K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa: Vòng đời của bọ rùa trải qua các giai đoạn: Từ trứng, có kích thước nhỏ, màu vàng. Trứng nở tạo thành con non, hình thành các mô, cơ quan. Khi đã đạt về kích thước, chúng chuyển sang giai đoạn nhộng có màu cam đỏ với đốm đen. Sau một thời gian, nhộng biến đổi thành con trưởng thành, phát sinh các cơ quan mới, bắt đầu chu kì sinh sản và đẻ trứng.

- Những thay đổi trong vòng đời của cây đậu: Từ hạt bắt đầu nảy mầm; phát triển thành cây non, cây non lớn dần lên xuất hiện lá, rễ. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn. Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra hoa và tạo quả.

- Vòng đời của cây thông trải qua các giai đoạn sau: Cây non, cây trưởng thành nón đực mang tinh tử và nón cái mang noãn bào, hợp tử và phôi trong hạt

- Vòng đời của muỗi trải qua các giai đoạn sau: Trứng trở thành ấu trùng sau đó ấu trùng trở thành nhộng và cuối cùng trở thành muỗi trưởng thành

9 tháng 3 2023

a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.

Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh

b, Chú thích:

(1) - Màng trước xinap

(2) - Màng sau xinap

(3) - Thụ thể

(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học

(5) - Ty thể

(6) - Khe xinap

8 tháng 8 2023

Nước được hấp thụ qua các lông hút ở rễ --> Nước di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp --> Nước vận chuyển trong thân, từ thân đến lá --> Thoát hơi nước ở lá.

19 tháng 8 2023

Nước được hấp thụ qua các lông hút ở rễ --> Nước di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp --> Nước vận chuyển trong thân, từ thân đến lá --> Thoát hơi nước ở lá.

 
7 tháng 8 2023

Tham khảo:

a, Hình thức cảm ứng của lá cây đậu: Ứng động sinh trưởng

b, Cơ chế: Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện của cơ quan gây nên.

c, Giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi trư­ờng để tồn tại và phát triển. Lá xòe vào buổi sáng để quang hợp, cụp vào buổi tối để giảm bớt sự thoát hơi nước

10 tháng 4 2017

Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:

* Hình thái của hệ rễ cây:

Quan sát hình 1.1. ta thấy:

- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.

- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:

    + Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.

    + Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.

    + Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.

    + Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.

- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.

- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:

    + Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.

    + Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

    + Áp suất thẩm thấu rất cao.

- Phản ứng của cây cà chua: Khi được đặt ở nơi có nguồn ánh sáng ở một phía, ngọn của các cây cà chua sẽ dần dần sinh trưởng uốn cong hướng về phía có ánh sáng.

- Phản ứng của con cuốn chiếu: Khi bị chạm vào, con cuốn chiếu sẽ ngay lập tức cuộn tròn người lại để tự vệ.

Tham khảo!

- Quá trình sinh sản hữu tính ở cây dưa chuột: Giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy. Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi nằm trong hạt.

- Quá trình sinh sản hữu tính ở ếch: Giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (tế bào trứng) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thành cơ thể con.

28 tháng 4 2017

Quá trình trao đổi ở giun đất:

- Bề mặt trao đổi khí: bề mặt cơ thể.

- Đặc điểm của bề mặt hô hấp:

    + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng.

    + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

- Cơ chế trao đổi khí: khí O2 và CO2 khuếch tán qua bề mặt cơ thể

Quá trình trao đổi khí ở côn trùng:

- Bề mặt trao đổi khí: ống khí.

- Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở.

- Cơ chế trao đổi khí: Khí O2 từ môi trường ngoài vào tế bào, CO2 ra môi trường ngoài thông qua hệ thống ống khí.

- Hoạt động thông khí: sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, được thực hiện ở cấp cơ thể cũng như cấp tế bào. Cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải các chất bài tiết ra ngoài. Tế bào hấp thụ các chất cần thiết từ cơ thể và thải các chất bài tiết.

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình đồng hóa gồm tổng hợp các chaát mới, tích lũy năng lượng, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng, phân giải các chất hấp thụ. Trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau.