K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2016

a) - Do p là số nguyên tố nên p là số tự nhiên.

*) Xét p=3k+1 => \(p^2+8=\left(3k+1\right)^2+8=9k^2+6k+9⋮3\) (hợp số)

*) Xét p=3k+2 => \(p^2+8=\left(3k+2\right)^2+8=9k^2+12k+12⋮3\) (hợp số)

*) Xét p=3k => k=1 do p là số nguyên tố => \(p^2+8=9+8=17\) (t/m)

Ta có: \(p^2+2=11\). Mà 11 là số nguyên tố => điều phải chứng minh.

b) (Làm tương tự bài trên)

 - Do p là số nguyên tố => p là số tự nhiên.

*) Xét p=3k+1 => \(8p^2+1=8\left(3k+1\right)^2+1=8\left(9k^2+6k+1\right)+1=3k.8\left(3k+2\right)+\left(8+1\right)⋮3\)(hợp số)

*) Xét p=3k+2 => \(8p^2+1=8\left(3k+2\right)^2+1=8\left(9k^2+12k+4\right)+1=3k.8\left(3k+4\right)+\left(32+1\right)⋮3\) (hợp số)

*) Xét p=3k => k=1 Do p là số nguyên tố => \(8p^2+1=8.9+1=73\)(t/m)

Ta có : \(2p+1=7\). Mà 7 là số nguyên tố => Điều phải chứng minh.

30 tháng 9 2016

làm ơn giải hộ mình nhanh lên

24 tháng 7 2016

a ) Với p = 3 , p là số nguyên tố và \(p^2+8=3^2+8=17\)cũng là số nguyên tố => p = 3 thỏa mãn đề bài 

Xét với p > 3 , ta biểu diễn : 

\(p^2+8=\left(p^2-1\right)+9=\left(p-1\right)\left(p+1\right)+9\)

Xét ba số nguyên liên tiếp : p - 1 , p , p + 1 ắt sẽ có một số chia hết cho 3.

Vì p là số nguyên tố , p > 3 nên p không chia hết cho 3. Vậy một trong hai số p - 1 , p + 1 chia hết cho 3. Suy ra tích (p - 1)(p + 1) chia hết cho 3. Lại có 9 chia hết cho 3

\(\Rightarrow p^2+8\)chia hết cho 3. (vô lí vì  \(p^2+8\)là số nguyên tố lớn hơn 3) 

Vậy p = 3 \(\Rightarrow p^2+2=3^2+2=11\)là số nguyên tố (đpcm)

b) Với p = 3 thì \(8p^2+1\)là số nguyên tố.

Với p là số nguyên tố, p > 3 : 

Ta có : \(8p^2+1=8\left(p^2-1\right)+9=8\left(p-1\right)\left(p+1\right)+9\)

Xét ba số nguyên liên tiếp : p - 1 , p , p + 1 , ắt sẽ tìm được một số chia hết cho 3

Vì p là số nguyên tố, p > 3 , nên p không chia hết cho 3. Vậy một trong hai số p - 1 , p + 1 chia hết cho 3 

Suy ra tích (p - 1)(p + 1) chia hết cho 3 . Lại có 9 chia hết cho 3

=> 8p2 + 1 chia hết cho 3 (vô lí vì 8p2 + 1 là số nguyên tố lớn hơn 3)

Vậy p = 3 . Suy ra 2p + 1 = 7 là số nguyên tố. (đpcm)

10 tháng 2 2017

bao minh bai nay: n-1 chia het cho n+3

1 tháng 8 2017

P là số nguyên tố 

mà p > 2

=> p lẻ 

Có : p2 - 1 = (p - 1).(p + 1) 

Với p lẻ 

=> p - 1 và p + 1 là 2 số chẵn 

=> (p - 1)(p + 1) \(⋮\) 2.4 = 8

(trong 2 số chẵn liên tiếp luôn tồn tại số chia hết cho 2 và 4)

=> p2 - 1 \(⋮\) 8

21 tháng 2 2017

Ta có:

A=\(12n^2-5n-25=\left(4n+5\right)\left(3n-5\right)\)

do \(n\in N\)=> 4n+5>3n-5

Do A là số nguyên tố nên: \(\hept{\begin{cases}3n-5=1\\4n+5=p\end{cases},p\in P}\)

Từ pt 1: => n=2

thay vào pt 2 được 4.2+5=13 nguyên tố

Vậy n=2

20 tháng 6 2016

Để phương trình có nghiệm nguyên thì nghiệm đó phải là ước của p. Như vậy, các nghiệm nguyên có thể có là 1 ; -1; p và  -p.

Với x = 1 thì phương trình trở thành: 2- p = 0 hay p = 2. (Nhận)

Với x = -1 thì phương trình trở thành: p = 0 (Loại)

Với x = p thì phương trình trở thành: p = 0 (Loại)

Với x = - p thì phương trình trở thành \(p^2-p-p=0\Rightarrow p\left(p-2\right)=0\Rightarrow\orbr{\begin{cases}p=0\left(L\right)\\p=2\left(N\right)\end{cases}}\)

Vậy với  p = 2 thì pt có hai nghiệm nguyên, các trường hợp nguyên tố còn lại đều ko có nghiệm nguyên.

13 tháng 1 2015

1) Vì a, b là số nguyên tố và a - 1 chia hết cho b nên a là số nguyên tố lẻ >=3 và b =2( vì a -1 chẵn)

b3 - 1 = 7 chia hết cho a, nên a =7. Vậy a = b2 + b + 1( 7 = 22 + 2 + 1)

9 tháng 1 2016

Ta có:

(n2−8)2+36

=n4−16n2+64+36

=n4+20n2+100−36n2

=(n2+10)2−(6n)2

=(n2+10+6n)(n2+10−6n)

Mà để (n2+10+6n)(n2+10−6n) là số nguyên tố thì n2+10+6n=1 hoặc n2+10−6n=1

Mặt khác ta có n2+10−6n<n2+10+6n  n2+10−6n=1 (n thuộc N) 

 n2+9−6n=0 hay (n−3)2=0  n=3

Vậy với n=3 thì (n2−8)2+36 là số nguyên tố
_________________

23 tháng 12 2019

Ta có

(n^2-8)^2

=n^4-16n^2+100

=n^4+100+20n^2-36n^2

=(n^2+10)^2-(6n)^2

=(n^2+10-6n)*(n^2+10+6n)

thử 2 trường hợp ta được n=3 thì t/m