K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2022

Tham Khảo

Hôm nay là ngày thầy thuốc Việt Nam làm em nhớ đến một người thầy thuốc: bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp chăm lo, săn sóc bệnh cho Nội của em hồi Nội nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

Bác sĩ Xuân có dáng người thanh tú. Khuôn mặt hình trái xoan, mái tóc đen nhánh luôn buông xõa xuống bờ vai. Đôi mắt tròn và vẻ mặt luôn tươi tỉnh. Cũng như các cần bộ y tế khác, bác sĩ Xuân mặc một chiếc áo khoác trắng dài đến. đầu gối và đội chiếc mũ trắng, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát.

Ngay buổi đầu tiên Nội em nhập viện, bác sĩ đã ân cần thăm hỏi bệnh tình của Nội, đỡ Nội nằm xuống, cẩn thận sửa lại nệm, gối, lấy chiếc mền đắp lên người Nội như một người con chăm sóc cha, rồi bác sĩ quay lại nói với người y tá của mình, chuẩn bị dụng cụ để đo nhiệt độ cho Nội. Bác sĩ dặn đi dặn lại: “Cụ giữ ống nhiệt kế cho chặt, mười lăm phút sau cháu xin lại”. Chăm sóc Nội em xong, bác sĩ đi sang giường bệnh khác để thăm bệnh cho một bác đã lớn tuổi. Trong khi làm, nhìn gương mặt bác sĩ thật hiền từ, nhân ái. Xong việc bác sĩ ân cần nói với bệnh nhân: “Khi nào cô thấy đau trở lại, nhớ gọi y tá báo cho tôi biết”. Cứ ân cần cẩn thận như thế, bác sĩ đi hết giường nọ đến giường kia. Cả phòng có tám giường thì cả tám bệnh nhân đều được bác sĩ thăm hỏi. Tất cả bệnh nhân đều nhìn bác sĩ với một sự tin yêu, trìu mến. Em nhớ có lúc quay lại giường Nội, bác sĩ còn hỏi han việc học hành của em và dặn dò em lưu ý động viên, an ủi Nội. Lúc bác sĩ nói, em nghe giọng nói thật ấm áp và đầy sự thông cảm sẻ chia.

Khi khỏi bệnh, Nội trở về nhà, gia đình em chia tay với bác sĩ. Cả em và Nội đều lưu luyến. Hôm nay nhớ lại em càng cảm phục sự tận tình chu đáo của bác sĩ Xuân. Em muốn mình sau này lớn lên cũng sẽ trở thành bác sĩ để cứu giúp mọi người, làm những điều thiện giúp đời.

17 tháng 3 2022

sỹ .-.

17 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, đội ngũ y, bác sĩ ngành Y tế là những “Chiến sĩ áo trắng”. Lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao.

Bằng tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, những “chiến sĩ” thuộc các Tổ lấy mẫu xét nghiệm covid-19 trên địa bàn huyện Lâm Bình đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, từng ngày, từng giờ chạy đua với thời gian để hoàn thành việc lấy mẫu cho nhân dân. Họ là những chiến sĩ thầm lặng, luôn nỗ lực thực hiện  tốt nhiệm vụ trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19.

Từ những ngày đầu trên địa bàn huyện Lâm Bình ghi nhận nhiều trường hợp F0 tại cộng đồng, qua điều tra, có nhiều F1 liên quan ở nhiều địa phương khác nhau. Sở Y tế Tuyên Quang đã huy động lực lượng y, bác sĩ ở các bệnh viện trong tỉnh, các Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tăng cường hỗ trợ Lâm Bình chống dịch, trong đó có lực lượng tham gia truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ dân số có mặt trên địa bàn huyện... Những ngày qua, đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu của các bệnh viện, các Trung tâm Y tế ở các huyện trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cán bộ y tế của Trung tâm y tế huyện Lâm Bình xông pha đến các thôn bản thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu. Dù đêm khuê hay sáng sớm, đôi khi phải thức trắng đêm để lấy mẫu gửi về cho đồng nghiệp xét nghiệm, nhằm phục vụ cho việc truy vết nhanh, khoanh vùng khống chế dịch bệnh. Hằng ngày họ mặc trên người bộ đồ bảo hộ kín mít và kết thúc công việc khi trời đã gần sáng, chỉ thế thôi là đủ thấy nỗi vất vả của những người làm công tác lấy mẫu. Xác định việc lấy mẫu không chỉ vì nhiệm vụ mà còn vì yêu nghề, vì cộng đồng và mong muốn được góp sức mình vào cuộc chiến chống COVID-19 mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trong đợt lấy mẫu diện rộng cho toàn bộ công dân có mặt trên địa bàn huyện, đối tượng lấy mẫu nhiều, có những ngày cán bộ lấy mẫu phải đứng xuyên đêm. Tuy công việc vất vả, đối mặt với nhiều rủi ro nhưng các Tổ lấy mẫu xét nghiệm không nề hà mà luôn sẵn sàng xông pha làm nhiệm vụ lấy mẫu nhanh nhất, chuyển mẫu kịp thời về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang để có kết quả sớm nhất cho người dân. Công việc đã vất vả, mệt mỏi vì phải làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí trong quá trình lấy mẫu có một số trường hợp không hợp tác nên các cán bộ y tế phải giải thích, động viên để họ hiểu và phối hợp cho lấy mẫu. Nhiều trường hợp già yếu không thể ra điểm tập trung để lấy mẫu được, đội ngũ cán bộ lấy mẫu đã phải đến tận nhà của bà con để lấy mẫu.  Công việc vất vả là vậy, nhưng đội ngũ những người đi lấy mẫu xét nghiệm đã vượt lên trên tất cả để làm sao lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển nhanh nhất, góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

  Cán bộ y tế đến tận nhà dân để lấy mẫu cho những người già yếu

Vất vả là thế, nhưng đằng sau những lớp khẩu trang in hằn lên khuôn mặt, những bộ quần áo bảo hộ bịt kín người là những nụ cười, là sự nhiệt huyết, sự tận tâm của những y, bác sĩ với công việc mà họ đã chọn. Những cán bộ y tế xung kích tăng cường hỗ trợ Lâm Bình trên mặt trận chống dịch COVID-19 đã và đang góp sức mình truy vết kịp thời, kiểm soát tốt dịch bệnh. Những việc làm thầm lặng, tận tâm của những cán bộ làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm đã nhân lên sức mạnh, niềm tin để chúng ta cùng chiến đấu và chiến thắng đại dịch COVID-19.

14 tháng 3 2021

Sáng chủ nhật trời trong xanh, cái xẻng ở trên vai, em hăm hở đến trường.

Bạn bè gần như đông đủ. Thầy chủ nhiệm đứng trên ghế cao, vỗ tay như chim mẹ vỗ cánh gọi đàn. Chúng em nhanh chóng xếp hàng, nghe thầy phân công công việc và lần lượt , từng tổ ùa vào vườn như bầy chim non đón chào ngày mới.

Dù đã có dịp đến đây trong những tiết học sinh vật, nhưng hôm nay em vẫn muốn đi một vòng trước khi về khu vực mà tổ em phụ trách chỉ vì em được lao động! Ôi! Thú vị biết chừng nào! Các bạn em chắc cũng thế. Người nào cũng tíu tít, lăng xăng.

Chúng em, mỗi người giữ lấy một chậu cây thuốc nam để làm sạch cỏ, bón thêm phân và tưới nước. Những chậu xuyên tâm liên đầy cỏ dại. Tội nghiệp cho anh chàng phải giành ăn với kẻ lạ. Có lẽ vì vậy mà anh chàng giận dỗi, biếng ăn nên chậm lớn. Rồi mùa thu hoạch đến, làm sao được mùa? Hãy yên chí đi bạn. Tớ cắt móng tay, móng chân, tỉa bớt tóc tai xấu xí, rồi cho bạn tắm mát nữa. Có bằng lòng không nào? Em nhổ từng cụm cỏ dại, ngắt bỏ những chiếc lá úa, xới đất và bón phân chung quanh gốc cây. Nghe lời thầy dặn, em thu dọn rác rưởi chung quanh, hốt sạch những cụm vất vung vãi… Bỗng em nghe tiếng la sợ hãi: ‘

Quay nhìn lại, thì ra bạn Tùng đang cầm một con giun đất nhát Cúc Hoa, người bạn gái sợ sâu hơn bị đánh đòn. Mặt Cúc Hoa tái xanh, cô bé đang tìm đường chạy trốn. Thầy bảo Tùng:

- Đừng giỡn nữa. Hãy lo công việc đi, nắng sắp lên rồi!

Chỉ đến lúc ấy Tùng mới dừng trò chơi lại và quay về với chậu cây của mình với nụ cười đắc thắng.Em vội vàng xách xô đi lấy nước. Vườn trường khá xa vòi nước nên chỉ lấy được vài xô mà mồ hôi của em tuôn ra thấm áo. Em múc từng ca nước tưới quanh gốc, lên mình cây. Có nước, vài cây tươi hẳn. Nhìn thấy cây, em bớt mệt nhiều?Nắng đã lên cao. Thế là sắp qua một buổi sáng. Kiểm tra lại công việc lần chót, thầy tập hợp chúng em ở khoảng trống nhỏ trong vườn trường. Thầy chậm rãi nói:

- Các em xem, lúc đầu khu vườn trường như thế nào, bây giờ nhìn thấy đã mát mắt. Ngày mai, cây sẽ xanh tốt, các tiết học về sinh vật về cây lá sẽ gần với cuộc sống hơn. Thầy khen ngợi tổ 3 và không bằng lòng tổ 1. Mỗi người trong tổ 1 cần suy xét lại tinh thần làm việc của mình. Bây giờ chúng ta trở lại sân trường.

Chúng em bước theo thầy, hai hàng một. Có tiếng thì thầm từ tổ 1 vọng sang. Có lẽ các bạn đang “rút kinh nghiệm” về tinh thần làm việc của mình. Riêng em, bây giờ em mới cảm thấy mệt vì công việc nhỏ nhặt ấy. Em liên tưởng đến các cô chú nông dân cày sâu cuốc bẫm, nghĩ đến ba em đang điều khiển máy tiện Xí nghiệp Sincô, nghĩ đến mẹ em đang luôn tay trước mấy cái máy dệt… Em nghĩ đến bao người lao động khác đang ngày đêm làm ra cái ăn, cái mặc cho mọi người. Và em mỉm cười, uống hết li nước mát của bạn Hải trao mà tự hứa với lòng mình: “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.

9 tháng 2 2022

khum bít tả ai

pẹn

xem trên wed í

9 tháng 2 2022

Người Thân

26 tháng 4 2022

chệu roài

26 tháng 4 2022

Ông đi làm cả ngày, chỉ có thời gian rảnh rỗi vào buổi tối nên sáng nào trước khi đi làm ông cũng mua báo để ở nhà.

Tối tối,sau bữa cơm,ông ngồi đọc báo. Ông coi đọc báo cũng như một công việc, cần tập trung và nghiêm túc. Vì vậy, khi đọc ông rất cần yên tĩnh. Ông ngồi bên chiếc bàn cạnh cửa sổ, ở đó thoáng mát và tĩnh lặng. Mỗi tối,ông dành cả tiếng đồng hồ để xem tin tức. Những tờ báo hay được ông em quan tâm là tờ báo Lao động, An ninh, Tuổi trẻ….và không thể thiếu tờ báo Thể thao.

Trước lúc đọc báo,ông lấy từ trong ngăn bàn cái kính trắng, mắt không được tốt khiến ông cần có sự trợ giúp. Lần lượt,ông đọc từng tờ một. Tờ báo nào ông cũng mở nhanh tất cả các trang xem có tin tức gì nóng hổi, rồi lại lần lượt xem kĩ từ đầu. Ông rất quan tâm đến những sự kiện nổi bật diễn ra trong ngay nên mục đó được ông rất chú ý. Nhìn dáng ông ngồi ngay ngắn, gương mặt nghiêm túc y như khi làm việc vậy. Đôi mắt ông dõi chăm chú từng dòng, từng dòng một. Đôi lông mày rậm của ông thỉnh thoảng nhíu lại. Những nếp nhăn trên trán lúc co lại lúc giãn ra như suy tư, băn khoăn điều gì. Có lẽ mẫu tin nào đó khiến ông bứt rứt nên bố đưa tay lên vò vò mái tóc khiến nó rối tung. Những lúc đọc được tin gì tâm đắc, khuôn mặt ông giãn ra dễ chịu, một nụ cười nở khẽ trên môi. Những mẫu chuyện cười làm cho ông thư giãn hơn,thi thoảng tự nhiên bố nói to lên"hay", khiến cả nhà bụm miệng cười. Tờ báo không thể bỏ qua của ông là tờ Thể thao. Mặc dù đã theo dõi tin trên tivi nhưng ông muốn xem họ bình luận, nhận xét thế nào về các trận đấu,về các cầu thủ. Vì thế, đây là giờ phút ông say sưa nhất. Bàn tay ông đặt lên bàn, mấy ngón tay gõ gõ nhẹ, cái đầu gật gù vẻ tâm đắc lắm. Mẹ bảo em mang nước cho ông. Em bưng lên để bên cạnh nhưng ông vẫn không để ý,cứ mải miết đọc… Một giờ trôi qua với biết bao cảm xúc. Sau khi "giải quyết" xong các tờ báo,ông thở một hơi nhẹ nhõm. Ông gấp lại các tờ báo một cách gọn gàng rồi đặt lên cái kệ gần đó, xếp theo vị trí đã định. Ông đứng dậy,bỏ đôi kính trên mắt xuống và vặn mình mấy cái…ông ra ngoài nói chuyện với mọi người. Nếu có tin tức gì hay ông kể lại cho cả nhà nghe, bàn tán sôi nổi. Nhiều khi không biết ông đang nói về vấn đề gì nhưng nhìn ông hào hứng thì ai nấy đều lắng nghe.

Em thích nhất là được nhìn ông ngồi đọc báo mỗi tối. Có lẽ bởi vì cách đọc báo đặc biệt nhưng như vậy mới là ông của riêng em.

Tả ông em đang đọc báo (Mẫu 3)

Ông em trước đây là thầy giáo, vì thế mà tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn thường hay đọc sách báo. Ông thường dạy em đọc sách báo nhiều sẽ giúp em mở mang được đầu óc và tăng cường tư duy. Chẳng thế mà trong nhà em có hẳn một kệ sách rất lớn.

Ông em năm nay đã gần 70 tuổi. Khuôn mặt của ông đã in hằn những vết tích của thời gian. Những nếp nhăn trên vầng trán cao, những chấm đồi mồi trên hai gò má ngày càng nhiều hơn. Tóc ông đã bạc đi nhiều và đôi mắt ông cũng không còn tinh anh như hồi còn trẻ nữa. Nhưng em vẫn thấy ông em đẹp lão lắm.

Ông em sinh hoạt rất điều độ. Ngày nào cũng như ngày nào, buổi sáng ông thường dậy sớm tập thể dục. Sau bữa sáng cùng cả nhà ông lại vào thư phòng đọc sách. Ông có một phòng đọc sách báo riêng, trước kia đó là phòng làm việc của ông. Những kệ sách cao chạm đến tận trần nhà. Phòng đọc sách của ông có một chiếc cửa sổ to, mỗi buổi sáng khi ông mở cửa sổ, ánh nắng tràn vào sáng rực cả căn phòng. Ông thường ngồi bên cửa sổ để đọc báo. Mắt ông giờ không còn nhìn rõ nữa, nên mỗi khi đọc báo ông đều phải đeo kính. Ông em rất thích đọc báo Nhân dân. Nên ông thường đặt báo theo kì, ngày nào cũng có người giao báo tới tận nhà. Khi ngồi đọc báo ông thường rất chăm chú. Ông cẩn thận xem trang bìa đầu tiên để theo dõi xem số báo này có những tin tức gì nổi bật. Sau đó mới lật giở những trang bên trong để đọc nội dung. Ông đọc rất chậm dãi, đôi lúc còn gật gù như tâm đắc với bài báo đó lắm. Cũng có những tin tức khiến ông không đồng tình, đôi chân mày của ông nhíu lại, khuôn mặt ông trở nên đăm chiêu hơn. Khi đọc xong tờ báo, ông lại nhẹ nhàng cẩn thận gấp đôi tờ báo lại đặt vào kệ sách nơi ông thường để những tờ báo.Ông sắp xếp chúng rất khoa học theo tờ báo, số báo và ngày phát hành của mỗi tờ báo. Chính thế mà khi muốn đọc lại hay tìm lại tờ báo nào ông thường tìm rất nhanh.

Mỗi ngày, khi đọc báo xong, sau mỗi giờ ăn cơm, ông thường mang những tin tức hôm nay ông đọc được để nói chuyện với ba mẹ em. Ngồi nghe người lớn nói chuyện chính trị, xã hội dù chẳng hiểu gì nhưng em vẫn rất thích. Ông bảo đọc báo nhiều sẽ giúp em cập nhật thông tin về nhiều mặt, mở mang được nhiều kiến thức hơn.

Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc nào đó, khi ông không thể đọc báo nữa, em sẽ đọc báo cho ông nghe.

OK chx

15 tháng 12 2021

Tham khảo:
Cậu Tám của em là một thợ mộc giỏi, lành nghề. Em đã có lần được xem cậu bào chuốt gỗ và đóng tủ.

Cậu Tám vừa đúng bốn mươi tuổi, cậu đã có hơn mười lăm năm làm nghề mộc. Dáng người dong dỏng cao, nước da rám nắng. Mới bốn mươi tuổi nhưng tóc cậu đã có sợi bạc. Khuôn mặt cậu đầy đặn phúc hậu. Dưới đôi lông mày to bản như con tằm nằm, đôi mắt cậu to, lông mi dài và cong. Sống mũi của cậu cao, hơi bè bè, đường nhân trung rộng làm khuôn mặt cậu có nét hiền lành, dễ mến. Bàn tay cậu Tám to, ngón tay thon dài, lúc nào cũng cắt ngắn sạch sẽ. Cậu có dáng đi hơi khập khiễng, kết quả của một lần bị ngã nặng. Cái lần ngã đó làm sức khỏe cậu giảm sút. Dù vậy, tay nghề của cậu ngày một nâng cao.

Dưới bàn tay cậu Tám, tủ, bàn, ghế các kiểu ra đời mời gọi khách hàng. Bao giờ cũng vậy, để đóng một cái tủ, cậu đo rất cẩn thận và bắt đầu cắt gỗ. Các thanh gỗ mộc được bào chuốt láng mướt và được đục mộng ghép rất sắc sảo. Cậu Tám bào gỗ bằng hai cách: bào thô bằng máy bào và bào tinh bằng bào tay, dụng cụ bào cổ điển của thợ mộc. Trên ghế dài có nẹp chân, cậu Tám bào đi bào lại thanh gỗ. Cậu ngắm nghía, ướm thử. Mắt cậu nheo lại, tay nâng cao thanh gỗ ngang tầm mắt rồi lắp thử một cách nhẹ nhàng. Thanh gỗ nào cần bào lại, cậu đặt lên ghế dài, rồi khom người đẩy cái bào đi tới. Từng phôi gỗ đùn lên sau cái bào, thanh gỗ láng mặt, phổ vân gỗ màu hồng tuyệt đẹp. Xem cậu lắp tủ mới thật thích. Các thanh gỗ của sườn tủ được lắp xong, cậu đóng ván mặt hậu, ván ngăn đâu vào đấy là cậu bắt tay bào chỉ viền của tủ. Nẹp chỉ viền thanh mảnh rất khó bào được cậu chuốt kỹ lưỡng, chính xác từng ly một. Trong một ngày cái tủ được lắp xong. Cái tủ duyên dáng đứng chờ thợ đánh vecni. Chú thợ phụ việc pha vecni rồi bắt đầu giai đoạn đánh bóng. Để đóng một cái tủ như thế, cậu Tám phải mất năm, bảy ngày mới làm xong. Sản phẩm của cậu làm theo đơn đặt hàng nên xuất xưởng là đến tay ngay khách hàng. Tủ của cậu làm vừa xinh, vừa chắc bền, không chỉ làm vui lòng khách mà còn đem lại uy tín cho xưởng mộc của cậu.

 

Em rất thích xem cậu Tám làm việc. Ngoài sự khéo léo của người thợ, cậu Tám còn đặt vào sản phẩm mộc sự say mê nghề nghiệp và kỹ thuật tinh xảo của mình. Nghề mộc không chỉ đòi hỏi tài hoa của người thợ mà còn bắt buộc người thợ phải có tính chịu khó, nhẫn nại mới có thể thành công. Cậu Tám của em là một người như thế.

15 tháng 12 2021

thanks bạn

12 tháng 12 2021

 

Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sỹ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19

Hà Nội (TTXVN 18/5)

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, các y, bác sỹ luôn là lực lượng ở tuyến đầu. Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lặng thầm “gánh trên vai” sứ mệnh cao cả - chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc. Họ không ngại xông pha đến các điểm nóng của dịch bệnh; thức thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm; tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, xa những người thân yêu nhất để ngày đêm túc trực bên buồng bệnh, tận tình chăm sóc bệnh nhân… Dù bao khó khăn, gian khổ, nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lao vào “cuộc chiến” với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước.

* Thâu đêm làm nhiệm vụ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang là cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất cả nước. Ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, bác sỹ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cùng đồng nghiệp kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.

Thế nhưng đợt dịch lần thứ 4 này quá khắc nghiệt. Lượng bệnh nhân nhiều, bệnh viện lại trong tình trạng cách ly y tế toàn bộ cơ sở 2, song vẫn phải tiếp nhận điều trị các ca dương tính với SARS-CoV-2 nên công việc của bác sỹ, điều dưỡng vất vả bội phần.

Theo bác sĩ Phúc, đêm 14 rạng sáng 15/5 là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả "ngược xuôi" chạy ECMO (tim, phổi nhân tạo) cho một ca mắc COVID-19 nguy kịch… Trong bất cứ tình huống nào, các bác sỹ đều đảm bảo cấp cứu một cách nhanh nhất.

“Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu, lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật. Chính vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sỹ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước. Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết, đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Cũng tối muộn 14/5, một điểm lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng được dựng lên theo kiểu “dã chiến” tại khu lưu trú công nhân thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất Linh Trung (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) để lấy mẫu cho công nhân, người thân sống tại khu này mới trở về thành phố sau kỳ nghỉ lễ (30/4 -1/5).

Y sỹ Vũ Thị Hoàng Oanh - Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức, trong bộ đồ bảo hộ chống dịch kín mít, nóng bức, đang tất bật gộp mẫu, cắt mẫu xét nghiệm và bỏ vào ống. Mặc cho mồ hôi thấm ướt, chị vẫn thực hiện tất cả quy trình rất nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo tỉ mẩn, nghiêm ngặt, độ chính xác đến tối đa.

Hơn 200 mẫu được lấy trong vòng hơn một giờ đồng hồ, chị cùng ê kíp khoảng 10 người lại tất bật lên đường. Đoàn tiếp tục di chuyển đến một địa chỉ khác để lấy mẫu nhằm kịp chuyển mẫu về bệnh viện ngay trong đêm.

Mẫu được lấy và chuyển đi càng sớm, địa phương sẽ nhanh chóng nhận được kết quả trả về. Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được nhận diện càng sớm. Ngành y tế khoanh vùng, truy vết, dập dịch càng nhanh và gọn, tiết kiệm thời gian, giảm hậu quả của dịch bệnh.

Chị Oanh kể, những đợt dịch trước, chị và các nữ đồng nghiệp ít phải đi đêm để lấy mẫu, vì sau giờ hành chính, nữ phải vướng bận nhiều với gia đình, con cái. Hiểu và cảm thông điều đó, những đồng nghiệp nam đã chủ động giành hết cực nhọc về mình. Đợt này, dịch được đánh giá khó lường, mức độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, mọi công tác lấy mẫu phải đẩy lên cao độ, khẩn trương gấp nhiều lần hơn so với trước. Ý thức được trách nhiệm của mình, chị và các đồng nghiệp nữ đã chủ động đề nghị chia việc. 

Những ngày cao điểm, chị Oanh cùng các đồng nghiệp phải di chuyển liên tục, lấy mẫu tại 6 điểm hoặc nhiều hơn. Mỗi ngày lấy hàng ngàn mẫu. Có hôm về đến nhà đã rạng sáng, nhưng nhận được lệnh khẩn cấp có ca F1 phải lấy mẫu khẩn trước khi được chuyển đến khu cách ly tập trung, chưa kịp hồi sức, chị lại tiếp tục lên đường.

* Tạm gác những nỗi niềm riêng

Tại Đà Nẵng, khi trường hợp ca mắc COVID-19 không rõ nguồn lây từ nhân viên một công ty ở Khu Công nghiệp An Đồn được phát hiện, thành phố bước vào một cuộc chiến mới, khốc liệt và cam go. Trong khoảng thời gian vô cùng ngắn, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đã phải lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 11.000 người để kịp thời đáp ứng công tác truy vết, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Các “chiến sỹ áo trắng” túc trực 24/24 giờ để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" nhằm kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Họ liên tục xuất hiện thần tốc tại các điểm nguy cơ như: Khu công nghiệp, trường học hay khu dân cư… làm việc không ngừng để khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phong tỏa, cách ly những trường hợp nguy cơ.

Anh Lê Hoàng Thuận, cán bộ Đội truy vết Trung tâm y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, chia sẻ: Gần 12h khuya 11/5, anh nhận cuộc gọi từ các đồng nghiệp và ngay lập tức lên đường. Nhà ở cách nơi làm việc gần 30km, anh Thuận chỉ kịp lấy túi xách rồi phóng xe máy đến cơ quan, không kịp chào vợ và con gái nhỏ mới 2 tháng tuổi. Nỗi nhớ vợ, thương con khiến người cán bộ ấy chỉ mong cho dịch trôi qua thật nhanh để được về với gia đình. "Thực sự chỉ cần được nhìn thấy vợ, con một chút thôi là thỏa nỗi nhớ rồi"- anh Lê Hoàng Thuận chia sẻ.

Cũng phải gác lại tất cả công việc gia đình, tạm xa người thân để tham gia chống dịch, chị Nguyễn Thị Hương, điều dưỡng viên tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã cùng 199 y, bác sỹ và điều dưỡng của tỉnh Quảng Ninh lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch.

Chị Hương cho hay: "Con trai lớn nhà tôi thi lên lớp 10 ngày 12/6 tới. Bạn nhỏ thì chuẩn bị vào lớp một. Ngày chia tay chỉ biết động viên con ôn tốt, thi tốt để mẹ yên tâm và hoàn thành công việc".

Chồng chị Hương làm nghề xây dựng, rất bận, có những hôm đi từ sáng đến tối mịt mới có mặt ở nhà. Ông bà nội, ngoại đều hơn 80 tuổi rồi nên bình thường, chuyện gia đình đều một tay chị lo. Bây giờ, tất cả đều phụ thuộc vào chồng. Trước khi đi, chị cũng chuẩn bị cơm nước và mua ít đồ dùng cho mấy bố con trong những ngày đi vắng.

Ở những đợt dịch trước, chị Hương đã có khoảng nửa tháng (chưa kể thời gian cách ly) đến tâm dịch Đông Triều (Quảng Ninh), còn chuyến tiếp lửa đến Bắc Giang lần này, chị Hương xác định chưa biết ngày về.

Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh tại khoa Hồi phục chức năng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cũng tương tự. Ngày lên đường tiếp lửa vùng dịch Bắc Giang, chị Oanh chỉ có thể ôm hôn con gái trong vội vàng.

Không chỉ xa con cái, xa những người thân yêu, có những y, bác sỹ phải bỏ lại sau lưng bố mẹ già đau yếu. Câu chuyện của cặp vợ chồng bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không thể về lo tang mẹ vì đang phải chiến đấu với dịch bệnh được chia sẻ những ngày qua khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Hơn nửa tháng qua, cán bộ, công chức, viên chức, các nhân viên y tế cùng các lực lượng tham gia phòng, chống dịch của Trung ương và nhiều địa phương gần như không một phút nghỉ ngơi. Nếu một lần tận mắt chứng kiến những hình ảnh các nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm; người ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ, ngất xỉu vì làm việc quá mệt… có lẽ mới có thể thấu cảm được những cố gắng, hy sinh của họ trong cuộc chiến chống dịch. Những hy sinh lớn lao ấy thật khó có gì đo đếm được.

Trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hy sinh, mất mát, những nỗi đau khó diễn tả thành lời, nhưng vượt qua tất cả - như lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng gửi gắm trong bức thư gửi các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế: "Hơn ai hết, mỗi nhân viên y tế luôn ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả của mình trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh... Mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế tiếp tục chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"./.

12 tháng 12 2021

Không thể kể hết những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không hề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Văn Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cho: “Cuộc chiến chống dịch COVID-19 như ở nơi “đầu sóng ngọn gió”. Là tuyến đầu chống dịch, chúng tôi xác định rõ luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Trực tiếp tiếp xúc, truy vết, theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những đối tượng cách ly, người về từ vùng dịch và các đối tượng có nguy cơ, các bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều áp lực và rủi ro bị lây nhiễm bệnh. Nhưng vượt lên trên những khó khăn, sợ hãi của bản thân, họ lặng lẽ cống hiến, hy sinh góp phần thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.