K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2017

2.“Ầu ơ…, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi… Khó đi Mẹ dắt con đi, con đi trường học, Mẹ đi trường đời. Ầu ơ, ầu ơ…”
Nghe tiếng hát ru bất chợt lòng tôi bỗng cảm thấy ấm áp, những ký ức tuổi thơ chợt hiện về trong tôi. Mẹ đã từng chăm lo cho tôi như thế, mỗi giấc ngủ đều có tiếng ru của Mẹ, mỗi bữa ăn đều có dáng Mẹ chăm lo. Nhưng rồi, tôi dần dần rời ra vòng tay ấm áp, xa dần chiếc võng cùng lời ru ấy, nhường lại cho các em, và có chăng chỉ là ở từ xa nhìn, nghe ké, cảm nhận và ao ước.
Từng đứa em tôi lần lượt ra đời, thằng ba với con tư rồi thằng út, nhìn Mẹ lúc nào cũng chăm sóc ba đứa em hơn mình, tôi cảm thấy tình cảm của Mẹ dành cho tôi phần nào đã bị chia sớt đi. Mẹ không còn là của riêng tôi nữa, mà cứ quần quật suốt ngày với phận làm dâu của gia đình 4 thế hệ và làm Mẹ của 4 đứa con, gần như chỉ biết “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, gần như kiệt sức. Với đồng lương cán bộ không đủ nuôi gia đình, Ba đành rời bỏ công việc mà bao năm phấn đấu học hành để về đỡ đần phụ Mẹ, dạy dỗ con thơ. Cuốc sống của Ba Mẹ chỉ dành cho đàn con, suốt ngày đầu tắt mặt tối. Nhiều khi, Mẹ bận công việc bên ngoài, để ba đứa em cho tôi chăm sóc, nhìn chúng nghịch phá không nghe lời, tôi bực quá bắt chúng lại đánh cho một trận, chúng nó thi nhau khóc. Thấy đứa này khóc, đứa kia đua nhau khóc to hơn nữa, giành đồ chơi khóc, đói khát sữa khóc, cứ thấy khóc là tôi cứ pha sữa cho mà uống (uống đến nổi thằng út béo ú và thường xuyên bị tiêu chảy ) thế là nín ngay, không thì khóc mệt rồi lăn ra ngủ. Chiều về, Mẹ thấy chúng nó ngoan ngoãn nằm ngủ còn khen tôi giỏi, và khoe với mấy cô hàng xóm, lúc đó tôi vui lắm cứ như mình lập được công to vậy.
Nhưng có lúc tôi cũng rất hư, dám lôi đám em trốn đi hái bần, tắm sông, bị đòn mấy lần vì không biết bơi. Rồi lần làm cả nhà nháo nhào khóc lóc, cả họ hàng nội ngoại đi tìm vì tưởng bỏ nhà đi, do bị đánh đòn oan ấm ức quá leo lên nóc nhà kho ngủ 1 ngày 1 đêm. Và nghiêm trọng nhất là lần tôi xém đi chầu Đông Hải Long Vương vì dẫn thằng em trốn nhà đi chơi hội chợ, bị Mẹ lôi về, đi lon ton qua cầu dây có đoạn gỗ bị mục, tôi bị hụt chân rơi xuống song. Rất may tôi chụp được sợi cáp phía dưới lòng cầu, tôi – 1 đứa bé 8 tuổi không biết bơi, hoảng hốt đu đeo sợi cáp dưới trời tối đen như mực và la thất thanh: “Mẹ ơi cứu con!”. Mẹ tôi nghe tiếng tôi nhưng tay bồng em tôi như trời trồng, chết điếng không nhúch nhích được, cũng may có Cậu út đi ngang qua với tay cố lôi tôi lên. Tôi vừa leo lên cầu, được Cậu ôm tôi về còn Mẹ thì nắm chặt tay tôi cứ như sợ mất tôi vĩnh viễn vậy. Về đến nhà Cậu tôi kể cho cả nhà nghe, cả nhà tôi chết lặng, Ba tôi ko la mắng gì hết chỉ dặn muốn đi chơi thì xin có người dẫn đi, Nội tôi thì chấp tay lạy trời phật liên tục, còn Mẹ tôi run bần bật, mặt mày xanh lét ko đứng nổi, cả đêm không ngủ được vì ám ảnh. Còn tôi, lúc đầu chỉ biết khóc thút thít cảm thấy mình có lỗi ghê gớm và xin lỗi vì… rớt mất chiếc dép mới xuống sông, đến khi thấy sự lo lắng của cả nhà cho tôi lúc đó, tôi mới hoàng hồn và sợ chết, từ đó đi đâu tôi cũng xin phép và có người đi cùng mới được đi.
Chẳng biết từ khi nào, tôi đã ý thức được Ba Mẹ ngày càng già đi theo năm tháng, tóc dần điểm sương, vết chai sần trên tay, vết nứt nẻ ở bàn chân càng nhiều. Tôi cảm thấy xót xa nhưng chẳng thể nào làm gì chỉ có thể nghe lời, phải làm gương và chăm sóc lo cho các em để đỡ đần phần nào cho Ba Mẹ. Tôi không còn so đo với các em hay suy nghĩ ghen tị với mấy đứa trẻ hàng xóm được Ba Mẹ chúng mua quần này áo nọ, đồ chơi xanh đỏ, được ôm ấp vuốt ve, được chở đi đây đó, được nghe những câu nói yêu thương ngọt ngào. Bởi vì tôi hiểu Ba Mẹ tôi không muốn tập cho chúng tôi thói quen nũng nịu, mè nheo, đua đòi, và hơn hết Ba Mẹ tôi không có thời gian nhiều như họ. Nhưng Ba Mẹ tôi cũng chưa để chị em tôi phải thiếu thốn những cái cơ bản nào của 1 gia đình bình dân. Có những thứ hơi xa xỉ như: cái lược cài tóc có nơ, cái đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay, chiếc xe đạp,… là món quà mà Ba tôi sẽ mua cho chị em tôi khi lãnh thưởng cuối năm, hay học sinh giỏi bộ môn của trường, huyện, tỉnh,... là mục tiêu để ba tôi khích lệ chị em tôi cố gắng.
Ba Mẹ hiếm khi dạy chị em tôi bằng roi vọt hay la mắng như nhiều người, lúc nhỏ chị em tôi nhìn nhận đúng sai qua lời khuyên, giải thích và tuyền tải của Mẹ, lớn lên chút nữa chúng tôi cảm nhận qua ánh mắt của Ba: chỉ cần nhìn thấy ánh mắt không vui và không hài lòng của ba là chị em tôi biết sai, ngưng và sửa chữa ngay lập tức chứ không đợi phải lên tiếng. Cứ như thế, chị em tôi lớn lên từ sự dạy dỗ của Ba, chăm lo của Mẹ không có những câu nói ngọt ngào nhưng chúng tôi vẫn biết cuộc đời Ba Mẹ là mãi hy sinh cho chúng tôi, tình yêu của Ba Mẹ không thể hiện bằng lời mà bằng những nhọc nhằn, dãi dầu mưa nắng; Bằng cả tuổi xuân, bằng những mỏi mòn, trông chờ và hy vọng sự trưởng thành của chúng tôi trong đôi mắt đong đầy vết chân chim.
Giờ đây, con đã lớn khôn, con có thể bước đi trên đôi chân của chính mình, đó là nhờ công ơn nuôi dạy của của Ba Mẹ. Hình như con gái vẫn là giống Ba nhất cả về hình dáng lẫn tình cách ít nói, nhưng vẫn giống Mẹ chút nhẫn nhịn thì phải. Tuy không nói và chưa từng nói lên suy nghĩ và bộc lộ cảm xúc của mình với Ba Mẹ, nhưng trong sâu thẳm con vẫn luôn muốn xin lỗi vì đã có những suy nghĩ ngốc ngếch, có những hành động nông nổi trẻ con, những câu nói nhất thời làm Ba Mẹ buồn lòng.
Và hơn hết, xin cám ơn vì con là con của Ba Mẹ, cám ơn Ba Mẹ đã cho con cuộc sống này, cám ơn những hy sinh mà Ba Mẹ dành cho con và các em!

4 tháng 1 2017

1.Anh về chợ Búng nhớ em
Sầu riêng , măng cụt nhớ đem quà về
Nếu anh mà có ô kê
Bánh Bèo, Bì Cuốn, khỏi chê anh rồi.
**************************************...
Hương khơi biêng biếc nỗi niềm
Trái sầu riêng - dễ - sầu riêng - riêng mình
Cầu Ngang* bắc nhịp vô tình ?!
Chân qua mê mãi nước nhìn bóng quen...

Lửa bùng - điệu múa - tay mềm
Đất quê - men bóng** tạc nên câu hò
"Chiều chiều mượn ngưa ông Đô..."***
Tiếng chuông thổ mộ đổ bờ tâm linh...

Tím dòng sông - tím lục bình
Con đò ký ức trở mình nghe thương
"Ai đi chợ Thủ - Bình Dương"
Hỏi dùm tôi...lá trầu vườn nhà em...
Bình Dương Một góc tình riêng...!

**************************************...
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu

24 tháng 1 2021

- Nhất cao là núi Ba Vì

  Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

- Sông Lô một dải trong ngần

  Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên

- Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu

  Nam Chân, bắc Dũng, đông Kỳ, tây Lạc

- Nước Thanh Lanh, ma kẽm Dõm

  Nước Thanh Lanh, ma Ngọc Bội

-Mang Cả trông sang

 Mang Con thài mại

 Đứng lại mà trông

 Chín đời quận công

 Mười đời tiến sĩ

24 tháng 1 2021

- Ai về Hậu Lộc Phú ĐiềnNhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.- Ai lên Biện Thượng, Lam SơnNhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.- Có chàng Công Tráng họ ĐinhDựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây- Vĩnh Long có cặp rồng vàngNhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.- Gò Công anh dũng tuyệt vờiÔng Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.- Phất cờ chống nạn xâm lăngTrương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.( Ca ngợi Trương Công Định )- Ru con con ngủ cho lànhCho mẹ gánh nước rửa bành cho voiMuốn coi lên núi mà coiCoi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.- Từ ngày Tự Đức lên ngôi,Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.Bao giờ Tự Đức chết đi,Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn.( Bình thì: thời bình; Thì là là húy của Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) .- Từ khi Tự Đức lên ngôiVỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liềnMong cho thiên hạ lòng thuyềnTrong làng lại có chiếc thuyền đi qua.- Trách lòng Biện Nhạc chẳng minhLàm cho con gái thất kinh thất hồnTrách lòng biện Nhạc làm kiêuLàm cho con gái nhiều điều phiền lo.

13 tháng 1 2020

Mình cũng vậy. Giúp mình với. Mình ở Hải Dương nha

13 tháng 1 2020

Google là để làm gì bạn ơi!

19 tháng 1 2021

cá không thấy nước 

người không thấy gió

quỷ không thấy đất

rồng không thấy vạn vật

 

                            Đề 1: Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:          Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này           là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)            a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác...
Đọc tiếp

                            Đề 1: Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

          Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này           là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)

            a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

            b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn trên?

            c) “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Em hãy giải thik

             d. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về câu nói: “ Đi đi con. Hãy can đảm lên. Thế giới này là của con.  

                                                                                       Bước qua cánh cổng trường này là một thế giới kì diệu sẽ 

0
22 tháng 9 2016
 Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
 
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
 
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
 
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
 
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
 
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
7 tháng 10 2016

     Thế giới mà người mẹ nói tớ là thế giới đầy màu sắc và kiến thức. Nơi sẽ giúp con đạt được ước mơ của mình. Người mẹ trong bài bày tỏ tình cảm và lời động viên sâu sắc của mình dành cho con. " Con đừng sợ, con cứ tự do bước đi thế giới này là của con" chỉ cần con có sự cố gắng quyết tâm, mẹ tin con có thể chinh phục mọi thử thách. Cảm nhận về thế giới mang những điều bổ ích, nơi mà con sẽ được thỏa thích sáng tạo và làm theo phong cách riêng của con.

16 tháng 5 2021

 Ở đâu anh mới tới đây
Cớ sao anh biết đồng này đồng kia?
– Quê anh vốn ở Trường Yên
Anh đang dạy học ở bên xã nhà
Phận anh chưa có đàn bà
Cho nên mới hỏi cửa nhà sâu nông.

Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về
Về thăm đất cũ Đinh, Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như xưa

16 tháng 5 2021

Một mặt người bằng mười mặt ruộng.

 

Chớp núi Bùng thì chớ, chớp núi Lớ thì mưa.

 

Con gái La Mai, bánh gai Cam Giá.

 

Trai Trung Trữ, nữ Trường Yên.

 

Muỗi cữa Càn , gan xứ biển.

 

Vượt Đai Nha, qua Thần phù.

 

Nhất Phùng, nhì vệ, thứ ba Nhuệ Đồng.