Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua câu chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" tác giả đã đề cập đến những nội dung liên quan đến quyền trẻ em:
- Trẻ em có quyền được đi học và giáo dục nhân cách.
- Trẻ em có quyền được ở trong vòng tay của cha mẹ.
- Thật tội nghiệp cho những đứa trẻ vì bố mẹ li dị mà phải rời xa nhau.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời từ tia chớp cảm xúc mãnh liệt của tác giả Minh Huệ trong hoàn cảnh đó. Trong niềm xúc động rưng rưng của đêm đông xứ Nghệ, nhà thơ đã hóa thân vào anh bộ đội kể chuyện chiến trường, để kể một câu chuyện về Bác trong những vần thơ sâu lắng, say mê, bồi hồi. Có thể nói, không chỉ ngay lúc ấy, khi những xúc cảm mãnh liệt được tuôn tràn lên trang giấy, cho đến nay, dù trong hoàn cảnh nào, bài thơ vẫn đem lại cho mỗi chúng ta niềm xúc động khi cùng tác giả sống lại kỉ niệm ấy.
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Câu chuyện được bắt đầu như thế. Trong một đêm mưa giữa rừng, khuya và lạnh. Trên chặng đường hành quân đi chiến dịch, trong mái lều xơ xác bập bùng ánh sáng và hơi ấm ngọn lửa, anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ, ngồi lặng yên bên bếp lửa. Không gian với bóng đêm và ánh lửa đã tạo nên sự đan xen giữa hai mảng sáng – tối, thành cái phông nền đặc biệt, làm nổi bật hình ảnh vị lãnh tụ đáng kính.
Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác hiện lên trong dáng ngồi lặng yên với vẻ mặt trầm ngâm nghĩ ngợi. Anh ngạc nhiên rồi mới vỡ lẽ. Trong sự tĩnh lặng của đêm rừng, Người đang trầm ngâm suy tính việc nước. Anh biết vậy, nên không muốn làm cắt đứt dòng suy tư của Bác, anh lặng lẽ đắm say ngắm nhìn người Cha già đang vun đống lửa sưởi ấm cho các anh nằm. Lòng yêu thương kính trọng càng sâu sắc hơn nữa khi anh nhận ra: Bác không chỉ lo việc nước, Bác còn đang chăm chút cho chính cuộc sống của các anh. Và cứ mỗi giây phút thời gian trôi đi, anh lại nhận ra có thêm biết bao ưu tư vương lại và đè nặng lên dáng hình của Bác. Những câu thơ như khắc như họa những nỗi niềm ấy. Nhà thơ như đang tạc vào không gian một bức tượng mà nét khắc là bóng đêm và sắc màu là ánh lửa. Để chợt khi, dáng hình ấy lay động, anh mới bừng tỉnh, xúc động:
Rồi bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Đến đây thì anh biết rằng mình không thể giả vờ ngủ lâu hơn nữa để được nhận lấy niềm thương yêu chăm chút ấy, để được vị kỉ dành riêng cho mình quyền được lặng lẽ ngắm nhìn, chiêm ngưỡng Bác. Anh phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho Người. Phút bừng ngộ khiến trong trái tim anh, hình ảnh Bác hiện lên không chỉ thiêng liêng, kì vĩ mà còn gần gũi, thân thuộc: “Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Anh hiểu được tấm lòng của người Cha già dân tộc, cao cả mà bình dị, nồng ấm. Tình cảm ấy kéo gần những khoảng cách xa xôi, chan hòa những tôn ti thứ bậc, nó khiến anh dám chia sẻ với Bác xúc cảm của mình. Nhưng anh đã không thuyết phục được Bác chợp mắt. Anh bồn chồn, lo lắng, thao thức bởi biết bao tình cảm đan xen, bộn bề. Anh đã chìm đi trong giấc ngủ với biết bao trằn trọc lo toan ấy để phải “hoảng hốt giật mình” khi lần thứ ba thức dậy, “Bác vẫn ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc”. Nỗi lo lắng đã bột phát thành hành động:
Anh vội vàng nằng nặc:
– Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Đâu có phải riêng đêm nay Bác không ngủ. Đã biết bao đêm, ngay cả khi bị giam hãm trong ngục tù giam khổ của Tưởng Giới Thạch, Bác đã trằn trọc băn khoăn, Bác đã thức trắng đêm lo cho vận nước. Đã biết bao đêm Bác hóa thạch trong thế suy tư? Dáng ngồi bất động kia của Bác nói cho anh đội viên biết nhiều hơn tình yêu dành cho dân quân, bộ đội. Chất chứa trong ấy là bao nỗi lo lắng và thương cảm của Bác đối với nhân dân, đối với tiền đồ dân tộc. Khi trong lòng còn biết bao mối bận tâm như thế, liệu Người có thể ngủ ngon giấc?
Song hành với sự tăng tiến trong tâm trạng của anh đội viên qua ba lần thức giấc: Từ ngạc nhiên đến hoảng hốt, lo lắng, từ thổn thức, nằn nì đến vội vàng, nằng nặc là sự tăng tiến trong tình cảm của Bác: Càng thươngcàng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau. Ở đỉnh cao của hai dòng tâm trạng ấy, anh đội viên đã bừng ngộ ra lẽ sống của Bác. Tấm lòng yêu thương bao la của Bác đã có sức lan tỏa và lay động lớn lao đối với tâm hồn người chiến sĩ trẻ tuổi:
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác
Hai cái nhìn, hai ý nghĩ. Mỗi người đều đang theo đuổi tâm tư riêng của mình nhưng kết thúc câu chuyện là một sự đồng điệu. Trong niềm vui sướng và xúc động dâng trào, người chiến sĩ thức luôn cùng Bác để giữ mãi những phút giây bên Người:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Rừng cháy là câu chuyện kể về cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp của cha con cậu bé An. Truyện vẽ nên khung cảnh rừng khô y nghi, tráng lệ, hoang sơ và cũng rất hùng vĩ đã chở che, tạo nên những cảm xúc êm dịu trong lòng con người nơi đây. Nhưng khung cảnh đẹp đẽ không tồn tại được bao lâu khi giặc Pháp kéo đến tàn phá khu rừng. Từng đợt bom cứ vô tình phòng xuống, phá hoại tất cả. Hai cha con bé An hốt hoảng bỏ chạy khỏi sự tàn phá. Thú trong rừng cũng thi nhau chạy để tìm sự sống cho mình. Để lại trong lòng An là những buồn lo, mải miết và sự tiếc nuối về khu rừng nhiều kỉ niệm.
Đoạn văn tham khảo:
Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.
Câu chuyện xảy ra trong những không gian: trong rừng, chân núi - nơi trung bày bức tượng Nhân Sư quý giá, quầy tạp phẩm, đền thờ thần A-pô-lô, thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi.
- Diễn bính chính của câu chuyện:
+ Nhân vật "tôi" và Thần Đồng để Thần Thoại ở trong rừng sau đó đi nghiên cứu tượng Nhân Sư, tìm kiếm điều gì đó
+ Khi trời đã tối, nhân vật "tôi" và Thần Đồng dẫn Thần Thoại vào đền thờ A-pô-lô.
+ Thần Đồng ngã xuống một cái hố, khám phá ra cơ quan bí ẩn. Sau đó Thần Đồng đi cùng Thần Thoại lấy đá Ôm-phe-lốt ở bảo tàng về.
+ Sau khi đặt đá Ôm-phe-lốt vào cơ quan ở hố sâu, cả ba nhân vật được sang một không gian khác. Đó là thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi. Ở đó có rất nhiều điều kỳ thú.
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.
Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.
Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.
Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.
Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.
Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
Má nuôi An có dặn dò và chỉ An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật.