Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Loại mô phân sinh | Vị trí | Chức năng |
Mô phân sinh đỉnh | Nằm ở đỉnh chồi ngọn, chồi bên (chồi nách) và đỉnh rễ. | Làm tăng chiều dài của thân và rễ. |
Mô phân sinh bên | Nằm ở phần vỏ và trụ của thân, rễ. | Làm tăng độ dày (đường kính) của thân và rễ. |
Mô phân sinh lóng | Nằm ở vị trí các mắt của thân. | Làm tăng quá trình sinh trưởng chiều dài của lóng. |
a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.
Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh
b, Chú thích:
(1) - Màng trước xinap
(2) - Màng sau xinap
(3) - Thụ thể
(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học
(5) - Ty thể
(6) - Khe xinap
Tham khảo:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm ba giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
- Giai đoạn tổng hợp: Sinh vật quang tự dưỡng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ.
- Giai đoạn phân giải: Trong cơ thể sinh vật, quá trình phân giải làm biến đổi các chất hữu cơ lớn thành các phân tử nhỏ hơn, đồng thời, hóa năng tích lũy trong các chất hữu cơ lớn chuyển sang hóa năng dễ chuyển đổi và sử dụng trong ATP.
- Giai đoạn huy động năng lượng: Các liên kết giữa các gốc phosphate trong phân tử ATP sẽ bị phá vỡ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của sinh vật. Một lượng lớn năng lượng trong các giai đoạn được giải phóng dưới dạng nhiệt tỏa ra môi trường.
Giai đoạn tổng hợp
- Năng lượng hóa học được tích lũy trong các chất hữu cơ được tổng hợp từ năng lượng ánh sáng nhờ quá trình chuyển hóa của sinh vật quang tự dưỡng.
Giai đoạn phân giải
- Năng lượng hóa học được biến đổi thành ATP nhằm dễ dàng duy trì hoạt động sống của sinh vật và 1 phần trở thành nhiệt năng.
Giai đoạn huy động năng lượng
- ATP sẽ bị phá vỡ các liên kết giữa các gốc phosphate và giải phóng năng lượng thực hiện các hoạt động sống của sinh vật. Khi các hoạt động sống được thực hiện cũng sẽ tạo ra nhiệt năng.
- Sinh trưởng sơ cấp của thân diễn ra ở vị trí: mô phân sinh đỉnh thân.
- Sinh trưởng sơ cấp của thân là do hoạt động phân chia nguyên nhiễm của các tế bào mô phân sinh đỉnh thân tạo nên.
- Sinh trưởng sơ cấp của thân làm tăng chiều dài của thân.
- Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:
* Hình thái của hệ rễ cây:
Quan sát hình 1.1. ta thấy:
- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.
- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:
+ Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.
+ Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.
+ Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.
- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.
- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:
+ Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao.
Tham khảo:
Vị trí | Vai trò | |
Mô phân sinh đỉnh | Ngọn cây, đỉnh cành và chốp rễ của cây một lá mầm và hai lá mầm | Mô phân sinh đỉnh ở ngọn cây và đỉnh cành làm tăng chiều cao của cây, chiều dài của cành Mô phân sinh đỉnh ở rễ làm tăng chiều dài rễ |
Mô phân sinh bên | Chỉ có ở phần thân cây ở cây hai lá mầm. | Làm tăng đường kính của thân |
Mô phân sinh lóng | Chỉ có ở phần lóng ở hây một lá mầm | Làm tăng chiều dài của lóng |
- Phản ứng của giun đất:
+ Đầu : Rụt đầu lại
+ Thân: Oằn mình đi chỗ khác
+ Đuôi: Rụt đuôi lại
1. Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
2. Kích thích trong thí nghiệm về giun đất là tính cảm ứng
3. Giun sẽ ko có những phản ứng như rụt đầu, rụt đuôi hay oằn mình đi nơi khác mà chỉ có những phản ứng nhẹ hơn
Tham khảo:
- Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
- Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.