Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ngày xuân con én đưa thoi
thiều quang chín chục đã ngoài 60
cỏ non xanh tận chân trời
cành lê trắng điểm môỵ vài bông hoa
Trả lời
a, Hình như không có
b,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ý nghĩa
Miêu tả những bông hoa lê trắng trong, tinh khiết, nhà thơ không viết là “điểm trắng” mà sử dụng đảo ngữ “trắng điểm" khiến cho màu trắng càng được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, biện pháp đảo ngữ khiến người đọc cảm nhận màu trắng của hoa lê chủ động tô điểm cho bức tranh xuân thêm tuyệt diệu. Chỉ “một vài bông hoa” nhưng cũng đủ làm nên thần thái của bức tranh xuân.
- Đoạn thơ trên sử dụng phương thức miêu tả và tự sự.
+ Miêu tả: không gian, màu sắc, ánh sáng tươi đẹp, đặc trưng của mùa xuân.
+ Tự sự: Kể về sự việc, sự vật trong những ngày tháng 3 - tiết Thanh Minh, thời gian trôi nhanh, sắp kết thúc mùa xuân.
Tâm trạng bất ngờ, băn khoăn của tác giả về mùa thu vì ''hình như'' mùa thư đã về qua các dấu hiệu quen thuộc của miền quê Bắc Bộ
HS viết đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nhận về khổ thơ đầu bài Sang thu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chú.
Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
+ Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước.
+ Hương ổi phả (động từ mạnh) vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ..là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!
+ Hình như thành phần tình thái diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc. Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.
→ Cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự biến đổi của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.
Thành phần tình thái thể hiện trong câu “Hình như thu đã về”. Cảm xúc “hình như” gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét. Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối.
Gợi ý
• Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
– Khổ 1: Nhà thơ cảm nhận sự chuyển biến của đất trời ở thời khắc sang thu qua hương vị: “hương ổi”, qua vận động của gió, của sương: “gió se’, “sương chùng chình”.
+ Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chung chình chậm lại…
+ Mùa thu sang ngỡ ngàng, được cảm nhận qua sự phán đoán.
Chú ý phân tích các từ: bỗng, phả, chùng chình, hình như…
– Khổ 2: Không gian mở rộng từ dòng sông đến bầu trời
+ Dòng sông mùa thu chảy chậm hơn, cánh chim bắt đầu vội vả như cảm nhận được cái sư lạnh của tiết trời…
+ Hình ảnh đám mây duyên dáng, mảnh mai như một dải lụa nối hai màu hạ và thu…
Chú ý phân tích từ: dềnh dàng, vội vã, vắt…
• Liên hệ với khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Học sinh có thể chọn đối tượng khác nhưng phải phù hợp)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay hứng về.
– Mùa xuân và thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc họa: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
– Qua vài nét khắc họa đó tác giả đã vẽ ra được một không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của xứ Huế; cả âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót vang trời trên cao, bông hoa mọc lên từ dưới nước, giữa dòng sông xanh.
– Cảm xúc của tác giả là say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi: “Ơi’, “hót chi” và qua sự chuyển đổi cảm giác.
– Khổ thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sức sống tha thiết của tác giả.
• Điểm gặp gỡ của hai tác giả
– Bằng những hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi, cả hai tác giả đã tái hiện nên những bức tranh thiên nhiên nên thơ, gợi cảm và đầy sức sống. Bức tranh thiên nhiên đó không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn. Qua đó cho thấy sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa, ẩn trong đó là tình yêu quê hương tha thiết mà tác giả giành cho quê hương, đât nước.
(Mình viết dàn ý thôi nhé)
Đoạn 1:
- "Con én": dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân
- "Con én đưa thoi": cánh én chao liệng như con thoi, thời gian thấm thoắt trôi nhanh, dường như cánh én chao liệng làm thời gian trôi nhanh hơn
- "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi": Mùa xuân có 90 ngày thì đã qua 60 ngày, đã qua hơn nửa mùa xuân.
- "Thiều quang": ánh sáng buổi sớm mùa xuân hồng tươi chiếu tỏa sức sống lên vạn vật
---> Hai câu đầu: Cảm xúc tiếc nuối bâng khuâng trước dòng chảy thời gian thấm thoắt của đất trời
- "Cỏ non - xanh": màu xanh đầy sức sống
- "tận": cỏ non như trải dài, chạy đến tận chân trời, dường như trải ngút tầm mắt và không có điểm kết thúc
- "cành lê trắng": sắc trắng tinh khôi như điểm tô cho bức tranh xuân xanh mướt
- "cành lê trắng điểm"(đảo ngữ): sắc trắng của cành lê tuy ít nhưng như chủ động hòa vào nền cỏ xanh, trở nên nổi bật, sống động
---> Bức tranh xuân tinh khôi, sống động đầy sức sống
Đoạn 2:
- "Hương ổi": Mùi hương đặc biệt chỉ Hữu Thỉnh mới có, mùi hương nhẹ nhàng man mác -> gây ấn tượng, liên tưởng
- "phả": hương ổi chủ động hòa vào gió để lan tỏa khắp không gian
- "sương": màn sương mờ ảo đặc trưng mùa thu
- "ngõ"(tạo nhiều liên tưởng): ngõ xóm/cổng nhà/ cửa ngõ khu vườn hay đó là cửa ngõ thời gian
---> Cảm xúc: Sự tinh tế, bâng khuâng("hình như", chùng chình"), bất ngờ("bỗng"), trước phút giao mùa trong khu vườn
- "sông được lúc dềnh dàng": dòng sông trôi chầm chậm sau mùa hè vượt thác, gánh lũ
- "chim bắt đầu vội vã": cánh chim nhận thấy hơi lạnh, bay về phương Nam tránh rét
- "đám mây"(hình ảnh đẹp, nhẹ nhàng, gợi nhiều liên tưởng): dường như đám mây mùa hạ còn vương lại trên bờ giậu thời gian của đất trời, tạo ra ranh giới mùa hạ với mùa thu rõ ràng hơn
- "vắt": nhẹ nhàng, tinh tế
---> Những cảm nhận tinh tế trước thiên nhiên đất trời và cảm xúc bối rối bâng khuâng("dềnh dàng", "vội vã") trước phút giao mùa từ hạ sang thu
Kết luận chung:
- Hai đoạn thơ đều miêu tả được cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ, sống động cùng với những cảm nhận tinh tế của tác giả
- Hai đoạn thơ mang nét đặc trưng của thời đại (Thế kỉ 16 - những năm 1977), của mùa (xuân - thu), của phong cách tác giả (Nguyễn Du - Hữu Thỉnh)