K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2019

 - Đoạn thơ trên sử dụng phương thức miêu tả và tự sự.

       + Miêu tả: không gian, màu sắc, ánh sáng tươi đẹp, đặc trưng của mùa xuân.

       + Tự sự: Kể về sự việc, sự vật trong những ngày tháng 3 - tiết Thanh Minh, thời gian trôi nhanh, sắp kết thúc mùa xuân.

26 tháng 6 2018

ngày xuân con én đưa thoi

thiều quang chín chục đã ngoài 60

cỏ non xanh tận chân trời

cành lê trắng điểm môỵ vài bông hoa

Trả lời

a, Hình như không có 

b,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ý nghĩa

Miêu tả những bông hoa lê trắng trong, tinh khiết, nhà thơ không viết là “điểm trắng” mà sử dụng đảo ngữ “trắng điểm" khiến cho màu trắng càng được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, biện pháp đảo ngữ khiến người đọc cảm nhận màu trắng của hoa lê chủ động tô điểm cho bức tranh xuân thêm tuyệt diệu. Chỉ “một vài bông hoa” nhưng cũng đủ làm nên thần thái của bức tranh xuân.

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.”(Trích Truyện Kiều)Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử...
Đọc tiếp

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận cho em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ

1
25 tháng 10 2021

HEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEHEEEEEEEE

19 tháng 12 2018

- Đoạn thơ trên sử dụng phương thức miêu tả và tự sự.

   + Miêu tả: không gian, màu sắc, ánh sáng tươi đẹp, đặc trưng của mùa xuân.

   + Tự sự: Kể về sự việc, sự vật trong những ngày tháng 3 – tiết Thanh Minh, thời gian trôi nhanh, sắp kết thúc mùa xuân.

27 tháng 4 2020

Khung cảnh thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Với bút pháp miêu tả kết hợp với hình ảnh chọn lọc “con én đưa thoi”, tác giả đã gợi ra trước mắt người đọc giữa bầu trời cao, trong xanh, mênh mông, là hình ảnh những cánh chim én bay lượn vút qua vút lại như thoi đưa. Câu thơ vừa gợi liên tưởng tới cánh én chao liệng trên bầu trời xuân, vừa cho thấy thời gian mùa xuân chảy trôi nhanh quá, như thoi đưa. “Chim én” là loài chim đặc trưng của mùa xuân, thường xuất hiện khi mùa xuân về. Ở đây, tác giả còn sử dụng biện pháp ẩn dụ, những cánh én được so sánh ngầm với hình ảnh con thoi để diễn tả thời gian ngày xuân đang trôi nhanh, mới đó mà đã bước sang tháng ba. Trong bức tranh xuân đó, ngoài hình ảnh của chim én, tác giả còn chọn ánh thiều quang để miêu tả cảnh mùa xuân. “Thiều quang” là ánh sáng hồng, rạng rỡ, ấm áp của mùa xuân. Như vậy, Nguyễn Du đã làm nổi bật được bức tranh mùa xuân tươi đẹp, có màu hồng của ánh nắng xuân, có sự ấm áp của khí xuân và có sự mênh mông của đất trời.

Ngoài ra, để tô điểm cho bức tranh xuân đó, tác giả còn miêu tả màu sắc tươi xanh của cỏ non và sắc trắng tinh khôi của bông hoa lê, tạo cho bức tranh sinh động:

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được họa nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la. Sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn, mềm mượt êm ái. Huống chi, cái sắc ấy trải ra tận chân trời khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy, điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ vài bông thôi bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím còn chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ “điểm” có tác dụng gợi vẻ đẹp sinh động, hài hòa. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp hội họa của phương Đông đó là bút pháp chấm phá để miêu tả bức tranh nhiên nhiên mùa xuân.

Câu thơ trở thành một bức họa đầy màu sắc tươi tắn. Trên nền xanh của cỏ biếc trải dài lan rộng như một tấm thảm tới tận chân trời được điểm xuyết bằng một vài bông hoa lê màu trắng gọi cho người đọc thấy được cảnh mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống. Qua đó, chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên của Nguyễn Du.

27 tháng 4 2020

“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” sử dụng bút pháp gợi tả và biện pháp nhân hóa.

Trên nền trời xanh lam trong sáng của chiều xuân được điểm xuyết những đốm trắng của hoa lê.

+ Chữ “trắng”được đảo lên trước tạo sự mới mẻ tinh khôi, thanh khiết, kết tinh những tinh hoa của trời đất.

+ Chữ “điểm” nhấn mạnh, gợi hình ảnh bàn tay người họa sĩ tạo nên những điểm chấm phá cho bức tranh cảnh mùa xuân.

→ Câu thơ đắt giá, diễn tả vẻ đẹp tự nhiên bình dị, trong trẻo và giàu sức sống của mùa xuân.

27 tháng 4 2020

Khung cảnh thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Với bút pháp miêu tả kết hợp với hình ảnh chọn lọc “con én đưa thoi”, tác giả đã gợi ra trước mắt người đọc giữa bầu trời cao, trong xanh, mênh mông, là hình ảnh những cánh chim én bay lượn vút qua vút lại như thoi đưa. Câu thơ vừa gợi liên tưởng tới cánh én chao liệng trên bầu trời xuân, vừa cho thấy thời gian mùa xuân chảy trôi nhanh quá, như thoi đưa. “Chim én” là loài chim đặc trưng của mùa xuân, thường xuất hiện khi mùa xuân về. Ở đây, tác giả còn sử dụng biện pháp ẩn dụ, những cánh én được so sánh ngầm với hình ảnh con thoi để diễn tả thời gian ngày xuân đang trôi nhanh, mới đó mà đã bước sang tháng ba. Trong bức tranh xuân đó, ngoài hình ảnh của chim én, tác giả còn chọn ánh thiều quang để miêu tả cảnh mùa xuân. “Thiều quang” là ánh sáng hồng, rạng rỡ, ấm áp của mùa xuân. Như vậy, Nguyễn Du đã làm nổi bật được bức tranh mùa xuân tươi đẹp, có màu hồng của ánh nắng xuân, có sự ấm áp của khí xuân và có sự mênh mông của đất trời.

Ngoài ra, để tô điểm cho bức tranh xuân đó, tác giả còn miêu tả màu sắc tươi xanh của cỏ non và sắc trắng tinh khôi của bông hoa lê, tạo cho bức tranh sinh động:

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được họa nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la. Sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn, mềm mượt êm ái. Huống chi, cái sắc ấy trải ra tận chân trời khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy, điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ vài bông thôi bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím còn chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ “điểm” có tác dụng gợi vẻ đẹp sinh động, hài hòa. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp hội họa của phương Đông đó là bút pháp chấm phá để miêu tả bức tranh nhiên nhiên mùa xuân.

Câu thơ trở thành một bức họa đầy màu sắc tươi tắn. Trên nền xanh của cỏ biếc trải dài lan rộng như một tấm thảm tới tận chân trời được điểm xuyết bằng một vài bông hoa lê màu trắng gọi cho người đọc thấy được cảnh mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống. Qua đó, chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên của Nguyễn Du.

Đoạn 2: Cho đoạn thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ? Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào? Câu 3: Các biện...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn thơ

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ?

Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào?

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nếu ý nghĩa của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Em biết câu thơ nào cũng được học trong chương trình ngữ văn 9 mà có hình ảnh “mặt trời” xuất hiện với cả hai nghĩa là mặt trời thực và mặt trời biểu tượng? Hãy chép câu thơ đó.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng câu ghép phân loại và phép thế.

16
8 tháng 5 2021

Đoạn 2:

Câu 1.

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương

- Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những câu 7 hoặc 9 chữ (ví dụ càng tốt)

+ Thường mang nhịp 4/4, nhịp này tạo nên sự nhịp nhàng trong cách diễn tả cảm xúc

+ Có những dòng thơ bị mất một chữ hoặc thêm một chữ để nhấn mạnh khắc sâu thêm xúc cảm

Câu 2. Mạch cảm xúc vận động theo quá trình vào lăng viếng Bác

-         Khổ 1: Cảm xúc trước khi vào lăng

-         Khổ 2: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng Viếng Bác

-         Khổ 3: Cảm xúc khi đứng trước di hài của Bác

-         Khổ 4: Cảm xúc khi tạm biệt ra về

Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng

-         Ẩn dụ mang ý nghĩa tạm thời.

+ “Mặt trời” Bác biểu trưng cho sự sống, cho sự bất tử vĩnh hằng và công lao to lớn của Bác.

+ “Tràng hoa” của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn

-         Hoán dụ: 79 mùa xuân là 79 tuổi

-         Ẩn dụ: 79 cuộc đời đẹp như mùa xuân, đem gieo mầm sự sống muôn nơi.

Câu 4. Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của ẹm em nằm trên lưng

Câu 5.

- Vị trí đoạn thơ và nội dung chính: Cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác

- Hình ảnh vừa mang nét tả thực, vừa mang nét biểu tượng đã khắc họa thành công tầm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cảu cả dân tộc

+ “Mặt trời” độc đáo, vừa mang tính tả thực cho mặt trời ban tự nhiên, mang sự sống vừa mang tính biểu tượng cho con người Bác Hồ…

+ Hình ảnh liên tưởng “dòng người đi trong thương nhớ - kết tràng hoa” gợi lên tấm lòng biết ơn vô hạn của mỗi người đối với Bác – con người nở hoa, cuộc đời nở hoa là những gì đẹp nhất có thẻ dâng lên Người.

- Câu thơ cuối tràn ra một trữ diễn tả cảm xúc căng đầy không thể kìm nén nên vụt ra ngoài các câu chữ.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

Biện pháp ẩn dụ "làn thu thủy, nét xuân sơn" và nhân hoá hoa "ghen", liễu "hờn". 

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với ngươi đọc. 

- Đặc tả vẻ đẹp tuyệt sắc của nàng Kiều thông báo qua đôi mắt và lông mày. 

- Dự cảm một cuộc đời sóng gió đầy éo le của nàng Kiều.