Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài C1. Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích.
Hướng dẫn giải:
Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
Bài C2. Nếu sau đó ta đặ bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng?
Hướng dẫn giải:
Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi co lại.
Bài C5. Vì sao khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm?
Hướng dẫn giải:
Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
Bài C6. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Hướng dấn giải:
Câu trả lời này khá phức tạp, vì liên quan đến áp suất của chất khí trên mặt thoáng của chất lỏng chứa trong chai. HS lớp 6 chưa được học áp suất nên chỉ có thể trả lời một cách đơn giản là: "Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt", vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây áp lực lớn đẩy bật nắp ra.
Lúc nãy mình cũng lên google tham khảo câu trả lời của những bài đó rồi, bạn làm chính xác rồi đó. Cảm ơn bạn nhiều nhé!!!
1 hơ nóng cổ lọ
2 Trả lời: Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.
3Khi nhiệt độ cao sẽ xảy ra sự nở vì nhiệt ở phần vỏ chai, phần nước và cả không khí trong chai. Vì phần nước và không khí nở vì nhiệt nhiều hơn phần vỏ nên có khả năng sẽ làm bung nắp chai hoặc nứt chai. Nên người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy.
4Quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên vì khi gặp nhiệt độ cao, không khí trong quả bóng sẽ dãn nở, giúp quả bóng phồng lên.
5Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng riêng giảm, còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng riêng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
6t rong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể là sự nóng chảy (khi nấu đồng nguyên liệu) và sự đông đặc (khi đúc tượng).
7Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.
8
Không. Vì thế tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thủy tinh có tiết diện nhỏ mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn.
9
Câu trả lời nè bạn:vì nước dãn nở vì nhiệt không đều khi nhiệt độ tăng từ 0 độ C lên 4 độ C nước không nở ra mà chỉ co lại. ... Trong khi đó, rượu co dãn vì nhiệt rất ổn định và rượu đông đặc ở nhiệt độ rất thấp là -117 độ C nên có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của khí quyển.
1)Vì khi nhúng vào ngước nóng thì không khí nở ra vì nhiệt , đẩy quả bóng phồng trở lại
2)Vì khi đun nhiệt độ tăng lên làm cho nước trong ấm nở ra và nước sẽ tràn ra ngoài
* Khi đun nước: Vì khi đun, nhiệt độ tăng lên làm cho nước trong ấm dãn nở ra và tràn ra ngoài.
* Khi đóng nước ngọt: Vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ nhiệt độ có thể tăng lên làm cho nước ngọt nở ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn chỗ để đựng, kết quả có thể làm chai nổ tung ._.
Bài 21.1
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Trả lời:
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Bài 21.2
Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Trả lời:
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
Câu 5:
Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.
Câu 6:
Có 2 lí do :
- Chất lỏng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén. Vì vậy nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai
- Do bên trong có CO2 hòa tan dưới áp suất cao , khi mở nắp (áp suất khí quyển ) thì có 1 phần sẽ bị thoát ra, nếu đổ quá đầy thì khi mởi ra nước ngọt sẽ bị trào ra ngoài.
21.1. Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước ( bình thủy ), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
TL: Khi rót nước ra thì không khí bên ngoài vào phích. Nếu đậy nút ngay thì không khí sẽ bij hơi nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và làm cho bật nút phích
- Để tránh hiện tượng này, ko nên đậy nút ngay mà chờ cho không khí vào phích nóng lên, nở ra ngoài một phần mới đóng nút lại
21.2
TL: khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì lớp thủy tinh sẽ tiếp xúc vs nước làm cho nó giãn nở, khi đó thì lớp thủy tinh bên ngoài chưa nóng lên nên chưa giãn nở. Như thế, thì lớp thủy tinh bên ngoài sẽ chịu một lực rất lớn của lớp thủy tinh bên trong nên dễ vỡ. còn cốc mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và ngoài cũng nóng lên và giãn nở
C5:Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.
C6:Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai, khó bảo quản nước ngọt thật lâu.
CHÚC BN HOK TỐT!
Khi ta đặt bình vào chậu nước nóng, cả nước trong bình & bình đều nóng lên, nở ra. Nhưng sự nở về nhiệt của chất lỏng (nước trong bình) lớn hơn sự nở về nhiệt của chất rắn (bình) nên ta thấy mực nước trong bình khi đặt vào chậu nước nóng cao hơn mực nước trong bình khi ko đặt vào chậu nước nóng.
Nước sẽ nở ra, vì thế mực nước trong ống thủy tinh sẽ dâng lên.
Bài C1. Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích.
Hướng dẫn giải:
Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
Bài C2. Nếu sau đó ta đặ bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng?
Hướng dẫn giải:
Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi co lại
Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Khi đun nước mà đổ nước thật đầy ấm, cả nước và ấm đều nóng lên và nở ra. Nhưng sự nở vì nhiệt của chất lỏng lớn hơn sự nở vì nhiệt của chất rắn => sinh ra một lực làm bật nắp ấm và nước sẽ tràn ra ngoài
Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.
Mực nước màu trong ống thủy tinh dâng lên. Mực nước trong ống dâng lên vì khi nước trong bình được làm nóng, nước nở ra làm tăng thể tích nước.
C1) hiện tượng : Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
C5) Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6) Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở bị nắp chai cản trở sẽ gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra.
C1 :Mực nước sẽ tăng lên vì khi nóng chất lỏng trong bình sẽ nở ra .
C5 : Vì khi nhiệt độ tăng , mực nước trong ấm tăng gây đầy nước và bung nắp vì sự nở vì nhiệt của chất lỏng bị cản trở
C6: Vì khi nhiệt độ trong chat tăng nước sẽ tăng lên vì nở ra và do sự nở vì nhiệt của chất lỏng bị cản trở nó có thể gây ra một lực khá lớn làm bung nắp chai