Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ ghép : Tiếng ca , nước mây , ý vị , thơ ngây
-Từ láy : vắt vẻo , hổn hển , thầm thĩ
+ Vắt vẻo ; Từ gợi hình ảnh chông chênh , tinh nghịch
\(\rightarrow\) Diễn tả độc đáo âm thanh cao vút của tiếng ca
+ Hổn hển : Gợi âm thanh dồn dập nhưng ngắt quãng , lên bổng xuống trầm \(\rightarrow\) gợi nỗi niềm xao xuyến , bồi hồi
+ Thầm thĩ \(\rightarrow\) gợi âm thanh thầm , tình cảm , êm ái , như lời tâm tình ngọt dịu
\(\Rightarrow\) Các từ láy diễn tả những sắc điệu đa dạng của tiếng hát
Còn làm theo kiểu bài văn thì mk chịu oy
từ láy : vắt vẻo , lưng chừng , hổn hển , thầm thì .
từ ghép : nước mây , ý vị , thơ ngây .
- Vần chân: hàng - trang
- Vần lưng: lưng - lưng, ngang - màng
hãy xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của nó :
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Help me !
mik nghĩ :
biện pháp là :
nhân hóa
coi sự vật như người để có thẻ vắt vẻo
tác dụng : cho mọi người thấy tiếng ca có vẻ rất cao
và nó có thể vắt vẻo bên lưng núi .
~~hok tốt ~~
Hãy xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của nó :
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Biện pháp tu từ trong câu trên là : Nhân hóa
Tác dụng : Làm cho câu văn đủ ý,thêm cụ thể,sinh động hơn. Vắt vẻo chỉ hành động của con người ( ở vị trí trên cao nhưng không có thế và chỗ dựa vững chắc, tựa như chỉ vắt ngang qua cái gì ) nên nó có thể tả được tiếng ca có nhân hóa.
Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm. - Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: + Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … ... Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.
"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Câu thơ cho ta thấy người cha vô cùng hạnh phúc khi tìm lại được bản thân của ngày nào qua hình ảnh con với bao khao khát, bao hoài bão và ước mơ. Những khát vọng của con bây giờ cũng là khát vọng của cha. Lòng cha vui mừng, tràn ngập niềm tin, hi vọng. Hi vọng con sẽ mang theo cánh buồm với những ước mơ vươn xa, vươn cao.
Tình cảm cha dành cho con có những biểu hiện rất riêng. Nếu tình yêu của mẹ dành cho con chủ yếu thể hiện ở sự chăm sóc tỉ mỉ trong cuộc sống hằng ngày thì tình cảm của cha dành cho con thể hiện ở sự truyền thụ tri thức; nuôi dưỡng ý chí, khát vọng, phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực; bản lĩnh sống mạnh mẽ, kiên cường.
Tham Khảo
Đoạn thơ miêu tả hình ảnh cánh đồng quê và hoạt động lao động của những cô thôn nữ- một hình ảnh quen thuộc nhưng trở nên độc đáo nhờ việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Thể thơ lục bát rất phù hợp trong việc miêu tả hoặc bày tỏ tình cảm của con người. Ở cặp lục bát thứ nhất " Trên trời" đối với " Ở dưới', " mây" đối với "bông". Cách sử dụng nghệ thuât đối góp phần gợi tả không gian mây trời bát ngát, cánh đồng quê bao la rộng lớn. Đồng thời biện pháp đảo ngữ " mây trắng như bông" ở câu 1 và " bông trắng như mây" ở câu 2 kết hợp biện pháp so sánh làm nổi bật màu sắc chủ đạo của không gian, đó là màu trắng tinh khiết của bông và mây. Đến câu thứ ba, chúng ta bắt gặp hình ảnh các cô thôn nữ, đó là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Từ láy " hây hây" gợi tả đôi má ửng hồng của các cô gái khi lao động. Mặc dù công việc lao động - đội bông rất nặng nhọc nhưng với việc sử dụng nghệ thuật so sánh ở câu bát " Đội bông như thể đội mây về làng" ( có dị bản viết là: về trời) khiến người đọc có cảm giác công việc lao động đội bông thật nhẹ nhàng. Đồng thời ta còn liên tưởng hình ảnh các cô thiếu nữ như những nàng tiên duyên dáng, xinh đẹp. Sử dụng nghệ thuật so sánh như vậy quả thật tác giả dân gian phải có một trí tưởng tượng phong phú, óc quan sát tinh tế và tình yêu làng quê, yêu lao động.
Tham khảo!
Các phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao: Mây trắng như bông, bông trắng như mây, đội bông như thể đội mây. Mây trắng như bông: Câu mở đầu miêu tả cảnh những đám mây trắng, xốp trôi nhẹ nhàng trên bầu trời. Bông trắng như mây: Cảnh mặt đất: Những “núi” bông nối tiếp nhau như những đám mây bồng bềnh trắng xốp. 2 câu ca dao sử dụng 2 phép so sánh tạo sự đối chiếu từ trên trời xuống mặt đất, từ mặt đất đến bầu trời. Cả không gian rộng lớn tràn ngập 1 màu trắng tinh khiết, tuy nhiên 2 phép so sánh tập trung nhấn mạnh 1 vụ mùa bông bội thu. Trên nền màu trắng của bông và mây, xuất hiện màu đỏ trên sắc má các cô gái, màu đỏ trở nên nổi bật,và tràn đầy sức sống, đó chính là vẻ đẹp của người lao động. Đội bông như đội mây: Hình ảnh con người lao động đang chuyển bông về làng một cách nhanh nhẹn, thanh thoát. Công việc lao động không những không phải là gánh nặng của con người, không đè bẹp con người mà trái lại, như nâng tầm vóc và vẻ đẹp con người, hình ảnh những cô gái đội bông như những nàng tiên nữ xinh đẹp đang bay lượn trong không gian tràn ngập màu trắng đó. Bài ca dao là bài ca về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và trân trọng đối với người lao động.
Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.
Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.
Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:
“Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”
Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.
Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:
“Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng”
Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.
Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:
“Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng”
Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”, … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.
Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.
Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.
Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.
"Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây".
Âm thanh đọng lại trong từng tiếng thơ, độ ngân rung, "vắt vẻo" hòa nhịp với âm trầm "hổn hển" thể hiện một sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, tài tình. Tâm hồn thi sĩ đã hòa nhập hẳn vào cái thế giới âm thanh mùa xuân ấy.
Tiếng ca như vút lên cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa "lưng chừng núi". Dư âm tiếng hát dường như giăng mắc, rung lên “vắt vẻo" gợi lên nhiều xao xuyến bâng khuâng trong lòng nhà thơ. Tiếng hát "hổn hển" được so sánh "với lời của nước mây", lời của thiên nhiên. Hai tiếng "hổn hển" như nhịp thở gấp gáp, vội vàng đầy hương xuân, tình xuân, cảm xúc vừa thực vừa mơ đến lạ kì. Lời hát của các cô thôn nữ sao mà đáng yêu thế, như hút hồn người, như tràn ngập cả không gian, góp phần làm nên một "mùa xuân chín". Và còn có tiếng thầm thì "thầm thì với ai..." dưới bóng trúc, hẳn là tâm sự, là thân thương rồi. "Vắt vẻo”, "hổn hển", "thầm thì" là ba cung bậc của ba âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn người đến nhẹ nhàng lắng dịu, chan chứa thương yêu. Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của khúc hát đồng quê, làm say mê mọi người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận: "Nghe ra ý vị và thơ ngây...".
Tiếng hát mùa xuân dân dã, tình tứ và đáng yêu quá, sắc xuân, hương xuân, tình xuân "đang chín" dần trong lòng thôn nữ, bỗng ngập ngừng như có sự hẫng hụt, băn khoăn
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thẫm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Thiên nhiên phải có con người.Con người ở đây thật tươi trẻ, ứ đầy xuân màu nhiệm.Xuân của tuổi đang yêu, tuổi con gái dậy thì mơn mởn.Tiếng hát vang về từ xa (Phía trên đồi), không phải của một cô thôn nữ mà là bao cô.Con số nhiều, không đếm đo được.Cả một giàn đồng ca của mùa xuân dậy thì cất lên, vang vọng và tạo cảm giác xao xuyến, rạo rực, thôi thúc, cuốn hút.Hình như thi nhân bị hút hồn về phía ấy nên từ xa vẫn nghe ra được cái hổn hển, thầm thĩ đầy ý vị với cái thơ ngây, vô tư, hồn nhiên của tuổi trẻ.Thi sĩ bâng khuâng, bồn chồn, tiếc nuối: Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi ! Xuân sẽ trôi đi mất, lấy gì níu kéo lại, ghì nó lại
Chúc bạn học tốt!