K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2016

a) Nhan đề của mẩu chuyện là: Cuộc nói chuyện giữa ông già và thần chết

b) Câu trên là đoi thoại vì dấu hiệu nhận biết là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người

- Đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời chào và lời đáp chính vì vậy câu trên là đối thoại

c) Câu trên không tuân thủ phương châm về chất

-Vì phương châm về chất khi giao tiếp cần phải ns những điều mình tin là thực hoặc có căn cứ xác thực. Nhưng điều mà ông già nói với thần chết về ước muốn của mình là sai sự thật.

#chucbanlambaitotnhe#

Sau đây là gợi ý của mình. 

- Ý nghĩa câu truyện trên chính là: chúng ta cần phải biết trân trọng sự sống. Sự sống có hạn nên chính là điều vô giá nhất. 

- Bàn luận xoay quanh ý nghĩa trên: 

+ Trữ lượng cuộc đời là hữu hạn, chúng ta chỉ sống một lần trên đời nên cần phải sống sao cho đáng để một ngày rời khỏi "xóm trọ trần gian", ta sẽ không phải mang theo chút tiếc nuối nào. 

+ Bất hạnh tồn tại song hành với hạnh phúc, chính nó là điều làm chúng ta nản chí và nghĩ tới cái chết nhiều hơn => đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Còn sống là còn có cơ hội đứng lên sau vấp ngã, xây dựng cơ đồ từ vết xe đổ thất bại. 

+ Bên cạnh đó chúng ta cần đặt niềm tin vào sự sống của mình. Không có bầu trời lúc nào cũng màu xám chỉ có nỗi buồn làm ta bỏ lỡ những ngày xanh => giữ cho mình sự lạc quan để trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.

 

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

43

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

7 tháng 6 2021

Phương châm lịch sự 

“Chào thầy” 

Phương châm quan hệ 

Em làm bài tập r ạ đây là nói lạc đề

14 tháng 9 2021

- Phương châm hội thoại không tuân theo hội thoại là: “Phương châm về chất”

Sai chỗ thầy hỏi đi đâu mà bạn học sinh trả lời lại là làm bài tập

 

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: - Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi. Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: - Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo:

- Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi.

Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi:

- Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc?

Anh ta mếu máo:

- Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo thế ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?

(Truyện cười dân gian)

b. Một ông trọc phú đang tiếp những khách sang. Bỗng có một người đầy tớ cầm cái giấy vào thưa rằng:

- Thưa ông, có người nhà cụ Chánh đưa thư này và đang đợi ông trả lời.

Ông trọc phú vốn dốt đặc, nhưng trước mặt các quý khách không lẽ nhờ người đọc hộ, mới giả vờ mở giấy ra đọc, rồi trả lời rằng:

- Bảo nó cứ về đi, rồi chốc nữa tao sang.

Nhưng tên người nhà cụ Chánh đã bước vào, gãi đầu gãi tai thưa rằng:

- Thưa cụ, ông chủ con sai con sang mượn cụ con ngựa kia ạ.

(Truyện cười dân gian)

138
7 tháng 6 2021

b phương châm về chất

a, phương châm về chất

14 tháng 9 2021

2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:

Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn

Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.

26 tháng 10 2021

PC lịch sự vì ở đây bao gồm các trợ từ và có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu!

26 tháng 10 2021

 tại sao lại vậy bạn giải thích cho mik đc ko?Mik xin cảm ơn

1 tháng 12 2019

Chọn đáp án: B

- Trong lượt thoại 1: "Chào thầy" đã không tuân thủ phương châm lịch sự.

Chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không (thiếu từ nhân xưng và tình thái từ)

- Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ.

Thầy giáo hỏi "Đi đâu" thì A lại trả lời "Em làm bài tập rồi" → Nói lạc đề.

Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: "Đoạn rồi nàng tắm gội sạch chay, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị...
Đọc tiếp

Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ:

"Đoạn rồi nàng tắm gội sạch chay, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ."

a. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?

b. Những lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi ngắn gọn khoảng 6 câu suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.

c. Làm nên sức hấp dẫn cũng truyện truyền kì là các chi tiết kì ảo. Hãy nêu hai chi tiết kì ảo có trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương?

262
10 tháng 5 2021

a. Lời thoại trên là lời đối thoại. Vì về hình thức có hai chấm và gạch đầu dòng.

b. Lời thoại được Vũ Nương nói khi bị Trương Sinh ruồng rẫy. Đây là lời nói trước khi nàng trẫm mình bên bến Hoàng Giang.

Qua lời thoại này cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, quyết dùng cả mạng sống để chứng minh sự trong sạch của mình.

c. Các chi tiết kì ảo có trong truyện là:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được Linh Phi cứu; lại gặp được Vũ Nương dưới cung điện.

- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang, giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

10 tháng 5 2021

a. Lời thoại trên là lời đối thoại. Vì về hình thức có hai chấm và gạch đầu dòng.

b. Lời thoại được Vũ Nương nói khi bị Trương Sinh ruồng rẫy. Đây là lời nói trước khi nàng trẫm mình bên bến Hoàng Giang.

Qua lời thoại này cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, quyết dùng cả mạng sống để chứng minh sự trong sạch của mình.

c. Các chi tiết kì ảo có trong truyện là:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được Linh Phi cứu; lại gặp được Vũ Nương dưới cung điện.

- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang, giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

Đoạn 1: Cho đoạn văn sau: “Cổ ông lào nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại… - Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào...
Đọc tiếp

Đoạn 1: Cho đoạn văn sau:

“Cổ ông lào nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.

Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

Câu 2: Tình huống mà nhân vật chính gặp là gì ?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm này. Đoạn văn khoảng 12 -15 cấu và được triển khai theo cách Tổng – phân – hợp, có sử dụng phép nối.

40
8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Làng – Kim Lân

- Nhan đề:

+ Làng không chỉ là làng chợ Dầu mà là khắp các làng quê Việt Nam, làng tồn tại mang một ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người nông dân Việt Nam.

+ Gợi lên chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

è Làng vừa là tình yêu làng của riêng ông Hai, vừa là cái chung thể hiện tấm lòng của người dân quê.

Câu 2: Tình huống

- Khi đi tản cư, xa quê, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư ở dưới xuôi lên.

- Tác dụng: Thể hiện tình yêu quê sâu sắc, nhận thức mới về tình quê hương, đất nước. Tạo kịch tính và bộc lộ tư tưởng tác phẩm.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên:

Miêu tả cảm xúc, hành động của nhân vật ông Hai rất đau đớn, xót xa nhưng phải tỏ ra gắng bình tĩnh như không có gì khi nghe những người tản cư dưới xuôi nói về làng chợ Dầu đã theo giặc.

Câu 4:

Câu chủ đề: Ông Hai là người có tình yêu làng hòa quyện gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.

- Những ngày ở khu tản cư, luôn nhớ về quá khứ ở làng cùng với anh em đồng chí, đào hầm, hào…; luôn khoe về làng của mình đẹp và anh dũng chiến đấu; luôn lắng nghe mọi thông tin về làng và về chiến tranh như một thói quen không thể thiếu…

- Khi mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:

+ Sững sờ, xấu hổ, uất ức “nghẹn ắng không thở được”, “da mặt tê rận rân”

+ Trấn tĩnh lại hỏi lại vì sợ nhầm lẫn nhưng cuối cùng bị dội gáo nước lạnh vì tin sét đánh được nói là thật à Không chỉ xấu hổ mà còn thấy mất tất cả niềm vui, hạnh phúc

- Về đến nhà, nằm vật ra, tự chất vấn, suy xét từng người một.

- Những ngày sau, ông dằn vặt, xấu hổ, không biết đi đâu, ông quyết định chon quê hương vì “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”, nhưng ông lại không thôi được tình cảm với làng, ông tâm sự với con để giải tỏa đằn vặt, chia sẻ đau thương.

- Cuối cùng, khi nhận được tin đính chính, ông rạng ngời, hạnh phúc hẳn lên

à Tình yêu làng luôn thống nhất với tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt, qua dòng diễn biến tâm trạng của ông Hai ta nhận ra, ông là người biết cách từ bỏ, hi sinh sự ích kỉ cá nhân vì tình yêu lớn là đất nước. Một tấm gương nông dân sáng thời chống Pháp.

18 tháng 5 2021

Câu 1:

- Làng – Kim Lân

- Nhan đề:

+ Làng không chỉ là làng chợ Dầu mà là khắp các làng quê Việt Nam, làng tồn tại mang một ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người nông dân Việt Nam.

+ Gợi lên chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

è Làng vừa là tình yêu làng của riêng ông Hai, vừa là cái chung thể hiện tấm lòng của người dân quê.

Câu 2: Tình huống

- Khi đi tản cư, xa quê, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư ở dưới xuôi lên.

- Tác dụng: Thể hiện tình yêu quê sâu sắc, nhận thức mới về tình quê hương, đất nước. Tạo kịch tính và bộc lộ tư tưởng tác phẩm.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên:

Miêu tả cảm xúc, hành động của nhân vật ông Hai rất đau đớn, xót xa nhưng phải tỏ ra gắng bình tĩnh như không có gì khi nghe những người tản cư dưới xuôi nói về làng chợ Dầu đã theo giặc.

Câu 4:

Câu chủ đề: Ông Hai là người có tình yêu làng hòa quyện gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.

- Những ngày ở khu tản cư, luôn nhớ về quá khứ ở làng cùng với anh em đồng chí, đào hầm, hào…; luôn khoe về làng của mình đẹp và anh dũng chiến đấu; luôn lắng nghe mọi thông tin về làng và về chiến tranh như một thói quen không thể thiếu…

- Khi mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:

+ Sững sờ, xấu hổ, uất ức “nghẹn ắng không thở được”, “da mặt tê rận rân”

+ Trấn tĩnh lại hỏi lại vì sợ nhầm lẫn nhưng cuối cùng bị dội gáo nước lạnh vì tin sét đánh được nói là thật à Không chỉ xấu hổ mà còn thấy mất tất cả niềm vui, hạnh phúc

- Về đến nhà, nằm vật ra, tự chất vấn, suy xét từng người một.

- Những ngày sau, ông dằn vặt, xấu hổ, không biết đi đâu, ông quyết định chon quê hương vì “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”, nhưng ông lại không thôi được tình cảm với làng, ông tâm sự với con để giải tỏa đằn vặt, chia sẻ đau thương.

- Cuối cùng, khi nhận được tin đính chính, ông rạng ngời, hạnh phúc hẳn lên

à Tình yêu làng luôn thống nhất với tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt, qua dòng diễn biến tâm trạng của ông Hai ta nhận ra, ông là người biết cách từ bỏ, hi sinh sự ích kỉ cá nhân vì tình yêu lớn là đất nước. Một tấm gương nông dân sáng thời chống Pháp.