Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1. Mở bài:
Giới thiệu cảnh cánh đồng đang mùa gặt hái.
(Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)
2. Thân bài:
a. Tả bao quát
– Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)
b. Tả chi tiết
– Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng
– Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ
– Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ
c. Quang cảnh ngày mùa
– Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa
– Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ
– Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân
– Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi
3. Kết bài:
– Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt
– Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?
– Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?
Lập dàn ý bài văn tả cánh đồng lớp 5 – Mẫu 21. Mở bài
Em sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gắn liền với đồng ruộng và những cánh cò bay mỏi cánh, buổi sáng ở quê hương rất đẹp từ thiên nhiên cho đến con người. Tất cả đều tạo nên một quang cảnh đẹp lạ lùng và để lại biết bao kỷ niệm nếu đi đâu xa.
2 .Thân bài
a. Tả quang cảnh
– Không khí đã bắt đầu se lạnh không khí lúc này không lạnh cũng không nóng, rất thích hợp cho mọi người làm việc.
– Sương đang dần tan. Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút, gió nhẹ nhẹ thổi qua.
– Gió bay thoang thoảng qua, mơn man mái tóc em.
– Đồng lúa đã chín vàng, hương lúa lan tỏa ra khắp mọi nơi.
– Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, mắt lim dim ngước nhìn xung quanh.
– Những đàn cò bay lả, bay la, nghiêng mình chao lượn vài vòng rồi đáp xuống bờ ruộng để “nghỉ ngơi lấy sức” mà bay tiếp.
b. Tả hoạt động con người
– Mọi người bắt đầu ra đồng và bắt đầu với công việc thường ngày của mình.
– Các bác, các cô vui vẻ vừa đi vùa trò chuyện xách cày, xách cuốc chuẩn bị ra đồng.
– Các cậu bé, cô bé tung tăng vượt theo chú trâu xấu số đang bỏ chạy sợ hãi.
– Dưới mặt hồ, ánh nắng ban mai chiếu xuống làm mặt ao lấp la lấp lánh như một chiếc gương khổng lồ.
3. Kết bài
Buổi sáng trên cánh đồng thất đẹp, nhìn mọi người làm việc thật hăng say. Em cũng sẽ cố gắng học tập để sau này quay lại gây xung quê hương giàu đẹp hơn.Lập dàn ý bài văn tả cánh đồng lớp 5
/Tiếng Việt lớp 5 /Lập dàn ý bài văn tả cánh đồng lớp 5 30 Tháng Tư, 2021 Nguyễn Ngọc Anh Tiếng Việt lớp 5 Lập dàn ý bài văn tảTham Khảo
Hôm nay là ngày thầy thuốc Việt Nam làm em nhớ đến một người thầy thuốc: bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp chăm lo, săn sóc bệnh cho Nội của em hồi Nội nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.
Bác sĩ Xuân có dáng người thanh tú. Khuôn mặt hình trái xoan, mái tóc đen nhánh luôn buông xõa xuống bờ vai. Đôi mắt tròn và vẻ mặt luôn tươi tỉnh. Cũng như các cần bộ y tế khác, bác sĩ Xuân mặc một chiếc áo khoác trắng dài đến. đầu gối và đội chiếc mũ trắng, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát.
Ngay buổi đầu tiên Nội em nhập viện, bác sĩ đã ân cần thăm hỏi bệnh tình của Nội, đỡ Nội nằm xuống, cẩn thận sửa lại nệm, gối, lấy chiếc mền đắp lên người Nội như một người con chăm sóc cha, rồi bác sĩ quay lại nói với người y tá của mình, chuẩn bị dụng cụ để đo nhiệt độ cho Nội. Bác sĩ dặn đi dặn lại: “Cụ giữ ống nhiệt kế cho chặt, mười lăm phút sau cháu xin lại”. Chăm sóc Nội em xong, bác sĩ đi sang giường bệnh khác để thăm bệnh cho một bác đã lớn tuổi. Trong khi làm, nhìn gương mặt bác sĩ thật hiền từ, nhân ái. Xong việc bác sĩ ân cần nói với bệnh nhân: “Khi nào cô thấy đau trở lại, nhớ gọi y tá báo cho tôi biết”. Cứ ân cần cẩn thận như thế, bác sĩ đi hết giường nọ đến giường kia. Cả phòng có tám giường thì cả tám bệnh nhân đều được bác sĩ thăm hỏi. Tất cả bệnh nhân đều nhìn bác sĩ với một sự tin yêu, trìu mến. Em nhớ có lúc quay lại giường Nội, bác sĩ còn hỏi han việc học hành của em và dặn dò em lưu ý động viên, an ủi Nội. Lúc bác sĩ nói, em nghe giọng nói thật ấm áp và đầy sự thông cảm sẻ chia.
Khi khỏi bệnh, Nội trở về nhà, gia đình em chia tay với bác sĩ. Cả em và Nội đều lưu luyến. Hôm nay nhớ lại em càng cảm phục sự tận tình chu đáo của bác sĩ Xuân. Em muốn mình sau này lớn lên cũng sẽ trở thành bác sĩ để cứu giúp mọi người, làm những điều thiện giúp đời.
Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sỹ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19
Hà Nội (TTXVN 18/5)
Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, các y, bác sỹ luôn là lực lượng ở tuyến đầu. Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lặng thầm “gánh trên vai” sứ mệnh cao cả - chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc. Họ không ngại xông pha đến các điểm nóng của dịch bệnh; thức thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm; tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, xa những người thân yêu nhất để ngày đêm túc trực bên buồng bệnh, tận tình chăm sóc bệnh nhân… Dù bao khó khăn, gian khổ, nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lao vào “cuộc chiến” với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước.
* Thâu đêm làm nhiệm vụ
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang là cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất cả nước. Ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, bác sỹ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cùng đồng nghiệp kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.
Thế nhưng đợt dịch lần thứ 4 này quá khắc nghiệt. Lượng bệnh nhân nhiều, bệnh viện lại trong tình trạng cách ly y tế toàn bộ cơ sở 2, song vẫn phải tiếp nhận điều trị các ca dương tính với SARS-CoV-2 nên công việc của bác sỹ, điều dưỡng vất vả bội phần.
Theo bác sĩ Phúc, đêm 14 rạng sáng 15/5 là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả "ngược xuôi" chạy ECMO (tim, phổi nhân tạo) cho một ca mắc COVID-19 nguy kịch… Trong bất cứ tình huống nào, các bác sỹ đều đảm bảo cấp cứu một cách nhanh nhất.
“Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu, lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật. Chính vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sỹ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước. Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết, đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Cũng tối muộn 14/5, một điểm lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng được dựng lên theo kiểu “dã chiến” tại khu lưu trú công nhân thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất Linh Trung (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) để lấy mẫu cho công nhân, người thân sống tại khu này mới trở về thành phố sau kỳ nghỉ lễ (30/4 -1/5).
Y sỹ Vũ Thị Hoàng Oanh - Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức, trong bộ đồ bảo hộ chống dịch kín mít, nóng bức, đang tất bật gộp mẫu, cắt mẫu xét nghiệm và bỏ vào ống. Mặc cho mồ hôi thấm ướt, chị vẫn thực hiện tất cả quy trình rất nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo tỉ mẩn, nghiêm ngặt, độ chính xác đến tối đa.
Hơn 200 mẫu được lấy trong vòng hơn một giờ đồng hồ, chị cùng ê kíp khoảng 10 người lại tất bật lên đường. Đoàn tiếp tục di chuyển đến một địa chỉ khác để lấy mẫu nhằm kịp chuyển mẫu về bệnh viện ngay trong đêm.
Mẫu được lấy và chuyển đi càng sớm, địa phương sẽ nhanh chóng nhận được kết quả trả về. Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được nhận diện càng sớm. Ngành y tế khoanh vùng, truy vết, dập dịch càng nhanh và gọn, tiết kiệm thời gian, giảm hậu quả của dịch bệnh.
Chị Oanh kể, những đợt dịch trước, chị và các nữ đồng nghiệp ít phải đi đêm để lấy mẫu, vì sau giờ hành chính, nữ phải vướng bận nhiều với gia đình, con cái. Hiểu và cảm thông điều đó, những đồng nghiệp nam đã chủ động giành hết cực nhọc về mình. Đợt này, dịch được đánh giá khó lường, mức độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, mọi công tác lấy mẫu phải đẩy lên cao độ, khẩn trương gấp nhiều lần hơn so với trước. Ý thức được trách nhiệm của mình, chị và các đồng nghiệp nữ đã chủ động đề nghị chia việc.
Những ngày cao điểm, chị Oanh cùng các đồng nghiệp phải di chuyển liên tục, lấy mẫu tại 6 điểm hoặc nhiều hơn. Mỗi ngày lấy hàng ngàn mẫu. Có hôm về đến nhà đã rạng sáng, nhưng nhận được lệnh khẩn cấp có ca F1 phải lấy mẫu khẩn trước khi được chuyển đến khu cách ly tập trung, chưa kịp hồi sức, chị lại tiếp tục lên đường.
* Tạm gác những nỗi niềm riêng
Tại Đà Nẵng, khi trường hợp ca mắc COVID-19 không rõ nguồn lây từ nhân viên một công ty ở Khu Công nghiệp An Đồn được phát hiện, thành phố bước vào một cuộc chiến mới, khốc liệt và cam go. Trong khoảng thời gian vô cùng ngắn, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đã phải lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 11.000 người để kịp thời đáp ứng công tác truy vết, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Các “chiến sỹ áo trắng” túc trực 24/24 giờ để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" nhằm kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Họ liên tục xuất hiện thần tốc tại các điểm nguy cơ như: Khu công nghiệp, trường học hay khu dân cư… làm việc không ngừng để khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phong tỏa, cách ly những trường hợp nguy cơ.
Anh Lê Hoàng Thuận, cán bộ Đội truy vết Trung tâm y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, chia sẻ: Gần 12h khuya 11/5, anh nhận cuộc gọi từ các đồng nghiệp và ngay lập tức lên đường. Nhà ở cách nơi làm việc gần 30km, anh Thuận chỉ kịp lấy túi xách rồi phóng xe máy đến cơ quan, không kịp chào vợ và con gái nhỏ mới 2 tháng tuổi. Nỗi nhớ vợ, thương con khiến người cán bộ ấy chỉ mong cho dịch trôi qua thật nhanh để được về với gia đình. "Thực sự chỉ cần được nhìn thấy vợ, con một chút thôi là thỏa nỗi nhớ rồi"- anh Lê Hoàng Thuận chia sẻ.
Cũng phải gác lại tất cả công việc gia đình, tạm xa người thân để tham gia chống dịch, chị Nguyễn Thị Hương, điều dưỡng viên tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã cùng 199 y, bác sỹ và điều dưỡng của tỉnh Quảng Ninh lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch.
Chị Hương cho hay: "Con trai lớn nhà tôi thi lên lớp 10 ngày 12/6 tới. Bạn nhỏ thì chuẩn bị vào lớp một. Ngày chia tay chỉ biết động viên con ôn tốt, thi tốt để mẹ yên tâm và hoàn thành công việc".
Chồng chị Hương làm nghề xây dựng, rất bận, có những hôm đi từ sáng đến tối mịt mới có mặt ở nhà. Ông bà nội, ngoại đều hơn 80 tuổi rồi nên bình thường, chuyện gia đình đều một tay chị lo. Bây giờ, tất cả đều phụ thuộc vào chồng. Trước khi đi, chị cũng chuẩn bị cơm nước và mua ít đồ dùng cho mấy bố con trong những ngày đi vắng.
Ở những đợt dịch trước, chị Hương đã có khoảng nửa tháng (chưa kể thời gian cách ly) đến tâm dịch Đông Triều (Quảng Ninh), còn chuyến tiếp lửa đến Bắc Giang lần này, chị Hương xác định chưa biết ngày về.
Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh tại khoa Hồi phục chức năng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cũng tương tự. Ngày lên đường tiếp lửa vùng dịch Bắc Giang, chị Oanh chỉ có thể ôm hôn con gái trong vội vàng.
Không chỉ xa con cái, xa những người thân yêu, có những y, bác sỹ phải bỏ lại sau lưng bố mẹ già đau yếu. Câu chuyện của cặp vợ chồng bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không thể về lo tang mẹ vì đang phải chiến đấu với dịch bệnh được chia sẻ những ngày qua khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Hơn nửa tháng qua, cán bộ, công chức, viên chức, các nhân viên y tế cùng các lực lượng tham gia phòng, chống dịch của Trung ương và nhiều địa phương gần như không một phút nghỉ ngơi. Nếu một lần tận mắt chứng kiến những hình ảnh các nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm; người ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ, ngất xỉu vì làm việc quá mệt… có lẽ mới có thể thấu cảm được những cố gắng, hy sinh của họ trong cuộc chiến chống dịch. Những hy sinh lớn lao ấy thật khó có gì đo đếm được.
Trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hy sinh, mất mát, những nỗi đau khó diễn tả thành lời, nhưng vượt qua tất cả - như lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng gửi gắm trong bức thư gửi các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế: "Hơn ai hết, mỗi nhân viên y tế luôn ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả của mình trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh... Mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế tiếp tục chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"./.
Không thể kể hết những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không hề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Văn Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cho: “Cuộc chiến chống dịch COVID-19 như ở nơi “đầu sóng ngọn gió”. Là tuyến đầu chống dịch, chúng tôi xác định rõ luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Trực tiếp tiếp xúc, truy vết, theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những đối tượng cách ly, người về từ vùng dịch và các đối tượng có nguy cơ, các bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều áp lực và rủi ro bị lây nhiễm bệnh. Nhưng vượt lên trên những khó khăn, sợ hãi của bản thân, họ lặng lẽ cống hiến, hy sinh góp phần thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.
Châm chước, trống trơn, tròn trĩnh, chúm chím, trống trải, chạm trán, trạm chổ, châm chọc, châu chấu
học tốt nhé chị
sỹ .-.
Tham khảo:
Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, đội ngũ y, bác sĩ ngành Y tế là những “Chiến sĩ áo trắng”. Lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao.
Bằng tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, những “chiến sĩ” thuộc các Tổ lấy mẫu xét nghiệm covid-19 trên địa bàn huyện Lâm Bình đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, từng ngày, từng giờ chạy đua với thời gian để hoàn thành việc lấy mẫu cho nhân dân. Họ là những chiến sĩ thầm lặng, luôn nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19.
Từ những ngày đầu trên địa bàn huyện Lâm Bình ghi nhận nhiều trường hợp F0 tại cộng đồng, qua điều tra, có nhiều F1 liên quan ở nhiều địa phương khác nhau. Sở Y tế Tuyên Quang đã huy động lực lượng y, bác sĩ ở các bệnh viện trong tỉnh, các Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tăng cường hỗ trợ Lâm Bình chống dịch, trong đó có lực lượng tham gia truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ dân số có mặt trên địa bàn huyện... Những ngày qua, đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu của các bệnh viện, các Trung tâm Y tế ở các huyện trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cán bộ y tế của Trung tâm y tế huyện Lâm Bình xông pha đến các thôn bản thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu. Dù đêm khuê hay sáng sớm, đôi khi phải thức trắng đêm để lấy mẫu gửi về cho đồng nghiệp xét nghiệm, nhằm phục vụ cho việc truy vết nhanh, khoanh vùng khống chế dịch bệnh. Hằng ngày họ mặc trên người bộ đồ bảo hộ kín mít và kết thúc công việc khi trời đã gần sáng, chỉ thế thôi là đủ thấy nỗi vất vả của những người làm công tác lấy mẫu. Xác định việc lấy mẫu không chỉ vì nhiệm vụ mà còn vì yêu nghề, vì cộng đồng và mong muốn được góp sức mình vào cuộc chiến chống COVID-19 mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Trong đợt lấy mẫu diện rộng cho toàn bộ công dân có mặt trên địa bàn huyện, đối tượng lấy mẫu nhiều, có những ngày cán bộ lấy mẫu phải đứng xuyên đêm. Tuy công việc vất vả, đối mặt với nhiều rủi ro nhưng các Tổ lấy mẫu xét nghiệm không nề hà mà luôn sẵn sàng xông pha làm nhiệm vụ lấy mẫu nhanh nhất, chuyển mẫu kịp thời về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang để có kết quả sớm nhất cho người dân. Công việc đã vất vả, mệt mỏi vì phải làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí trong quá trình lấy mẫu có một số trường hợp không hợp tác nên các cán bộ y tế phải giải thích, động viên để họ hiểu và phối hợp cho lấy mẫu. Nhiều trường hợp già yếu không thể ra điểm tập trung để lấy mẫu được, đội ngũ cán bộ lấy mẫu đã phải đến tận nhà của bà con để lấy mẫu. Công việc vất vả là vậy, nhưng đội ngũ những người đi lấy mẫu xét nghiệm đã vượt lên trên tất cả để làm sao lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển nhanh nhất, góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Cán bộ y tế đến tận nhà dân để lấy mẫu cho những người già yếu
Vất vả là thế, nhưng đằng sau những lớp khẩu trang in hằn lên khuôn mặt, những bộ quần áo bảo hộ bịt kín người là những nụ cười, là sự nhiệt huyết, sự tận tâm của những y, bác sĩ với công việc mà họ đã chọn. Những cán bộ y tế xung kích tăng cường hỗ trợ Lâm Bình trên mặt trận chống dịch COVID-19 đã và đang góp sức mình truy vết kịp thời, kiểm soát tốt dịch bệnh. Những việc làm thầm lặng, tận tâm của những cán bộ làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm đã nhân lên sức mạnh, niềm tin để chúng ta cùng chiến đấu và chiến thắng đại dịch COVID-19.