hoa này.
Đến cổng trường, tôi thấy bạn nào cũng ăn mặc rất đẹp và trên tay các bạn
cũng ôm một bó hoa như tôi. Trông trường tôi lúc này như một vườn hoa với đủ
màu sắc rực rỡ. Tôi nhìn lên hai bên cổng trường, thật bất ngờ bởi màu đỏ rực của
những lá cờ, trong sân trường phía lễ đài đã được trang trí hết sức đẹp mắt, trên
chiếc phông màu xanh nổi bật lên hàng chữ: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11, phía dưới có một chiếc bàn trải khăn đỏ và trên đó có một lẵng hoa to cũng
có dòng chữ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Tôi cùng các bạn tung tăng bước vào sân trường, chúng tôi ồ lên vui thích khi
thấy các thầy cô hôm nay đẹp một cách lạ thường, cô nào cũng mặc chiếc áo dài
thướt tha, đủ màu sắc. Trên khuôn mặt của các cô đều được trang điểm nhẹ nhàng
nên cô nào trông cô cũng xinh tươi. Còn các thầy thì trang trọng trong bộ comle.
Tôi thấy yêu tất cả các thầy cô. Đang mải ngắm mọi người bỗng một hồi trống
vang lên:
- Tùng! Tùng! Tùng!...
Các bạn học sinh từ các nơi ùa ra trước khán đài, nhanh chóng tập trung về lớp
mình. Chỉ một loáng sau, tất cả đã xếp thành hàng lối trật tự đâu vào đấy. Chẳng ai
bảo ai các bạn đều im lặng chờ hiệu lệnh của thầy tổng phụ trách.
Sau màn chào cờ và hát quốc ca, thầy hiệu trưởng ra đọc lời diễn văn trang
trọng, sau đó thầy còn đọc một bài phát biểu dài về truyền thống và ý nghĩa của
ngày nhà giáo Việt Nam. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe, mấy bạn mọi
ngày vẫn hay nghịch trong giờ chào cờ hôm nay cũng im thin thít nghe thầy hiệu
trưởng nói. Qua những lời thầy, tôi thấy hiểu hơn về ngày 20 - 11 này.
Sau đó là đến màn văn nghệ, để có những tiết mục này các bạn và các anh chị
đã tập luyện từ mấy tuần trước. Các chị hát rất hay và truyền cảm những bài hát ca
ngợi thầy cô, những người đã dìu dắt chúng tôi nên người.
Sau mỗi tiết mục ấy cả trường lại rộn lên tiếng vỗ tay. Tiết mục văn nghệ tạm
dừng, thầy hiệu trưởng cho phép chúng tôi được đem hoa lên tặng các thầy cô. Thế
là tất cả mọi người ùa lên khán đài tặng các thầy cô những bó hoa tươi thắm nhất.
Tôi cũng cố gắng len vào giữa để tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm của mình. Lúc
đến gần cô, tôi bỗng thấy hồi hộp khác hẳn mọi ngày. Cô nhìn tôi âu yếm và khen
bó hoa của tôi đẹp quá. Tôi vui sướng chạy về chỗ của mình. Bạn nào bạn đấy
cũng hớn hở như tôi, cả sân trường náo nhiệt đầy tiếng nói cười rộn rã.
Sau tiết mục tặng hoa, cô giáo Thanh, một cô giáo dạy văn rất hay, đại diện cho
các thầy cô lên phát biểu cảm tưởng. Hôm nay trông cô xinh đẹp khác hẳn mọi
ngày, cô mặc chiếc áo dài đỏ, khuôn mặt cô rạng rỡ, cô chỉ nói rất ngắn gọn vài lời
nhưng vô cùng xúc động, sâu lắng.
Sau lời phát biểu của cô Thanh là đến bác hội trưởng hội phụ huynh, trong lời
phát biểu bác nhắc nhiều đến công lao của các thầy cô với học trò, chúng tôi nghe
mà cảm thấy vô cùng xúc động, hoà với không khí ấy chị Linh - học sinh lớp 9
cũng đại diện cho học sinh nói lời cảm ơn đến công lao dạy dỗ của các thầy cô
giáo.
Sau buổi lễ các bạn còn ùa đến chụp ảnh với các thầy cô giáo, lớp tôi ai cũng
muốn được đứng gần cô giáo chủ nhiệm nên tranh giành, trêu nhau í ới. Cô giáo
tươi cười đứng giữa lũ nhóc chúng tôi.
Đến gần trưa buổi lễ mới kết thúc, mọi người ra về lòng phơi phới. Tôi tự hứa với
lòng mình là sẽ cố gắng học tốt hơn để không phụ lòng các thầy cô. Và đó sẽ là
buổi kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đáng nhớ nhất của tô
Năm nay em lên lớp 7, thấm thoát cũng đã được nửa học kỳ rồi. Hôm nay là ngày 20-11, như thường lệ em cùng các bạn bước trên con đường thân quen tràn ngập ánh nắng rực rỡ, lòng vui phơi phới đến trường để dự buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
Em bước vào cổng sân trường đã tràn ngập cờ và hoa. Khắp nơi vang lên tiếng cười nói của các bạn học sinh. Ai cũng mặc áo trắng, quần xanh thật đẹp. Trông xa màu xanh và trắng đan xen vào nhau như những cánh bướm rập rờn. Bên cạnh cột cờ là dòng chữ “Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam”, nổi bật trên nền phông xanh thắm.
Dưới khán đài là dãy ghế nơi các thầy cô giáo ngồi. Những bông hoa tươi đẹp nhất được cắm vào bình để trên bàn đại biểu. Trong không khí náo nhiệt ấy, bỗng tiếng trống trường vang lên “Tùng!… Tùng!… Tùng…”.
Thầy hiệu trưởng, người cha già của cả trường với mái tóc đã điểm bạc vì nám tháng, dáng người xương xương bước lên lễ đài, giọng nói đầm ấm của thầy cất lên: “Các em ạ! Các em biết không? Để được một bài học hay cho các em, các thầy cô đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức, nhiều khi phải thức thâu đêm đề có một giáo án tốt. Những ngày mưa giông, gió rét, đường xá lầy lội, có thầy cô ở rất xa nhưng vẫn đến trường đúng giờ. Các thầy cô làm thế là. vì các em. Ai cũng muốn các em học thật giỏi, chăm ngoan để trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy các em phải chăm học, ngoan ngoãn”.
Lời nói của thầy hiệu trưởng vừa dứt, một tràng pháo tay nổi lên. Chúng em ai cũng tự nhủ lòng sẽ cố gắng chăm ngoan đề khỏi phụ lòng mong mỏi của các thầy cô.
Cuối cùng thầy Dũng đọc danh sách những bạn đạt thành tích tốt trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Em rất sung sướng vì trong danh sách ấy cớ tên em. Một bạn ngồi bên cạnh em reo to:
– Khánh ơi! Có tên bạn đấy, sướng nhé!
Tim em đập rộn lên. Sân trường tràn ngập tiếng cười. Em như thấy các thầy cô nhìn mình trìu mến hơn. Hình như hàng cây xanh ở sân trường cũng như chia niềm vui lớn đó với em và các bạn. Kết thúc buổi lễ là chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp. Những lời ca tiếng hát vang lên trong sáng. Các bạn em như muốn gửi vào lời ca tiếng hát lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy cô. Những điệu múa của các bạn được thể hiện rất điêu luyện. Lúc thì như một vườn hoa rực rỡ, lúc thì như nhửng cánh bướm rập rờn đem đến cho người xem một cảm giác thú vị. Đặc sắc nhất là tiết mục lắc vòng của lớp 8 Văn. Những chiếc vòng dưới sự điều khiển khéo léo của các anh, các chị ngoan ngoãn xoay quanh từng người. Tài tình hơn nữa là các chị đứng chồng lên nhau và chuyền cho nhau những chiếc vòng trông như là những diễn viên xiếc thực thụ. Xem tiết mục này ai củng tấm tắc.
Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Dư âm của nó đã để lại trong em những ấn tượng thật khó quên.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa (hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "'Hiến chương các nhà giáo".
*Lịch sử ra đời :
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
*Ý nghĩa :
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
#Trang
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958.
Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11.
Mình trả lời ngắn gọn nha :
Tháng 7/1946: một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE).
Năm 1949 tại hội nghị ở Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục xây dựng một bản Hiến chương các nhà giáo.
Tháng 7/1953 Công đoàn giáo dục Việt nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:
– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
– Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.
TB:
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ:
– Thầy đã già, mái tóc bạc.
– Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.
– Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.
– Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
kb
* Cảm nghĩ của em:
– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
– Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
*Bài làm 1:
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.
Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ
+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ
+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con
+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học
*Bài làm 2:
Mở bài : Kể lại việc em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.
Thân bài :
- Miêu tả thầy giáo cũ của mẹ :
+ Khuôn mặt : làn da nhăn, mái tóc bạc, ...
+ Dáng người : cao, thấp, gầy, béo, trông đã yếu hay còn khỏe mạnh...
- Hình ảnh thầy trong giây phút xúc động gặp lại học trò cũ :
+ Ngạc nhiên đến mừng rỡ, xúc động : thể hiện trên ánh mắt, nụ cười.
+ Sự đón tiếp ân cần, nồng hậu của thầy.
Kết bài : Sự xúc động của em và mẹ, đây là một kỷ niệm đáng nhớ về nghĩa tôn sư trọng đạo em cần học hỏi.
Chọn 1 trong 2 bài nha bạn!
trả lời hay
người ta thích thế