Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đến dự và tham gia chương trình có sự góp mặt của đại diện Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các Phòng, Ban, đại diện sinh viên các lớp chính quy, sau đại học và không thể thiếu đó chính là sự hiện diện của hơn 30 cán bộ giảng viên (kể cả kiêm nghiệm) của Khoa.
Mở đầu chương trình là những tiết mục văn nghệ do sinh viên của khoa thể hiện. Đây không chỉ là lời ca, tiếng hát mà còn là những tình cảm thể hiện lòng tri ân cao quý nhất của các thế hệ sinh viên gửi đến các thầy cô.
Kết thúc chương trình văn nghệ, thầy giáo Trần Cương lên khai mạc chương trình, giới thiệu đại biểu.
Tiếp nối chương trình, thầy giáo Trưởng khoa – TS. Bùi Đình Hòa lên phát biểu chào mừng và cùng ôn lại truyền thống tốt đẹp của nghề giáo, những kỷ niệm và lịch sử phát triển của Khoa.
Tiếp sau đó là bài phát biểu và bó hoa tươi thắm của thầy giáo PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông – Phó hiệu trưởng Nhà trường dành tặng cho khoa. Thầy phó hiệu trưởng Nhà trường đã đánh giá cao sự lớn mạnh và phát triển của thầy và trò khoa đã đạt được trong thời gian qua, cũng như tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Khoa, góp phần vào việc nâng tầm giá trị và thương hiệu trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
Tiếp sau đó, đại diện sinh viên các khóa lên tặng hoa tri ân các thầy cô.
Cuối cùng chương trình là buổi liên hoan để gắn chặt tình cảm, tình đoàn kết của toàn thể thầy cô cũng như các bạn sinh viên.
Cứ mỗi khi thời gian chuyển mình qua tháng 11, trong lòng ai đó cũng trào dâng cảm xúc về ngày lễ trọng đại của toàn đất nước – ngày lễ Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam 20/11. "Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Từng ngày, giọt mồ hơi rơi nhòe trang giấy…". Ta vẫn bắt gặp đâu đó trong từng ca từ lời hát, trong từng câu thơ hay trang viết xưa những dòng chữ về người thầy như thế. Con người ai cũng đã từng đi qua nhiều năm cắp sách đến trường, hẳn đều cảm nhận được biết bao nỗ lực, bao cố gắng, bao tâm huyết của những người đã và đang ngày ngày say sưa trên thềm bục giảng. Công lao dìu dắt, dạy dỗ ấy có lẽ cả một đời người không bao giờ được quên.
Hãy kể lại những hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường em.
#Ngữ văn lớp 6Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.
Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ
+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ
+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con
+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học
Tham Khảo:
1. Thời gian địa điểm họp
- Thời gian: 8 giờ ngày 2 tháng 11 năm 2017.
- Địa điểm: Lớp 5B, Trường Tiểu học ......................
2. Thành phần tham dự
- Cô giáo: Nguyễn Thị Ngọc Lan (chủ nhiệm lớp).
- Toàn thể các bạn học sinh lớp 5B
3. Chủ toạ, thư kí cuộc họp
- Chủ toạ: Nguyễn Minh Ngọc (lớp trưởng)
- Thư ký: Phạm Minh Nam
4. Nội dung cuộc họp: Bàn kế hoạch “Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” do nhà trường phát động.
5. Diễn biến cuộc họp
a) Bạn Minh Ngọc phổ biến kế hoạch “Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” do nhà trường phát động và kế hoạch của lớp.
b) Thảo luận
- Bạn Hoàng Bách: nêu ra biện pháp thực hiện phong trào thi đua lập nhiều điểm tốt, tích cực xung phong lên bảng để đạt giờ học xếp loại xuất sắc.
- Bạn Thanh Tùng và Hải đảm nhận công việc dán lại các khẩu hiệu, khung chữ trang trí lớp học.
- Bạn Mai, Linh và Thu đảm nhận công việc trang trí lại góc học tập của lớp, lau bàn ghế, cửa sổ.
- Bạn Hà phụ trách đội văn nghệ, lựa chọn tiết mục và tập luyện để dự thi hội thi văn nghệ của trường.
I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
Năm nay em lên lớp 7, thấm thoát cũng đã được nửa học kỳ rồi. Hôm nay là ngày 20-11, như thường lệ em cùng các bạn bước trên con đường thân quen tràn ngập ánh nắng rực rỡ, lòng vui phơi phới đến trường để dự buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
Em bước vào cổng sân trường đã tràn ngập cờ và hoa. Khắp nơi vang lên tiếng cười nói của các bạn học sinh. Ai cũng mặc áo trắng, quần xanh thật đẹp. Trông xa màu xanh và trắng đan xen vào nhau như những cánh bướm rập rờn. Bên cạnh cột cờ là dòng chữ “Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam”, nổi bật trên nền phông xanh thắm.
Dưới khán đài là dãy ghế nơi các thầy cô giáo ngồi. Những bông hoa tươi đẹp nhất được cắm vào bình để trên bàn đại biểu. Trong không khí náo nhiệt ấy, bỗng tiếng trống trường vang lên “Tùng!… Tùng!… Tùng…”.
Thầy hiệu trưởng, người cha già của cả trường với mái tóc đã điểm bạc vì nám tháng, dáng người xương xương bước lên lễ đài, giọng nói đầm ấm của thầy cất lên: “Các em ạ! Các em biết không? Để được một bài học hay cho các em, các thầy cô đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức, nhiều khi phải thức thâu đêm đề có một giáo án tốt. Những ngày mưa giông, gió rét, đường xá lầy lội, có thầy cô ở rất xa nhưng vẫn đến trường đúng giờ. Các thầy cô làm thế là. vì các em. Ai cũng muốn các em học thật giỏi, chăm ngoan để trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy các em phải chăm học, ngoan ngoãn”.
Lời nói của thầy hiệu trưởng vừa dứt, một tràng pháo tay nổi lên. Chúng em ai cũng tự nhủ lòng sẽ cố gắng chăm ngoan đề khỏi phụ lòng mong mỏi của các thầy cô.
Cuối cùng thầy Dũng đọc danh sách những bạn đạt thành tích tốt trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Em rất sung sướng vì trong danh sách ấy cớ tên em. Một bạn ngồi bên cạnh em reo to:
– Khánh ơi! Có tên bạn đấy, sướng nhé!
Tim em đập rộn lên. Sân trường tràn ngập tiếng cười. Em như thấy các thầy cô nhìn mình trìu mến hơn. Hình như hàng cây xanh ở sân trường cũng như chia niềm vui lớn đó với em và các bạn. Kết thúc buổi lễ là chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp. Những lời ca tiếng hát vang lên trong sáng. Các bạn em như muốn gửi vào lời ca tiếng hát lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy cô. Những điệu múa của các bạn được thể hiện rất điêu luyện. Lúc thì như một vườn hoa rực rỡ, lúc thì như nhửng cánh bướm rập rờn đem đến cho người xem một cảm giác thú vị. Đặc sắc nhất là tiết mục lắc vòng của lớp 8 Văn. Những chiếc vòng dưới sự điều khiển khéo léo của các anh, các chị ngoan ngoãn xoay quanh từng người. Tài tình hơn nữa là các chị đứng chồng lên nhau và chuyền cho nhau những chiếc vòng trông như là những diễn viên xiếc thực thụ. Xem tiết mục này ai củng tấm tắc.
Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Dư âm của nó đã để lại trong em những ấn tượng thật khó quên.
toa dam, van nghe, lien hoan,