Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa: Vòng đời của bọ rùa trải qua các giai đoạn: Từ trứng, có kích thước nhỏ, màu vàng. Trứng nở tạo thành con non, hình thành các mô, cơ quan. Khi đã đạt về kích thước, chúng chuyển sang giai đoạn nhộng có màu cam đỏ với đốm đen. Sau một thời gian, nhộng biến đổi thành con trưởng thành, phát sinh các cơ quan mới, bắt đầu chu kì sinh sản và đẻ trứng.
- Những thay đổi trong vòng đời của cây đậu: Từ hạt bắt đầu nảy mầm; phát triển thành cây non, cây non lớn dần lên xuất hiện lá, rễ. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn. Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra hoa và tạo quả.
Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp: huyết áp giảm dần từ động mạch đến tĩnh mạch.
- Càng xa tim thì huyết áo càng giảm, do lực đẩy của tim và lực ma sát của máu giảm
a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.
Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh
b, Chú thích:
(1) - Màng trước xinap
(2) - Màng sau xinap
(3) - Thụ thể
(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học
(5) - Ty thể
(6) - Khe xinap
Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:
* Hình thái của hệ rễ cây:
Quan sát hình 1.1. ta thấy:
- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.
- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:
+ Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.
+ Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.
+ Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.
- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.
- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:
+ Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao.
Tham khảo!
- Quá trình sinh sản hữu tính ở cây dưa chuột: Giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy. Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi nằm trong hạt.
- Quá trình sinh sản hữu tính ở ếch: Giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (tế bào trứng) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thành cơ thể con.
1 – Lấy thức ăn: Thức ăn được đưa vào miệng.
2 – Tiêu hóa thức ăn: Thức ăn được vận chuyển trong ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học để tạo nên các chất dinh dưỡng.
3 – Hấp thụ chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.
4 – Tổng hợp (đồng hóa) các chất: Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào. Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống.
5 – Thải chất cặn bã: Những chất không hấp thụ được đi vào ruột già và biến đổi thành phân rồi đào thải ra ngoài qua hậu môn.
Tham khảo:
- Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
- Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.
Giai đoạn tổng hợp
- Năng lượng hóa học được tích lũy trong các chất hữu cơ được tổng hợp từ năng lượng ánh sáng nhờ quá trình chuyển hóa của sinh vật quang tự dưỡng.
Giai đoạn phân giải
- Năng lượng hóa học được biến đổi thành ATP nhằm dễ dàng duy trì hoạt động sống của sinh vật và 1 phần trở thành nhiệt năng.
Giai đoạn huy động năng lượng
- ATP sẽ bị phá vỡ các liên kết giữa các gốc phosphate và giải phóng năng lượng thực hiện các hoạt động sống của sinh vật. Khi các hoạt động sống được thực hiện cũng sẽ tạo ra nhiệt năng.
- Vòng đời của cây thông trải qua các giai đoạn sau: Cây non, cây trưởng thành nón đực mang tinh tử và nón cái mang noãn bào, hợp tử và phôi trong hạt
- Vòng đời của muỗi trải qua các giai đoạn sau: Trứng trở thành ấu trùng sau đó ấu trùng trở thành nhộng và cuối cùng trở thành muỗi trưởng thành