Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tháng 7/1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh đã về ngự ở chỗ Nguyễn Trãi trên chùa Côn Sơn. Đến ngày 4/8/1442, vua về đến Lệ Chi Viên thì đột ngột qua đời. Mọi người đều nói người giết vua là Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi. Cả gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay sau việc này, nhiều người đã cho rằng Nguyễn Trãi bị oan.
Vua Lê Nhân Tông từng khẳng định công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi như sau: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng". Tuy nhiên, ông vua này chưa minh oan cho Nguyễn Trãi.
Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù Bá, ban cho con trai Nguyễn Trãi, người sống sót duy nhất trong gia đình sau vụ án Lệ Chi Viên, là Nguyễn Anh Vũ chức huyện quan. Sau đó, Lê Thánh Tông còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, nhờ đó mà một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.
Mặc dù vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, nhưng Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi, người bị nghi là hung thủ chính, chưa được vua minh oan. Sử sách không nhắc gì đến việc này.
Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dânđột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).
Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]
Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét:"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[6]
Thánh Tông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[7] Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[8]
Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.[9][10][11][12][13]
Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[14]
Ông có tên húy là Lê Tư Thành (思誠), là con trai thứ tư của Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, trị vì 1433–1442). Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ, làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần.[15]
Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư (婕妤), ở tại cung Khánh Phương. Sinh thời Ngô Tiệp dư sùng Phật giáo thường cầu tự, một hôm mộng thấy Thượng đế ban cho một vị tiên đồng, bèn có mang. Bà sinh Lê Tư Thành vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (25 tháng 8 dương lịch) năm Đại Bảo thứ 3 (1442).[15]
Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được bộ quốc sử Đại Việt đời Lê, Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".[16]
Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn Thái tử Bang Cơ (con Thần phi Nguyễn Thị Anh) lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương (平原王), làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được Thái hậuNguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.[16]
Mẩu chuyện 1:
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Mẩu chuyện 2:
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên….
Nguyễn Trãi đã ra đời và đã sống với đất nước, với dân tộc, với nhân dân; Nguyễn Trãi, người anh hùng vào hàng số một của cuộc khởi nghĩa Lam sơn, quét sạch quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi người sáng tác ra bản “Thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Hơn 600 năm qua, lịch sử nước ta:
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có
Nguyễn Trãi chính là hào kiệt trong số những hào kiệt đó. Đúng như Nguyễn Đăng Tĩnh, trong bài tựa Ức Trai di tập đã nhận định: “ Ở nước ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần…đời nào cũng có những anh hùng mở nước và giữ nước nhưng tìm một người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm”
Một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà tư tưởng văn hóa tiêu biểu cho những truyền thống ưu tú nhất của dân tộc, một nhà văn nhà thơ để lại những áng văn chương “làm vẽ vang cho đất nước”, một tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức và nhân phẩm…Tất cả những mệnh đề trên đây góp lại đều đúng với Nguyễn Trãi.
Có thể nói, Nguyễn Trãi là kết tinh cao đẹp nhất cả tài năng và khí phách của dân tộc trong thời đại ông và mãi sau này.Nguyễn Trãi không sợ thời gian. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong tâm trí và tình cảm của người Việt Nam.
Nhớ Nguyễn Trãi, chúng ta nhớ người anh hùng cứu nước, người cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “Bình Ngô”, người thảo “ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi là một người yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, thiết tha, với tâm hồn và khí phách của người anh hùng. Đối với Nuyễn Trãi yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân.
Nguyễn Trãi suốt đời mang một hoài bão lớn: làm gì cho dân. Bắt đầu Bình Ngô đại cáo có câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” chữ ‘an” ở đây có nghĩa là an cư lạc nghiệp, cùng một ý với câu cuối cùng của Bình Ngô đại cáo : “ Nền thái bình muôn thuở”.
Nguyễn Trãi là người anh hùng cứu nước, đồng thời là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của nước ta. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi bao gồm nội dung phong phú. Các tác phẩm ông viết trong khoảng bốn mươi năm đầu thế kỉ XV, tức là trong giai đoạn lịch sử sôi sục của cuộc kháng chiến chống Minh và tiếp đó là xây dựng tổ quốc được giải phóng và phục hưng nền văn hiến của dân tộc.
Là một chiến sĩ của độc lập dân tộc, là một người đấu tranh vì quyền lợi của nhân nhân, Nguyển Trãi đã thể hiện trong tác phẩm của mình tinh thần của nền văn hóa việt, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân Việt. Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn việc làm văn với nhiệm vụ làm người. Văn chương không tách rời hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, văn chương gắn liền với phẩm chất “có nhân, có trí, có anh hùng”. Và ông đã nói về ý nghĩa chiến đấu của văn chương khi nhắc đến các bức thư gửi giặc Minh như sau:
Đao bút phải dùng tài đã vẹn,
Chỉ thư nẩy chép việc càng chuyên.
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
Điện Bắc đà đà yên phận tiên.
( Bảo kính cảnh giới, bài số 6)
Ông đã dùng “đao bút” viết “chỉ thư” tức là những bài văn tờ lệnh mà người đời sau gọi là Quân trung từ mệnh, “cố ra tay thướt” có nghĩa là tỏ tài khéo mà chiến đấu với tư tưởng ngoan cố của quân giặc, góp phần “vệ Nam”, tức bảo vệ nước Nam, và “điện Bắc”, tức là dẹp yên giặc Bắc. Nguyễn Trãi quả là có ý thức về tính chiến đấu của văn chương, và đã tự hào là mình biết dùng ngòi bút là vũ khí.
Tự hào về vai trò của người cầm bút, Nguyễn Trãi lại nhấn mạnh khả năng của văn nghệ. Văn nghệ phải giúp cho người đời nhìn hiện thực một cách phong phú hơn, sâu sắc hơn.. Nguyễn Trãi đã từng làm như vậy trong tác phẩm của mình. Và ông đã phát biểu về vấn đề như sau:
Nhàn lai vô sự bất thanh nga,
Trần ngoại phong lưu tự nhất gia.
Khuê bích thiên trùng khai điệp hiến,
Pha lê vạn khoảnh vạn tình ba.
Quản huền tào lạp lâm biên điểu
La ỷ phương phân ổ lý hoa.
Nhãn để nhất thời thi liệu phú,
Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa .”
(Hỷ đề)
Nghĩa là :
Khi nhàn thì không gặp sự việc gì thì không ngân nga,
Ngoài cõi bụi, phong lưu tự thành một nhà.
Núi lớp lớp giăng nghìn trùng ngọc khuê ngọc bích,
Nước phẳng lặng bày muôn khoảng treong như pha lê.
Đàn sáo rôn rịp như chimhot1 bên rừng,
Gấm vóc rực rỡ là hoa nở trong khóm.
Trong đáy mắt một lúc nguồn thi liệu dồi dào,
Nhà thơ và đời người ai có nhiều hơn ai”
Qủa thật, văn nghệ làm cho thế giới cao rộng và đáng yêu hơn!
Nguyễn Trãi, trong tác phẩm của mình, kể cả trong các tác phẩm chính luận, luôn có cái nhìn xa rộng, thấu đáo sâu sắc với thiên nhiên, xã hội, đối với cuộc sống của đất nước, của nhân dân. Ông đề cao tác dụng của văn nghệ, đồng thời lại có yêu cầu cao đối với văn nghệ đối với người làm văn nghệ. Yêu cầu ấy trước hết là : Văn nghệ phải gắn bó mật thiết với đời sống của quảng đại quần chúng. Mà chính sự nghiệp văn học của nguyễn trãi được xây dựng trên mối quan hệ mật thiết giữa văn học và đời sống. Ông đã từng phát biểu nhân trình vua Lê Thái Tông quan niệm của mình về nền âm nhạc: “ Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc”. Bản thân Nguyễn Trãi đã thể nghiệm điều ấy. Là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ kiên cường, ông đã suốt đời đấu tranh vì lợi ích của tổ quốc, của dân tộc. Ông viết để phục vụ cuộc đấu tranh ấy. Và cũng vì thế ông đã có cái “gốc” để sáng tạo ra nhiều tác phẩm hay. Có thể nói rằng, vai trò lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học nghệ thuật của nước ta trước hết là ở những quan điểm của ông. Mang tầm vóc của một nhà văn lớn. Ông đã đóng góp đáng kể vào kho tàng lý luận văn học nghệ thuật của dân tộc.
Bình Ngô đại cáo qua các bức thư gửi tướng tá quân xâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm…ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao của nghệ thuật.
Bình Ngô đại cáo là một ca khúc hùng tráng bất hủ của dân tộc ta. Hãy nghe Nguyễn Trãi lên án giặc ngoại xâm:
Tát cạn nước Đông- hải, khôn rữa sạch tanh hôi,
Chặt hết Trúc Nam sơn, khó ghimnđầy tội ác
…
Nghĩ khó đội trời cùng quân địch,
Thề không chung sống sống với giặc thù.
Và đây là mấy câu thơ diễn tả thế thắng của quân ta:
Voi uống mà cạn hết nước sông,
Gươm mài mà khuyết mòn đá núi.
Cứu binh hai lộ kéo sang, chữa quay chân đã bại
Cùng khấu các thành khiếp sợ, đều cởi giáp ra hàng,
Tướng giặc bị tù, vẫy đuôi cọp đói cầu thương hại.
Uy thần chẳng giết, thể lượng trời đức hiếu sinh.
Rồi đến đoạn cuối, lúc dẹp giặc xong:
Nước nhà từ nay bền vững
Non sông bởi đó đẹp tươi,
Càn khôn bĩ cực thái lai,
Nhật nguyệt tối rồi sáng tỏ
Để mở nền thái bình muôn thuở,
Để rửa điều hở thẹn nghìn thu.
Những bức thư gởi tướng tá giặc trong Quân trung từ mệnh tập mà Phan Huy Chú cho là “có sức mạnh như mười vạn quân” là một tài năng hùng biện. Hãy nghe Nguyễn Trãi kể tội Phương Chính:
“Bảo mày giặc dữ Phương Chính: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành. Nay bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương. Việc ấy trời đất không dung, thần dân đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua”.
Nguyễn Trãi không quên bọn ngụy quân và ngụy quan lúc bấy giờ; trong bức thư gởi chúng, Nguyễn Trãi viết:
“Người xưa có nói:“Qụa đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống nữa là người?...Quân ta đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà kéo đến theo ta. Bọn các ngươi nếu biết sửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng thì không hững rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sự, thì khi hãm thành tội ác các người tất nặng hơn giặc Ngô đấy’
Phải nói rằng, Nguyễn Trãi một mặt vạch tội ác quân xâm lược, và kiên quyết đánh chúng, mặt khác luôn luôn cố gắng hết sức mình để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cứu nước một cách đỡ tổn thất nhất, đồng thời sớm khôi phục bang giao bình thường với nhà Minh. Trong bức thư gửi Vương Thông, người chỉ huy quân xâm lược, Nguyễn Trãi đem hết tài hùng biện của mình để chỉ rõ thế tất bại của địch. Nguyễn Trãi kể sáu điều tất bại ấy như sau: điều 1: quân địch ngày càng suy yếu; điều hai: viện binh sẽ bị tiêu diệt; điều 3: quân của vua Minh phải điều lên phương Bắc để phòng quân Nguyên; điều 4: người dân Trung Quốc bị gánh nặng chiến tranh đè nén trở nên chán nản; điều 5: nội bộ triều Minh không hòa, xương thịt lẫn nhau; điều 6: quân ta trên dưới một lòng.
Nguyễn Trãi quả thật là một nhà chính trị có tầm cao xa, rộng lớn, đồng thời là một nhà ngoại giao khôn khéo. Ở nguyễn Trãi tài và đức thật vẹn toàn. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam ít có nhân vật tài đức vẹn toàn như Nguyễn Trãi. Trong suốt cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, Nghuyễn Trãi lúc nào cũng là mưu sĩ số một của Lê Lợi. Lê lợi đã dùng “Bình Ngô sách” của Nguyễn Trãi làm cơ sở cho chiến lược, chiến thuật của nghĩa quân Lam Sơn. Dương Bá Cung đã nhận rằng: “Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do công sức của Nguyễn Trãi”
Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử duy nhất đã tự mình viết lên những tư tưởng chính trị, quân sự và đạo đức của mình. Về văn học, thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông đã thất lạc hoặc ít hoặc nhiều. nhưng về chính trị và quân sự, tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm kết tinh tư tưởng chính trị và quân sự của ông. Bài Bình Ngô đại cáo bất hủ vừa là bản anh hùng ca của dân tộc làm phấn khởi và vẻ vang cho dân tộc, vừa là bản tổng kết đanh thép cuộc khởi nghĩa trường kì, gian khổ và thắng lợi chống quân Minh xâm lược.
Về thơ của Nguyễn Trãi, chữ thơ Nôm của Nguyễn Trãi là vốn quý của văn học dân tộc. Bình về thơ tưởng không hay bằng việc đọc hai câu thơ sau:
Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi,
Đem thanh nguyệt bạc, khách lên lầu…
Thơ của Nguyễn Trãi hay là như vậy! những vần thơ là tâm hồn của ông trong sáng và đầy sức sống. Có người nói thơ Nguyễn Trãi buồn vì đời của Nguyễn Trãi buồn. Thơ Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn, vì lẽ gì chúng ta đều biết, nhưng cả tập thơ Nguyễn trãi là tập thơ của con người yêu đời, yêu người, tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông đất nước vui tươi.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi đã ca ngợi Ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gát vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…” Nguyễn Trãi không phải là ông tiên, Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc......
mik sẽ giúp bạn nếu bạn nói: tôi ghét BTS
___________________
_______________
dc ko
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
* Bộ máy nhà nước:
- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.
- Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.
=> Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.
* Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…
hok tốt!!!
LÊ LỢI
Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, đối đãi với dân ta vô cùng tàn ác. Không một ai là không nghiến răng chau mày. Bấy giờ có Lê Lợi nổi quân đánh bại lại chúng; nhưng trong lúc mới khởi nghĩa, quân ít lương thiếu, mấy lần bị giặc đánh đuổi, mỗi người chạy một nơi. Nhưng ông không ngã lòng nản chí. Ít lâu sau, được mọi nơi giúp của giúp người nên thanh thế lại dần nổi lên.
Một hôm, đội quân của Lê Lợi bị thua nặng. Một mình ông thoát được vòng vây chạy về một xóm kia. Nhưng một toán quân Minh đã phát hiện ra, đuổi theo rất gấp.Khi đi qua một lùm cây,ông bỗng thấy hai vợ chồng một ông lão đang be bờ bắt cá ở ruộng. Ông liền chạy xuống nói với ông lão:
- Cụ làm ơn cho tôi bắt cá ở đây với, lũ chó Ngô sắp tới bây giờ!
Ông lão cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho ông, và ra hiệu bảo ông cứ xuống mà bắt.
Lê Lợi vừa thò tay xuống bùn thì cả toán quân giặc đã sồng sộc chạy tới. Một đứa trong bọn nhìn quanh nhìn quất rồi dừng lại bên cạnh đám ruộng:
- Này lão kia có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?
Ông lão lắc đầu:
- Từ khi chúng tôi tát cá ở đây chả có người nào chạy qua cả.
Trong lúc những tên giặc khác đang lục soát bờ bụi, thì Lê Lợi cũng ngẩng đầu lên nhìn theo. Ông lão quát:
- Thằng bé kia, mày không bắt đi để còn về ăn cơm, nhìn ngó cái gì?
Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá như cũ. Quân giặc đứng trên bờ tưởng người nhà ông lão nên không hỏi thêm gì nữa. Một chốc sau, chúng rút đi nơi khác.
Tối hôm ấy, ông lão đưa Lê Lợi về nhà mình. Một đám quân bị lạc chủ tướng lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi. Đây là một thôn ở gần núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ kho lên cho mọi người làm thức ăn, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép vừa bắt được lúc chiều. Cơm dọn ra. Cả tướng lẫn quân vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon lành. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông lão, nói:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này lúc nước nhà hưng phục, sẽ mong có dịp báo đền.
*
Lần thứ hai, Lê Lợi lại bị thua to, quân sĩ không chống nổi với lực lượng hùng hậu của giặc nên xiêu bạt mỗi người một nẻo. Lê Lợi một mình trốn về rừng già, có ba tên giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường rẽ ông bỗng bắt gặp thây một cô gái bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn: -"Xin vong hồn nàng hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức báo thù lúc khác".
Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, ông đành chui liều vào một bụi cây. Quân Minh đuổi theo đến khoảng đó thì dừng lại nhìn ngó quanh quất, chưa biết nên tìm ngả nào, chúng xuỵt chó đi sục sạo. Thấy con chó cắn vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.
Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây cắn inh ỏi. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đây; chung toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con chồn. Chó thấy chồn lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và mắng: -"Chúng tao nuôi mày để săn người An-nam chứ có phải săn chồn đâu?". Và rồi chúng kéo nhau bỏ đi nơi khác. Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.
*
Sau những ngày chiến đấu gian khổ, quân đội khởi nghĩa bắt đầu thu hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, quân Minh cũng tiếp tục mất hết thành nọ đến thành kia. Cuối cùng bọn giặc phải bỏ giáp quy hàng. Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Nhưng ông chẳng bao giờ quên những người đã cứu giúp mình và nghĩa quân ngày trước. Ông mới sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã chết cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nền nhà cũ. Hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế. Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.
Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm chồn đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo. Không biết tên của nàng, ông sai gọi nàng là Hộ quốc phu nhân, nghĩa là bà phu nhân giúp nước. Người ta cũng gọi là Hồ Ly phu nhân.[1]
KHẢO DỊ
Người Nghệ-An có truyền thuyết Núi Phù Lê:
Ở một hòn núi thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ấy có một cây đa sống lâu đến tám, chín trăm năm, ruột rỗng thành lỗ. Bị giặc Minh đánh đuổi, Lê Lợi chui vào cái lỗ ấy ẩn nấp. Giặc xuỵt chó đi tìm. Đến cây đa, chó đánh hơi và sủa mạnh. Từ trong lỗ bỗng vụt nhảy ra một con chồn. Chó đuổi theo và giặc cũng theo chân chó, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn. Khi bước ra khỏi lỗ một quãng thì thấy có thây một đàn bà chết. Lê Lợi nghĩ rằng chính người đàn bà ấy đã hóa thành chồn để cứu mình, bèn bảo quân chôn cất. Và khi dẹp xong giặc nước, vua phong cây đa ấy là cây Phù Lê, núi cũng mang tên ấy. Người đàn bà được phong thần, sau dân lập đền thờ.[2]
Người Nghệ- an còn có một truyện khác cắt nghĩa nguồn gốc cái tên làng Cẩm-bào (nay thuộc xã Diễn- trường, Diễn-châu, Nghệ An):
Khi đánh quân Minh, Lê Lợi có lần bị giặc đuổi, chạy qua đây. Lúc này có một người đang làm ngoài đồng. Người ấy bảo:-"Hãy cởi áo bào tôi cứu cho". Nói xong người ấy đổi áo cho Lê Lợi. Giặc đến thấy người mặc áo bào tưởng là người mà mình đang tìm bèn giết chết. Còn Lê Lợi thì lẩn vào trong xóm thoát được. Khi lên ngôi vua, ông sai đặt tên làng ấy là Cẩm-bào để nhớ ơn. Nay còn cái cầu gần ga Yên-lý mang tên ấy.[3]
[1] Theo Phạm Đình Hổ. Vũ trung tùy bút, đã dẫn.
[2] Theo Bản khai xã Thanh-tân. Cũng có người cho núi này sở dĩ mang tên Phù Lê là do công lao mẹ con bà Bạch Ngọc, hoàng hậu nhà Trần khai thác điền trang ở vùng Hương-sơn, giúp vua Lê nên có tên ấy.
[3][3] Theo lời kể của người Nghệ-an.