Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe rất nhiều câu chuyện kể về Bác kính yêu. Và tin chắc rằng mỗi người đều cất giữ cho riêng mình những hình ảnh đẹp về Bác. Có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe rất nhiều câu chuyện kể về Bác kính yêu. Và tin chắc rằng mỗi người đều cất giữ cho riêng mình những hình ảnh đẹp về Bác. Tôi cũng thế, câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây là sự kết tinh về vẻ đẹp tâm hồn Bác: vẻ đẹp của một người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với phong cách sống vô cùng khiêm tốn và giản dị. Điều đó tôi muốn kể qua câu chuyện cảm động sau đây, chuyện về đôi dép của Bác Hồ. Đôi dép của Bác ra đời vào năm 1947, được chế tạo từ chiếc lốp ôtô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta đánh úp tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa với chân Bác. Trên đường đi công tác, Bác hay nói vui với các anh em chiến sĩ rằng: - Đó là đôi hài vạn dặm trong chuyện cổ tích ngày xưa, đôi hài thần đất đi đến đâu mà chẳng được! Chẳng những khi hành quân mà những ngày đông Bác cũng đi đôi dép ấy. Có hôm trời rét quá, Bác chỉ đi thêm đôi tất cho ấm chân. Tiếp khách trong nước hay khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy. Mười một năm rồi vẫn đôi dép đó, các anh em cảnh vệ đã nhiều lần xin Bác đổi dép nhưng Bác bảo vẫn còn đi được.Gặp suối trơn hoặc trời mưa, Bác cởi dép ra xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên những cánh đồng đang vụ cấy hay vụ gặt, Bác xắn quần cao lội ruộng cùng mọi người, tay vẫn không quên xách hoặc nách kẹp đôi dép. Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, vào trong buồng riêng thì anh em đã lập mẹo giấu dép đi và thay vào cho Bác một đôi giày mới. Máy bay xuống Niu-de-li, Bác loay hoay tìm dép mãi, các anh em mới kính cẩn thưa: - Dạ, có lẽ đã cất nhầm xuống khoang hàng của máy bay rồi, thưa Bác. Bác nhìn tất cả rồi ôn tồn bảo: - Bác biết các chú cất dép của Bác đi. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn rất khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong còn có đôi tất mới như thế là đã tốt lắm rồi! Thế là mọi người phải mang dép trả lại cho Bác vì bên dưới chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi. Ấy vậy mà trong suốt thời gian ở Ấn Độ, đôi dép của Bác đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, nhất là các chính khách, nhà báo, nhà quay phim, chụp ảnh. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, lại còn ghi ghi chép chép làm các anh em cảnh vệ phải một phen canh chừng và bảo vệ đôi hài thần kỳ ấy. Tuy chỉ được làm từ chiếc lốp ôtô quân sự nhưng suốt mười một năm ròng, đôi dép ấy đã theo Bác đi khắp mọi nẻo đường trong và ngoài nước...
Sự tích cây vú sữa.
Ngày xưa, có hai mẹ con nọ sống đơn chiếc cùng với nhau. Thương con do cha mất sớm, người mẹ thương yêu, chiều chuộng con quá đà, người con đâm ra hư đốn. Một hôm, vì bày trò nghịch phá quá đáng, cậu bị mẹ mắng và giận dỗi bỏ nhà đi. Người mẹ thấy tối con chưa về, lo lắng chạy tìm khắp nơi. Còn người con lúc này đang chạy chơi vui vẻ và nghĩ rằng mình thật tự do. Suốt mấy ngày liền, cậu bé không về, đến khi phá trứng vịt bị người ta phát hiện đuổi đánh, cậu mới nghĩ về mẹ, nếu có mẹ thì người ta đã không đánh cậu mấy phát đau thế này. Ai cho gì ăn đó, không thì trộm cắp cho qua bữa, cậu đã tìm được đường về. Tuy nhiên, về đến nhà thì không thấy mẹ đâu, chỉ có cây lạ mọc ở sau nhà. Buồn quá, cậu ngồi xuống gốc cây gọi mẹ: " Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi?". Vừa ngắt lời, cây xanh kia bỗng run rẩy, đơm hoa kết trái thật nhanh rồi rơi một quả vào tay cậu, cậu vừa chạm môi vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ, rồi cậu nghe như tiếng mẹ vọng bên tai rằng hãy sống tốt. Cậu nhìn lên tán lá, lá cây xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt mẹ khóc cạn nước mắt chờ con.
Giờ đây cậu bé đã lớn, ngui ngoa nỗi nhớ mẹ nhưng vẫn không quên phải nên người để mẹ được vui.
──────▄▌▐▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▌ ───▄▄██▌█ ░Xe chở 100000000 đến đây.. ▄▄▄▌▐██▌█ ▐\. ███████▌█▄▄▄▄▄▄ ▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄ ▄▄▌ \. ▀❍▀▀▀▀▀▀▀❍❍▀▀▀▀ ▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀▀❍❍ ▀▀. mình chỉ mong muốn 1000 thôi thank các bạn nhé. Mình đang rất cần các bạn tk để nhé ! mong các bạn giúp đỡ mình trong thời gian sắp tới mình cảm ơn các bạn thank you very much.bye bye
Tóm tắt ngắn gọn ND ( khoảng 5, 7 câu)
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
dàn bài:
MB: giới thiệu loài cây em iu thích
lí do iu thich loài cây đó
TB:Ấn tượng bao quát loài cây(địa điểm, thời gian trồng)
ấn tượng chi tiết loài cây
công dụng của loài cây
kỉ niệm với loài cây
Kb:cãm nghĩ chung về loài cây
liên hệ bản thân hướng chăm sóc bảo vệ
(nếu quê bn ở Bến Tre thì nên tả cây dừa)
Cụm từ lên thác xuống ghềnh:
=> Nghĩa của thành ngữ : Chỉ cuộc sống bấp bênh, trôi nổi -> cuộc sống không ổn định
LÊ LỢI
Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, đối đãi với dân ta vô cùng tàn ác. Không một ai là không nghiến răng chau mày. Bấy giờ có Lê Lợi nổi quân đánh bại lại chúng; nhưng trong lúc mới khởi nghĩa, quân ít lương thiếu, mấy lần bị giặc đánh đuổi, mỗi người chạy một nơi. Nhưng ông không ngã lòng nản chí. Ít lâu sau, được mọi nơi giúp của giúp người nên thanh thế lại dần nổi lên.
Một hôm, đội quân của Lê Lợi bị thua nặng. Một mình ông thoát được vòng vây chạy về một xóm kia. Nhưng một toán quân Minh đã phát hiện ra, đuổi theo rất gấp.Khi đi qua một lùm cây,ông bỗng thấy hai vợ chồng một ông lão đang be bờ bắt cá ở ruộng. Ông liền chạy xuống nói với ông lão:
- Cụ làm ơn cho tôi bắt cá ở đây với, lũ chó Ngô sắp tới bây giờ!
Ông lão cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho ông, và ra hiệu bảo ông cứ xuống mà bắt.
Lê Lợi vừa thò tay xuống bùn thì cả toán quân giặc đã sồng sộc chạy tới. Một đứa trong bọn nhìn quanh nhìn quất rồi dừng lại bên cạnh đám ruộng:
- Này lão kia có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?
Ông lão lắc đầu:
- Từ khi chúng tôi tát cá ở đây chả có người nào chạy qua cả.
Trong lúc những tên giặc khác đang lục soát bờ bụi, thì Lê Lợi cũng ngẩng đầu lên nhìn theo. Ông lão quát:
- Thằng bé kia, mày không bắt đi để còn về ăn cơm, nhìn ngó cái gì?
Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá như cũ. Quân giặc đứng trên bờ tưởng người nhà ông lão nên không hỏi thêm gì nữa. Một chốc sau, chúng rút đi nơi khác.
Tối hôm ấy, ông lão đưa Lê Lợi về nhà mình. Một đám quân bị lạc chủ tướng lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi. Đây là một thôn ở gần núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ kho lên cho mọi người làm thức ăn, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép vừa bắt được lúc chiều. Cơm dọn ra. Cả tướng lẫn quân vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon lành. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông lão, nói:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này lúc nước nhà hưng phục, sẽ mong có dịp báo đền.
*
Lần thứ hai, Lê Lợi lại bị thua to, quân sĩ không chống nổi với lực lượng hùng hậu của giặc nên xiêu bạt mỗi người một nẻo. Lê Lợi một mình trốn về rừng già, có ba tên giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường rẽ ông bỗng bắt gặp thây một cô gái bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn: -"Xin vong hồn nàng hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức báo thù lúc khác".
Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, ông đành chui liều vào một bụi cây. Quân Minh đuổi theo đến khoảng đó thì dừng lại nhìn ngó quanh quất, chưa biết nên tìm ngả nào, chúng xuỵt chó đi sục sạo. Thấy con chó cắn vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.
Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây cắn inh ỏi. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đây; chung toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con chồn. Chó thấy chồn lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và mắng: -"Chúng tao nuôi mày để săn người An-nam chứ có phải săn chồn đâu?". Và rồi chúng kéo nhau bỏ đi nơi khác. Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.
*
Sau những ngày chiến đấu gian khổ, quân đội khởi nghĩa bắt đầu thu hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, quân Minh cũng tiếp tục mất hết thành nọ đến thành kia. Cuối cùng bọn giặc phải bỏ giáp quy hàng. Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Nhưng ông chẳng bao giờ quên những người đã cứu giúp mình và nghĩa quân ngày trước. Ông mới sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã chết cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nền nhà cũ. Hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế. Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.
Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm chồn đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo. Không biết tên của nàng, ông sai gọi nàng là Hộ quốc phu nhân, nghĩa là bà phu nhân giúp nước. Người ta cũng gọi là Hồ Ly phu nhân.[1]
KHẢO DỊ
Người Nghệ-An có truyền thuyết Núi Phù Lê:
Ở một hòn núi thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ấy có một cây đa sống lâu đến tám, chín trăm năm, ruột rỗng thành lỗ. Bị giặc Minh đánh đuổi, Lê Lợi chui vào cái lỗ ấy ẩn nấp. Giặc xuỵt chó đi tìm. Đến cây đa, chó đánh hơi và sủa mạnh. Từ trong lỗ bỗng vụt nhảy ra một con chồn. Chó đuổi theo và giặc cũng theo chân chó, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn. Khi bước ra khỏi lỗ một quãng thì thấy có thây một đàn bà chết. Lê Lợi nghĩ rằng chính người đàn bà ấy đã hóa thành chồn để cứu mình, bèn bảo quân chôn cất. Và khi dẹp xong giặc nước, vua phong cây đa ấy là cây Phù Lê, núi cũng mang tên ấy. Người đàn bà được phong thần, sau dân lập đền thờ.[2]
Người Nghệ- an còn có một truyện khác cắt nghĩa nguồn gốc cái tên làng Cẩm-bào (nay thuộc xã Diễn- trường, Diễn-châu, Nghệ An):
Khi đánh quân Minh, Lê Lợi có lần bị giặc đuổi, chạy qua đây. Lúc này có một người đang làm ngoài đồng. Người ấy bảo:-"Hãy cởi áo bào tôi cứu cho". Nói xong người ấy đổi áo cho Lê Lợi. Giặc đến thấy người mặc áo bào tưởng là người mà mình đang tìm bèn giết chết. Còn Lê Lợi thì lẩn vào trong xóm thoát được. Khi lên ngôi vua, ông sai đặt tên làng ấy là Cẩm-bào để nhớ ơn. Nay còn cái cầu gần ga Yên-lý mang tên ấy.[3]
[1] Theo Phạm Đình Hổ. Vũ trung tùy bút, đã dẫn.
[2] Theo Bản khai xã Thanh-tân. Cũng có người cho núi này sở dĩ mang tên Phù Lê là do công lao mẹ con bà Bạch Ngọc, hoàng hậu nhà Trần khai thác điền trang ở vùng Hương-sơn, giúp vua Lê nên có tên ấy.
[3][3] Theo lời kể của người Nghệ-an.
- mỗi truyện ngắn đã đọc, đã học đều đem đến cho em một cảm nhận riêng. Có khi em ngậm ngùi xót xa, có khi em sung sướng, hạnh phúc. Cũng có khi em buồn, suy nghĩ miên man.
- Một trong những truyện ngắn em nhớ mãi sau khi học là Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Đây là câu chuyện nói về vấn đề hạnh phúc gia đình bị đố vỡ, bố mẹ li hôn, các con trở thành nạn nhân chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn…
- Truyện ngắn này đã được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen – Thụy Điển tố chức năm 1992.
- Câu chuyện làm em thương cảm và xót xa ngậm ngùi.
Thân bài
Em yêu thích truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” trước hết vì truyện có nội dung rất cảm động
* Em cảm dộng trước tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em Thành và Thủy
- Khi bố mẹ chưa li dị, Thành và Thủy rất thương yêu nhau:
+ Khi Thành đi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, Thành ngồi lì ngoài bãi không dám về. Thủy nghe tin đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
+ Đêm đôm, Thành thường chiêm hao thấy ma, Thủv đã lấy con dao díp buộc vào lưng con búp bê lớn để canh giấc ngủ cho anh. Và đêm đó, Thành ngủ không chiêm bao thấy ma nữa. Cũng từ hôm đó, đêm nào Thủy cũng để con vệ sĩ canh cho anh trai mình ngủ ngon giấc.
+ Chiều nào Thành cũng đến trường sớm để đón em. Hai anh em tay trong tay vừa đi vừa trò chuyện.
- Khi bố mẹ li dị, Thành và Thủy càng thương nhau hơn
+ Thành sẵn sàng nhường tất cả đồ chơi cho em.
+ Thủy cũng nhường đồ chơi cho anh.
+ Thành lấy khăn mặt ướt cho em lau mặt.
+ Thành đưa Thủy đến trường đê Thủy chia tay với cô giáo, với bạn bè.
+ Trước khi chia tay, Thủy còn dặn búp bê Vộ Sĩ ở lại canh gác giấc ngủ cho anh trai mình.
+ Thủy dặn anh nêu áo rách thì nhớ tìm Thủy để Thủy vá áo cho anh.
* Em buồn và xót xa, ngậm ngùi trước cảnh hai anh em chia tay
- Nghe mẹ nói anh em chia đồ chơi, Thủy đã run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt nhìn anh. “Cặp mắt đen của em túc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi dã sưng mọng lên vì khóc nhiều”.
- Thành cũng đau khổ, nhưng cách biểu hiện khác với em gái mình. Thành có vẻ “chững chạc” hơn em. Thành cố gắng kìm nén bản thân mình. Thành đã “cắn chặt môi” và “nhếch mép cười cay đắng”.
- Hai anh em dậy sớm rón rén ra ngồi dưới gốc cây hồng xiêm trong vườn. Hai anh em cứ ngồi im như thế rất lâu.
- Hai anh em cứ băn khoăn, day dứt không biết chia con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ như thê nào bởi vì từ trước tới nay, chưa bao giờ hai con búp bê xa nhau. Chi tiết, phân chia búp bê là một chi tiết rất “đắt”. Nó thể hiện tâm trạng đau đớn, giằng xé của hai anh em. Phải mất bôn lần, hai con búp bô mới được đặt vào vị trí mà hai anh em cho là thích hợp nhất là chúng ở bôn cạnh nhau.
- Thành đã mêh máo và đứng như chôn chân xuống đất nhìn bóng em gái mình liêu xiêu và nhìn em khi chiếc xe tải lao đi.
- Những con búp bô là hình ảnh ẩn dụ cho hai anh em Thành và Thủy. Hai búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ khi đặt bôn nhau thì “chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn”. Đó chính là hình ảnh hai anh em luôn yôu thương, gắn bó bôn nhau chưa bao giờ lìa xa giữa Thành và Thủy.
- Khi đọc đến đoạn văn này, em ước rằng Thành và Thủy luôn được ở bôn nhau đế yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
* Em thương cảm và ngậm ngùi trước cảnh Thủy chia tay với cô giáo và các bạn trong lớp 4B.
- Khi Thủy đến lớp chào cô và các bạn, Thủy đã khóc nức nở.
- Cô giáo Tâm thương Thủy lắm vì cô biết chuyện của gia đình Thủy.
- Các bạn trong lớp thì “ồ” lèn kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Những tiếng khóc thút thít của các bạn ở dưới lớp. Một sô” bạn chạy lên nắm chặt tay Thủy chẳng muốn rời.
- Cô Tâm tặng Thủy một cuốn sổ và chiếc bút máy nắp vàng với lời chúc Thủy học tốt khi về trường mới.
- Thủy đã không dám nhận khiến cô tâm sững sờ khi biết rõ lí do Thủy không nhận quà cô tặng. Thủy không được đi học nữa vì nhà bà ngoại xa trường. Mẹ Thủy sắm cho Thủy một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
- Mới học lớp 4 thôi mà Thủy đã phải ra chợ ngồi bán hàng. Tương lai của Thủy ra sao khi Thủy không còn được tiếp tục đi học nữa. Thủy mất đi quyền được đến trường, được đi học thì còn gì đáng thương hơn khi các bạn cùng trang lứa đang ngày ngày vui vẻ cắp sách tới trường.
Em yêu thích tác phẩm vì nghệ thuật của tác phẩm rất đặc sắc
- Cốt truyện dung dị, lời văn chân thành, mộc mạc phù hợp với tâm trạng nhân vật nên đã tạo được sự truyền cảm chân thực, tự nhiên.
- Tác giả đã khéo léo kể chuyện bằng cách miêu tả cảnh vật xung quanh để làm nổi bật nội dung muôn thể hiện: “Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn di lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Cách miêu tả cảnh vật có tác dụng nhấn mạnh nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn Thành. Có thể nói, tâm hồn Thành đang nổi dông, nổi bão khi sắp phải chia tay với đứa em gái nhỏ, thân yêu. Cả đất trời như sụp đô trong tâm hồn Thành thế mà bên ngoài mọi người và cảnh vật vẫn ở trạng thái “bình thường”. Đây là một diễn biến tâm lí được tác giả miêu tả rất chính xác, rất hay. Nó làm tăng thêm nỗi thất vọng, bơ vơ của nhân vật Thành giữa thiên nhiên, giữa cuộc đời…
Kết bài
- Học truyện Cuộc chia tay của những con búp bẽ từ đầu học kì một mà đến nay tâm trạng thương xót, ngậm ngùi cho sự bất hạnh của nhân vật Thành và Thủy cứ đọng mãi trong em.
- Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của Thành và Thủy trong truyện khiến người đọc và bản thân em thấm thìa rằng: Tố ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng của tuổi thơ.
- nguồn lazi.vn tham khảo nha bạn
- nhớ tk
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Một cậu bé sinh ra không may mắn thiếu đi vành tai. Chính vì khiếm khuyết ấy mà cậu bé đã mất đi rất nhiều cơ hội thăng tiến trong cuộc sống. Hằng ngày cậu chờ đợi mòn mỏi có người hiến vành tai. Cuối cùng ngày này đã đến nhưng người hiến yêu cầu giữ bí mật thân thế. Cho đến khi ngày mẹ cậu mất, bố mới tiết lộ cho cậu sự thật chính mẹ đã hiến vành tai của mình để đổi lấy hình hài chọn vẹn cho cậu. Bấy giờ người con mới nhận ra rằng kho báu thực và có giá trị không phải là những gì có thể nhìn thấy, mà chính là các viên ngọc giấu ẩn. Tình yêu thật không phải là những gì đã làm để được biết đến, mà chính là sự lặng lẽ hiến dâng.