K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018
Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc, chợt "động lòng bốn phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mang", với "thanh gươm yên ngựa" lên đường đi thẳng.
Không gian trong hai câu thứ ba và thứ tư (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải.
Tác giả dựng lên hình ảnh "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong" rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không ? Không, vì hai chữ "thẳng giong" có người giải thích là "vội lời", chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần trước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết tính Hoạn Thư, do đó gặp lại được là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thoả chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.
Lời Từ Hải nói với Kiều lúc chia tay thể hiện rõ nét tính cách nhân vật. Thứ nhất, Từ Hải là người có chí khí phi thường. Khi chia tay, thấy Kiều nói :
Nàng rằng : "Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".
Từ Hải đã đáp lại rằng :
Từ rằng : "Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình".
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự
Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.
Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống
Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt và ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích. Đặc biệt, nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.
Về từ ngữ, tác giả dùng từ trượng phu, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. Trượng phu nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn. Thứ hai là từ thoắt trong cặp câu :
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình. Cụm từ động lòng bốn phương theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Hai chữ dứt áo trong Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.
4 tháng 5 2018

Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải là ba nhân vật đã gắn bó với số phận và đời sống tình cảm của Thúy Kiều. Mối tình Kim – Kiều là mối tình đầu tuyệt đẹp giữa "Người quốc sắc, kể thiên tài" đã nặng tình thề nguyền "Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". Mối tình giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều là quan hệ "Trước còn trăng gió sau ra đá vùng". Từ Hải với Thúy Kiều đã gắn bó với nhau bằng mối tình tri kỷ giữa "trai anh hùng, gái thuyền quyên". Những nhân vật ấy đã được thi hào Nguyễn Du thể hiện một cách tuyệt đẹp, làm cho cảm hứng nhân văn lung linh tỏa sáng trên những trang thơ "Truyện Kiều".

Đọc đoạn thơ "Kiều gặp Từ Hải" qua nghệ thuật tả người của một ngòi bút thiên tài, qua nhân vật Từ Hải ta cảm nhận được ước mơ về tự do và công lý trong xã hội phong kiến.

Lúc bấy giờ Kiều đang sống ở Châu Thai trong tay Bạc Bà, Bạc Hạnh:

" Thoắt buôn về, thoắt bán đi, Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi!"

Trong cảnh ngộ ấy, "khách biên đình", nơi biên ải xa xôi đã đến với Kiều. Đó là một đêm mùa thu "gió mát, trăng thanh". Hai chữ "bỗng đâu" nói lên sự bất ngờ, đột ngột:

" Lần thâu gió mát, trăng thanh, Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi"

Không phải là một văn nhân với tiếng "nhạc vàng", với "cỏ pha màu áo nhuộm non da trời". Cũng không phải là người "trăm nghìn đổ một trận cười như không". Mà là "một đấng anh hùng" có cốt cách phi thường:

" Râu hùm, hàm én, màỵ ngài. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao"

Những ẩn dụ, những số đo ấy tuy mang tính chất ước lệ tượng trưng của thi pháp cổ, nhưng với cách ngắt nhịp 2/2/2 ở cậu lục và 4/4 ở câu bát, giọng thơ trở nên mạnh mẽ đầy ấn tượng về một tướng mạo phi phàm, uy nghi. "Khách biên đình" có võ nghệ cao cường vô địch, có trí dũng "lược thao gồm tài". Đó là một anh hùng xuất chúng:

" Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài"

Lai lịch bí mật của "khách" được hé lộ dần về họ, tên, quê quán, về chí khí "giang hồ" của một khách cung kiếm, sống một cuộc đời tự do:

" Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông. Giang hồ quen thói vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo"

Nguyễn Du đã sử dụng một số từ Hán - Việt như: "đấng anh hào", "côn quyền", "lược thao", "giang hồ", "vẫy vùng" để khắc họa tính cách anh hùng và khát vọng tự do của nhân vật Từ Hài. Các phụ âm "đ" trong các từ ngữ như : "đường đường", "đấng", "đội trời, đạp đất", "ở đờĩ" "Việt Đông", làm cho giọng thơ vang lên hùng hồn, mạnh mẽ. Sau này khi Từ công đã chết, Thúc Sinh còn nhắc lại đầy ngưỡng mộ:

" Đại vương tên Hải họ Từ, Đánh quen trăm trận, sức dư muôn người. ... Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên, Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng, Đại quân đồn đóng cõi đông ..."

Có thể nói, Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ, hình ảnh tráng lệ nhất, giọng thơ hùng tráng nhất, để ca ngợi cốt cách phi thường, thói giang hồ tự do,chí khí anh hùng của Từ Hải.

Từ Hải còn là một anh hùng rất đa tình. Buổi gặp gỡ đầu tiên cố thiếp danh trang trọng, nhiều tâm đắc tương tri: "cùng liếc … cùng ưa". Người đẹp đã làm cho đấng anh hào phải xiêu lòng. Cũng là khoảnh khắc "ban đầu lưu luyến" của lứa đôi:

" Thiếp danh đưa đến lầu hồng, Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa"

Cuộc đối thoại tại "lầu hồng" giữa anh hùng và giai nhân đã làm nổi bật thêm những nét đẹp trong tâm hồn Từ Hải. Đến "lầu hồng" gặp Kiều, Từ Hải không phải vì tình "trăng gió" mà là "tâm phúc tương cờ",đi tìm "tri kỷ". Vì vậy khi nghe người đẹp nói lên niềm hy vọng "Tấn Dương được thấy mây rồng có phen", nghe Kiều gửi gắm sự trông cậy chở che: "Rộng thương cỏ nội hoa hèn — Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" thì Từ Hải "gật đầu" sung sướng:

" Một lời đã biết đến ta, Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau"

Đó là một Lời hứa như dao chém đá của trang anh hùng nghĩa hiệp. Chẳng cần dùng mưu kế như Thúc Sinh "rước về hãy tạm dấu nàng một nơi", Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, thái độ xử lý rất đàng hoàng: "Tiền trâm lại cứ nguyên ngân phát hoàn". Con người "giang hồ quen thói vẫy vùng", từng "đánh quen trăm trận" ấy lại có một tình yêu rất lãng mạn, Từ Hải là ân nhân của Kiều đã làm thay đổi số phận của một gái thanh lâu:

" Trai anh hùng, gái thuyền quyên, Phỉ nguyền sảnh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng"

Qua đoạn thơ "Kiều gặp Từ Hải", ta càng thấy rõ nghệ thuật tả người của Nguyễn Du rất đặc sắc, độc đáo. Thi hào đã dành những câu chữ hay nhất, trang trọng nhất để khắc họa tính cách anh hùng phi thường, khát vọng tự do và chất đa tình lãng mạn của nhân vật Từ Hải. Từ giọng điệu đến ngôn từ đều trang trọng, cổ kính: nhân vật lung linh màu sắc huyền thoại sử thi.

Nhân vật Từ Hải tựa như một ánh hào quang chiếu qua một quãng đời ngắn ngủi của Thúy Kiều, nhưng đã để lại trong lòng người bao ấn tượng tốt đẹp. Chân dung anh hùng Từ Hải là một phương diện tuyệt đẹp về cảm hứng nhân văn của "Truyện Kiều".

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:

+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc. Như bệnh sốt rét rừng, khiến người lính rụng tóc hay bệnh ghẻ do thiếu nước sạch hoặc côn trùng cắn, một số khác lựa chọn cách cạo trọc đầu để thuận tiện cho kháng chiến, hạn chế di chuyển và thời gian làm vệ sinh cá nhân.

+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.

+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như Thanh Thảo đã viết: “Những tuổi 20 ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc”.

+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

- So sánh với đoạn 2:

+ Trong đoạn 2, người lính hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Người lính trong đoạn 2 được sống đúng với lứa tuổi, tâm hồn và khát vọng đời thường. Nhưng sang đến đoạn 3, người lính có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thực tại, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn 3.

- Chú ý những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.

Lời giải chi tiết:

- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:

+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc.

+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.

+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

- So sánh với đoạn 2:

     Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thường ngày, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.

7 tháng 5 2023

- * Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:

- Dáng vẻ: kì dị: không mọc tóc → gian khổ.

- Hình ảnh hùng tráng: mồ viễn xứ, áo bào thay chiếu, áo bào - cái chết sang trọng.

 

- Tâm hồn:

+ Ý chí, dũng cảm, trách nhiệm: tư thế dữ oai hùm; chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

+ Lãng mạn: nhớ về hình bóng người con gái (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).

* Hình ảnh người lính ở đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ của đêm liên hoan, của không gian nhộn nhịp, tưng bừng, đầy màu sắc, ánh sáng, của không gian ấm áp tình người. Trong khi đó, hình ảnh người lính ở đoạn 3 lại trở về với thường ngày: hành quân, chiến đấu, là những hình ảnh dữ dội, khốc liệt.

19 tháng 1 2022

Tham Khảo:

Trước 1945
Trước 1945, trang phục của người Việt mang đậm dấu ấn phong kiến, được phân biệt theo tầng lớp xã hội.
Trong hình là Hoàng hậu Nam Phương trong trang phục áo Nhật Bình.
Quần áo của thường dân rất đa dạng như áo nâu sòng, quần lụa đen, áo tứ thân, áo yếm, áo dài, vấn khăn mỏ quạ, đội nón quai thao
Nhờ có tà dáo dài, vẻ đẹp của phụ nữ như được mềm mại và thướt tha hơn rất nhiều.
Ngoài trang phục, phương pháp làm đẹp thời xưa cũng khá…độc đáo
Răng hạt huyền chính là điểm nhấn đồng thời là nét cuốn hút không thể chối từ của phái đẹp thời xưa.
Tục nhuộm răng đen của phụ nữ xưa trước hết là do quan điểm thẩm mỹ. Lý do trực tiếp của tục nhuộm răng bởi nhai trầu thường làm ố đen răng nên phải nhuộm thật đen để tạo được nét duyên dáng cho hàm răng.
Bên cạnh việc làm đẹp, chăm sóc gia đình, phụ nữ xưa cũng không quên thú vui cho riêng mình. Đặc biệt là những phu nhân nhà giàu thường có riêng cách để giải khuây giữa cuộc sống bộn bề.
Từ 1945 đến 1975
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trang phục có nhiều thay đổi do sự Âu hóa nhanh chóng tại khu vực thành thị, phụ nữ mặc váy hoặc áo dài cách tân.
Kiểu tóc vấn cao cộng với chiếc kiềng cổ như càng tăng thêm vẻ quý phái cho phụ nữ ở thời kỳ này.
Một phụ nữ Sài Gòn xưa trong bộ áo dài nâu và chuỗi vòng hạt dài.
Áo dài chính là trang phục truyền thống của phụ nữ thời bấy giờ. Chính vì lẽ đó, những hình ảnh này cứ in hằn và trở thành biểu tượng đẹp cho đến tận ngày nay.
Sau năm 1975, hay đúng hơn là sau công cuộc đổi mới, các quan niệm, tư tưởng dường như cởi mở hơn cùng với quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa.
Phụ nữ nông thôn miền Bắc vẫn mặc áo cánh nâu cổ tròn hoặc cổ tim, quần đen bằng vải lụa bóng, đầu vấn khăn vuông.
Ở miền Nam, trang phục phổ biến vẫn là áo sơmi, áo thun và các loại váy đối với tiểu thương, trí thức.
Áo bà ba với nông dân.
Đến cuối thế kỷ 20, vào những năm 60, 70 thì phụ nữ Sài Gòn lai nổi lên với kiểu vẻ đẹp hiện đại và hợp mốt thành thị của các quý cô.
Phong cách của người phụ nữ xinh đẹp trong bộ váy xòe chấm bi bồng bềnh, thắt eo gọn cùng kiểu tóc sang trọng vẫn không hề lỗi mốt cho đến bây giờ.
Đôi mắt to sáng lấp lánh, khuôn miệng nhỏ xinh lanh lợi và đôi má bầu bĩnh là nét đẹp đặc trưng của thiếu nữ Sài Gòn xưa.
Phụ nữ Sài Gòn những năm 60 rất ưa mua sắm, chưng diện. Họ khéo léo trong việc chọn phục trang họa tiết nền nã, màu đơn sắc đem đến vẻ thanh lịch mà sang trọng.
Trong ký ức nhiều người, nét đẹp của thiếu nữ Sài Gòn còn là hình ảnh của họ bên những chiếc xe. Hình ảnh những cô gái Sài Gòn tự lái xe Vespa hay Cub mang nét quyến rũ và cá tính.
Từ 1975 đến nay
Sau thời kỳ đổi mới (1986), quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế đã giúp cho thiết kế trang phục người phụ nữ có những bước ngoặt cả về kỹ thuật và kiểu dáng. Trong đó, chú trọng đến dáng vóc của từng cá nhân, phô diễn vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ.
Khuynh hướng thiết kế những trang phục tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ tiếp tục được phát huy và dần tiệm cận với những phong cách thời trang trên thế giới.
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển không ngừng trong ngành công nghiệp thời trang cũng như nhận thức có phần sai lệch trong một bộ phận giới trẻ đã đưa đến những sự thay đổi nhanh chóng trong một số thiết kế trang phục không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Khi quá chú trọng trong việc khoe da thịt, tạo nên sự phản cảm trong cộng đồng, với những trang phục không phù hợp với không gian mà nó xuất hiện.
Có thể nói, nghiên cứu sự biến đổi trang phục của người phụ nữ Việt trong diễn trình văn hóa lịch sử giúp chúng ta có được cái nhìn về sự vận động của xã hội trong từng giai đoạn.
Chính trang phục cũng phản ánh phần nào bối cảnh xã hội mà nó xuất hiện và những yếu tố tác động đến sự biến đổi đấy.
Hiểu như vậy, chúng ta mới có được những giải pháp giúp cho những thiết kế thời trang trong thời gian tới phù hợp hơn với mỹ cảm dân tộc, mang tính hiện đại mà vẫn tạo nên được những bản sắc riêng.

7 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D