Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân biệt các loại rễ cây :
Rễ cọc :có rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên .Từ các rễ con còn lại lại mọc thêm nhiều rễ con khác ( cây ổi , cây bòng ,...)
Rễ chùm :gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau , thường mọc tỏa từ gốc thân thành chùm.( cây lúa , cây dừa nước ,...)
Phân biệt các loại lá cây :- Lá đơn :
+ Cuống nằm dưới chồi nách .+ Mỗi cuống mang một phiến lá.+ Khi rụng cuống và phiến rụng cùng một lúc.
Ví dụ: ối, mận ,xoài, cóc , chanh , đào, lê....- Lá kép :
+ Cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con nằm dưới chồi nách.+ Mỗi cuống mang một phiến lá .+ Khi rụng cuống con rụng trước, cuống chính rụng sau.
Ví dụ: phượng, me, chó đẻ, dương xỉ
Có các loại thân biến dạng là :
- Thân củ : cây su hào , cây khoai tây , ...
- Thân rễ : cây dong ta , cây gừng , ...
- Thân mọng nước : cây xương rồng , ...
Bấm ngọn, tỉa cành nhằm kìm chế sự phát triển cành lá, ngọn...để cây tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển sản phẩm của cây (vd: hoa, quả...). Theo mình, những loại cây lấy quả(cây mít, cây cà phê...) thì nên tỉa cành nhiều, các cây bấm ngọn thì các cây dây leo(mồng tơi...).
Tham khảo;
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/neu-dac-diem-cua-nganh-ruot-khoang-than-mem-va-chan-khop-faq231282.html
Câu 1 :
* Sự lớn lên của tế bào :
Tế bào non mới hình thành có kích thước bé, nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành tế bào trưởng thành.
* Sự phân chia của tế bào :
- Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
- Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Câu 2 :
- Các loại rễ biến dạng :
+ Rễ củ : phình to, chứa chất dự trữ
+ Rễ móc : rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám
+ Rễ thở : sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên khỏi mặt đất để hô hấp
+ Giác mút : rễ biến thành giác mút, đâm vào thân hoặc cành cây khác
1.
Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
Hoa tự thụ phấn
- Là hoa có hạt rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
- Loại hoa : Lưỡng tính
- Thời gian chín của nhị so với nhụy : Đồng thời
VD : hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ xanh...
Hoa giao phấn
- Là hoa có hạt phấn được chuyển đến đầu nhụy của hoa khác
- Loại hoa : Đơn tính, lưỡng tính
- Hoa lưỡng tính thời gian chín của nhị so cới nhụy : Không đồng thời khi trước khi sau
VD: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng…
- Cây lâu năm : thường ra hoa kết quả trong mỗi năm, có thời gian sống dài ( từ 2 năm trở lên),hay có thể phân biệt cây lâu năm là thường có rễ cọc.
+VD: cây bạch đàng, cây phượng, cây ăn trái ( xoài, mít, cóc,..)
- Cây một năm : chỉ ra hoa kết quả trong một lần ( trong một quá trình sống),có thời gian tồn tại ngắn ( chỉ sống 1 năm) ,có thể nhận biết là loại cây này thường có rễ chùm( một số ít trường hợp có rễ cọc) .
+ VD: cây lúa, cây đậu, cây hành,...
Có 3 loại thân biến dạng là :
- Thân củ : thân phình to , năm trên hoặc dưới mặt đất. VD : khoai tây , su hào ,....
- Thân rễ : thân phình to , nằm trong , hình dạng giống rễ , có chồi ngọn , chồi nách và lá .VD : gừng , dong ta , nghệ , ......
- Thân mọng nước : mọc trên mặt đất . VD : xương rồng , cành giao ,...
Có 3 loại thân biến dạng :
a. Thân củ : thân phình to thành cu chứa chất dự trữ
+ Thân củ trên mặt đất : có một chồi
VD : su hào,...
+ Thân củ dưới mặt đất : có nhiều chồi
VD : khoai tây,...
b. Thân rễ : thân nằm dưới mặt đất. Trên thân có chồi, có rễ phụ hút nước và muối khoáng.
VD : khoai môn, củ dong ta, củ riềng,...
c. Thân mọng nước : dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn. Thân chế tạo chất hữu cơ thay lá (lá biến thành gai)
VD : xương rồng, thanh long,...
Phân biệt các loại thân? Cho ví dụ?
=> Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm 3 loại thân:
-Thân đứng:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành.
VD: cây đa, cây si già, cây bàng, cây xà cừ,....
+ Thân cột: cứng, cao, không cành.
VD: cây dừa, cây trầu,.....
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.
VD: cây lúa, cây trầu bà,....
- Thân leo
+ Thân quấn: có dây quấn vào cành, cột, mềm, chắc, thấp.
VD: mồng tơi, .....
+ Tua cuốn: có tua bám vào cây, cành.
VD: Khổ qua, trầu không, .......
-Thân bò: mêm, yếu, bò lan sát đất.
VD: rau má, ray lang,.....