Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.“Ầu ơ…, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi… Khó đi Mẹ dắt con đi, con đi trường học, Mẹ đi trường đời. Ầu ơ, ầu ơ…”
Nghe tiếng hát ru bất chợt lòng tôi bỗng cảm thấy ấm áp, những ký ức tuổi thơ chợt hiện về trong tôi. Mẹ đã từng chăm lo cho tôi như thế, mỗi giấc ngủ đều có tiếng ru của Mẹ, mỗi bữa ăn đều có dáng Mẹ chăm lo. Nhưng rồi, tôi dần dần rời ra vòng tay ấm áp, xa dần chiếc võng cùng lời ru ấy, nhường lại cho các em, và có chăng chỉ là ở từ xa nhìn, nghe ké, cảm nhận và ao ước.
Từng đứa em tôi lần lượt ra đời, thằng ba với con tư rồi thằng út, nhìn Mẹ lúc nào cũng chăm sóc ba đứa em hơn mình, tôi cảm thấy tình cảm của Mẹ dành cho tôi phần nào đã bị chia sớt đi. Mẹ không còn là của riêng tôi nữa, mà cứ quần quật suốt ngày với phận làm dâu của gia đình 4 thế hệ và làm Mẹ của 4 đứa con, gần như chỉ biết “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, gần như kiệt sức. Với đồng lương cán bộ không đủ nuôi gia đình, Ba đành rời bỏ công việc mà bao năm phấn đấu học hành để về đỡ đần phụ Mẹ, dạy dỗ con thơ. Cuốc sống của Ba Mẹ chỉ dành cho đàn con, suốt ngày đầu tắt mặt tối. Nhiều khi, Mẹ bận công việc bên ngoài, để ba đứa em cho tôi chăm sóc, nhìn chúng nghịch phá không nghe lời, tôi bực quá bắt chúng lại đánh cho một trận, chúng nó thi nhau khóc. Thấy đứa này khóc, đứa kia đua nhau khóc to hơn nữa, giành đồ chơi khóc, đói khát sữa khóc, cứ thấy khóc là tôi cứ pha sữa cho mà uống (uống đến nổi thằng út béo ú và thường xuyên bị tiêu chảy ) thế là nín ngay, không thì khóc mệt rồi lăn ra ngủ. Chiều về, Mẹ thấy chúng nó ngoan ngoãn nằm ngủ còn khen tôi giỏi, và khoe với mấy cô hàng xóm, lúc đó tôi vui lắm cứ như mình lập được công to vậy.
Nhưng có lúc tôi cũng rất hư, dám lôi đám em trốn đi hái bần, tắm sông, bị đòn mấy lần vì không biết bơi. Rồi lần làm cả nhà nháo nhào khóc lóc, cả họ hàng nội ngoại đi tìm vì tưởng bỏ nhà đi, do bị đánh đòn oan ấm ức quá leo lên nóc nhà kho ngủ 1 ngày 1 đêm. Và nghiêm trọng nhất là lần tôi xém đi chầu Đông Hải Long Vương vì dẫn thằng em trốn nhà đi chơi hội chợ, bị Mẹ lôi về, đi lon ton qua cầu dây có đoạn gỗ bị mục, tôi bị hụt chân rơi xuống song. Rất may tôi chụp được sợi cáp phía dưới lòng cầu, tôi – 1 đứa bé 8 tuổi không biết bơi, hoảng hốt đu đeo sợi cáp dưới trời tối đen như mực và la thất thanh: “Mẹ ơi cứu con!”. Mẹ tôi nghe tiếng tôi nhưng tay bồng em tôi như trời trồng, chết điếng không nhúch nhích được, cũng may có Cậu út đi ngang qua với tay cố lôi tôi lên. Tôi vừa leo lên cầu, được Cậu ôm tôi về còn Mẹ thì nắm chặt tay tôi cứ như sợ mất tôi vĩnh viễn vậy. Về đến nhà Cậu tôi kể cho cả nhà nghe, cả nhà tôi chết lặng, Ba tôi ko la mắng gì hết chỉ dặn muốn đi chơi thì xin có người dẫn đi, Nội tôi thì chấp tay lạy trời phật liên tục, còn Mẹ tôi run bần bật, mặt mày xanh lét ko đứng nổi, cả đêm không ngủ được vì ám ảnh. Còn tôi, lúc đầu chỉ biết khóc thút thít cảm thấy mình có lỗi ghê gớm và xin lỗi vì… rớt mất chiếc dép mới xuống sông, đến khi thấy sự lo lắng của cả nhà cho tôi lúc đó, tôi mới hoàng hồn và sợ chết, từ đó đi đâu tôi cũng xin phép và có người đi cùng mới được đi.
Chẳng biết từ khi nào, tôi đã ý thức được Ba Mẹ ngày càng già đi theo năm tháng, tóc dần điểm sương, vết chai sần trên tay, vết nứt nẻ ở bàn chân càng nhiều. Tôi cảm thấy xót xa nhưng chẳng thể nào làm gì chỉ có thể nghe lời, phải làm gương và chăm sóc lo cho các em để đỡ đần phần nào cho Ba Mẹ. Tôi không còn so đo với các em hay suy nghĩ ghen tị với mấy đứa trẻ hàng xóm được Ba Mẹ chúng mua quần này áo nọ, đồ chơi xanh đỏ, được ôm ấp vuốt ve, được chở đi đây đó, được nghe những câu nói yêu thương ngọt ngào. Bởi vì tôi hiểu Ba Mẹ tôi không muốn tập cho chúng tôi thói quen nũng nịu, mè nheo, đua đòi, và hơn hết Ba Mẹ tôi không có thời gian nhiều như họ. Nhưng Ba Mẹ tôi cũng chưa để chị em tôi phải thiếu thốn những cái cơ bản nào của 1 gia đình bình dân. Có những thứ hơi xa xỉ như: cái lược cài tóc có nơ, cái đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay, chiếc xe đạp,… là món quà mà Ba tôi sẽ mua cho chị em tôi khi lãnh thưởng cuối năm, hay học sinh giỏi bộ môn của trường, huyện, tỉnh,... là mục tiêu để ba tôi khích lệ chị em tôi cố gắng.
Ba Mẹ hiếm khi dạy chị em tôi bằng roi vọt hay la mắng như nhiều người, lúc nhỏ chị em tôi nhìn nhận đúng sai qua lời khuyên, giải thích và tuyền tải của Mẹ, lớn lên chút nữa chúng tôi cảm nhận qua ánh mắt của Ba: chỉ cần nhìn thấy ánh mắt không vui và không hài lòng của ba là chị em tôi biết sai, ngưng và sửa chữa ngay lập tức chứ không đợi phải lên tiếng. Cứ như thế, chị em tôi lớn lên từ sự dạy dỗ của Ba, chăm lo của Mẹ không có những câu nói ngọt ngào nhưng chúng tôi vẫn biết cuộc đời Ba Mẹ là mãi hy sinh cho chúng tôi, tình yêu của Ba Mẹ không thể hiện bằng lời mà bằng những nhọc nhằn, dãi dầu mưa nắng; Bằng cả tuổi xuân, bằng những mỏi mòn, trông chờ và hy vọng sự trưởng thành của chúng tôi trong đôi mắt đong đầy vết chân chim.
Giờ đây, con đã lớn khôn, con có thể bước đi trên đôi chân của chính mình, đó là nhờ công ơn nuôi dạy của của Ba Mẹ. Hình như con gái vẫn là giống Ba nhất cả về hình dáng lẫn tình cách ít nói, nhưng vẫn giống Mẹ chút nhẫn nhịn thì phải. Tuy không nói và chưa từng nói lên suy nghĩ và bộc lộ cảm xúc của mình với Ba Mẹ, nhưng trong sâu thẳm con vẫn luôn muốn xin lỗi vì đã có những suy nghĩ ngốc ngếch, có những hành động nông nổi trẻ con, những câu nói nhất thời làm Ba Mẹ buồn lòng.
Và hơn hết, xin cám ơn vì con là con của Ba Mẹ, cám ơn Ba Mẹ đã cho con cuộc sống này, cám ơn những hy sinh mà Ba Mẹ dành cho con và các em!
1.Anh về chợ Búng nhớ em
Sầu riêng , măng cụt nhớ đem quà về
Nếu anh mà có ô kê
Bánh Bèo, Bì Cuốn, khỏi chê anh rồi.
**************************************...
Hương khơi biêng biếc nỗi niềm
Trái sầu riêng - dễ - sầu riêng - riêng mình
Cầu Ngang* bắc nhịp vô tình ?!
Chân qua mê mãi nước nhìn bóng quen...
Lửa bùng - điệu múa - tay mềm
Đất quê - men bóng** tạc nên câu hò
"Chiều chiều mượn ngưa ông Đô..."***
Tiếng chuông thổ mộ đổ bờ tâm linh...
Tím dòng sông - tím lục bình
Con đò ký ức trở mình nghe thương
"Ai đi chợ Thủ - Bình Dương"
Hỏi dùm tôi...lá trầu vườn nhà em...
Bình Dương Một góc tình riêng...!
**************************************...
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu
PTBĐ chính là :biểu cảm
bạn ơi lần sau viết câu ca dao có tâm dùm tí nha lần mò mãi mới biết
Số cô:
-Chẳng giàu thì nghèo
-Có mẹ có cha
-Có vợ có chồng
-Sinh con, chẳng gái thì trai
=> Châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan và phê phán sự mù oán của một số người mê tín trong xã hội
- Nói như vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu cách về làm văn chứng minh.
- Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải để dẫn chứng thể hiện được điều mình muốn chứng minh.
- Câu ca dao trên làm theo thể thơ lục bát, tiêu biểu cho sự giàu đẹp về thanh điệu của tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phân tích diễn giải thì câu ca dao mới có giá trị chứng minh.
Tham khảo:
Nhân vật châm biếm trong bài ca dao là một bà già tuổi xế chiều, trong một lần đi chợ Cầu Đông thì bà ta đã đi xem bói hỏi xem lấy chồng có lợi gì chăng. Yếu tố gây cười ở đây ở chỗ, bà già đã quá tuổi để dựng vợ gả chồng, không lo tĩnh dưỡng tuổi già mà lại đi xem bói hỏi về việc chồng con. Yếu tố gây cười thứ hai chính là việc lấy chồng của bà ta không phải mưu cầu hạnh phúc lứa đôi mà xem có lợi gì không. Thái độ châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua câu trả lời của thầy bói, tác giả đã sử dụng từ đồng âm nhưng khác nghĩa để đáp lại lời hỏi của bà lão “Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”. Lợi mà bà lão nói đến là những lợi ích về vật chất, nhưng lợi mà thầy bói nói đến lại là một bộ phận trên cơ thể con người. Bài ca dao phê phán thói ham vật chất, vinh hoa một cách mù quáng ở con người.
a + b + d)
- Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói xem quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .
(Ca dao)
+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.
+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.
+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.
+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.
- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
(Tú Mỡ)
Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.
- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
(Tú Mỡ)
Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần
=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,
Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá
+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.(Phạm Hổ)Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :
+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ
+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
1. Thế nào là chơi chữ
Câu 1. Nhận xét về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao.
- Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.
- Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng = > (răng lợi)
Câu 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.
Câu 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.
Câu 4. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị
2. Các lối chơi chữ.
Câu 1.
Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. (Tú Mỡ)
Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.
Câu 2.
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. (Tú Mỡ)
=> Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần
= > Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa. Câu 3.
Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,
Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái :
- Cá đối nói lái thành cối đá
- Mèo cái nói lái thành mái kèo
Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
Câu 4. - Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :
+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ
+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.