Một lần, ông già đẵn xong củi và...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau đây là gợi ý của mình. 

- Ý nghĩa câu truyện trên chính là: chúng ta cần phải biết trân trọng sự sống. Sự sống có hạn nên chính là điều vô giá nhất. 

- Bàn luận xoay quanh ý nghĩa trên: 

+ Trữ lượng cuộc đời là hữu hạn, chúng ta chỉ sống một lần trên đời nên cần phải sống sao cho đáng để một ngày rời khỏi "xóm trọ trần gian", ta sẽ không phải mang theo chút tiếc nuối nào. 

+ Bất hạnh tồn tại song hành với hạnh phúc, chính nó là điều làm chúng ta nản chí và nghĩ tới cái chết nhiều hơn => đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Còn sống là còn có cơ hội đứng lên sau vấp ngã, xây dựng cơ đồ từ vết xe đổ thất bại. 

+ Bên cạnh đó chúng ta cần đặt niềm tin vào sự sống của mình. Không có bầu trời lúc nào cũng màu xám chỉ có nỗi buồn làm ta bỏ lỡ những ngày xanh => giữ cho mình sự lạc quan để trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.

 

30 tháng 10 2019

- Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng

"Tôi thấy người ta đồn…" câu nói bị chen ngang

→ Hai câu này không phải câu mang hàm ý

Câu 1 Đọc mẫu chuyện và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Một lần ông già đẵn xong củi và mang về . Phải mang đi xa ông già kiệt sức , đặt bó củi xuống rồi nói : -Chà , giá Thần Chết đến mang ta đi có phải hơn không! Thần Chết đến và bảo: -Ta đây , lão cần gì nào ? Ông già sợ hãi bảo : -Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão . ...
Đọc tiếp

Câu 1

Đọc mẫu chuyện và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Một lần ông già đẵn xong củi và mang về . Phải mang đi xa ông già kiệt sức , đặt bó củi xuống rồi nói :

-Chà , giá Thần Chết đến mang ta đi có phải hơn không!

Thần Chết đến và bảo:

-Ta đây , lão cần gì nào ?

Ông già sợ hãi bảo :

-Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão .

(Kiến và chim bồ câu -Lép Tôn - xtôi)

a) Đặt nhan đề cho mẫu chuyện .

b) Lời thoại thứ nhất của ông già:"Chà , giá Thần Chết ........hơn không!" là đối thoại hay độc thoại ? Dựa vào đâu mà em xác định như vậy ?

c) Lời thoại thứ hai của ông già:" Lão muốn ngài .........lên cho lão." đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? Vì sao ông già cố ý không tuân thủ phương châm hội thoại đó?

Các bạn giúp.mình nha cần gấp vào tối thứ 4.

1
28 tháng 12 2016

a) Nhan đề của mẩu chuyện là: Cuộc nói chuyện giữa ông già và thần chết

b) Câu trên là đoi thoại vì dấu hiệu nhận biết là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người

- Đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời chào và lời đáp chính vì vậy câu trên là đối thoại

c) Câu trên không tuân thủ phương châm về chất

-Vì phương châm về chất khi giao tiếp cần phải ns những điều mình tin là thực hoặc có căn cứ xác thực. Nhưng điều mà ông già nói với thần chết về ước muốn của mình là sai sự thật.

#chucbanlambaitotnhe#

Đoạn 3: Cho đoạn văn sau: Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn văn sau:

Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…

Bà Hai bỗng cất tiếng:

- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.

Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:

- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ

Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.

Câu 1: Vị trí đoạn trích trên trong truyện ngắn ‘Làng” – Kim Lân.

Câu 2: Tìm những từ tượng thanh có trong đoạn trích. Nó có tác dụng gì trong việc diễn tả xúc cảm ông Hai

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích. Đoạn văn có sử dụng những câu phủ định và ít nhất một từ láy.

49

Câu 1: Cảm xúc vào lúc ban đêm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Câu 2: Các từ tượng thanh: léo xéo, thình thịch

-         Léo xéo gợi sự ám ảnh về tin đồn

-         Thình thịch: phấp phỏng, lo âu dồn nén

Câu 3: (Tương tự như cách trình bày như câu 4 phần 2)

-         Nêu câu chủ đề

-         Tình huống truyện

-         Dẫn dắt tới đoạn trích

-         Đoạn này chủ yêu nhấn mạnh vào sự phấp phỏng lo âu trước ánh nhìn của người khác, lắng nghe cũng là một hi vọng mong rằng tin mới nghe ban chiều là hoàn toàn sai.

8 tháng 5 2021

Câu 1: Cảm xúc vào lúc ban đêm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Câu 2: Các từ tượng thanh: léo xéo, thình thịch

-         Léo xéo gợi sự ám ảnh về tin đồn

-         Thình thịch: phấp phỏng, lo âu dồn nén

Câu 3: (Tương tự như cách trình bày như câu 4 phần 2)

-         Nêu câu chủ đề

-         Tình huống truyện

-         Dẫn dắt tới đoạn trích

-         Đoạn này chủ yêu nhấn mạnh vào sự phấp phỏng lo âu trước ánh nhìn của người khác, lắng nghe cũng là một hi vọng mong rằng tin mới nghe ban chiều là hoàn toàn sai.

 
              
 
 
             
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: - Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để. - Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào: - Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:

- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.

- Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:

- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

(Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr165, 166)

Câu 1: Giải nghĩa các từ khuân, vác được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: Phân tích các thành phần ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 3: Viết bài văn nghị luận, không quá 300 chữ, phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn văn. Qua đó, nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

59

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

43

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.