Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bối cảnh: Tình hình quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.
+ Nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công.
+ Liên Xô, thành trì của phe XHCN bị tan rã.
+ Nhiều nước XHCN khác bước đầu có những chuyển đổi nền kinh tế và đường lối phát triển,...
Bối cảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc Đổi mới của nước ta:
+ Đổi mới ở nước ta là tất yếu và không có sự lựa chọn nào khác.
+ Nước ta đã học tập được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển khác để chọn hướng Đổi mới đúng đắn, đưa công cuộc Đổi mới của nước ta đến thành công.
Giải thích: Mục 3, SGK/126 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
a) Bối cảnh
- Ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Bối cảnh trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức 3 con số.
b) Diễn biến
- Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm 1979. Những đổi mới đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp với "khoán 100" và "khoán 10", sau đó lan sang cac lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
- Đường lối đổi mới được khẳng đinh từ Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (1986), đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo 3 hướng :
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới
-1990-2005, tăng liên tục với tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2005, tăng 8,4%, đứng đầu ĐNA.
-Nông nghiệp phát triển mạnh, giải quyết vấn đề lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.. Chăn nuôi cũng phát triển với tốc độ nhanh.
-Công nghiệp tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, 1991-2005 bình quân đạt > 14%/năm. Sức cạnh tranh của sản phẩm được tăng lên.
-Chất lượng nền kinh tế đã được cải thiện hơn trước.
*Nguyên nhân:-Đường lối Đổi mới của Đảng thực sự đem lại hiệu quả trong quá trình CNH, HĐH.
-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng.
-Nước ta có nguồn TNTN phong phú, nhiều loại có giá trị cao.
-Có nguồn lao động đông, giá rẻ, trình độ tay nghề không ngừng nâng lên, năng suất lao động ngày càng được nâng cao.
THAM KHẢO
Điều kiện kinh tế- xã hội
- Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.
Gợi ý làm bài
a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:
- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.
- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.
b) Ở nước ta hiện nay
- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như: tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người lao động.
Đáp án: C
Giải thích: Biển Đông với nguồn ẩm dồi dào đã mang lại lượng mưa lớn cho lãnh thổ nước ta làm cho thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm.
- Các đáp án còn lại:
+ A: thiên nhiên phong phú đa dạng là do vị trí địa lí quy định, không phải do độ ẩm ⇒ loại.
+ B: cảnh quan rừng chiếm ưu thế là do địa hình chủ yếu đồi núi ⇒ loại.
+ D: quá trình tái sinh phục hồi rừng nhanh chóng → do nhiều nhân tố: độ ẩm, nhiệt độ, nguồn nước, con người… ⇒ loại.
Đáp án C
- Biển Đông với nguồn ẩm dồi dào đã mang lại lượng mưa lớn cho lãnh thổ nước ta => làm cho thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm.
=> đúng
- Các đáp án còn lại:
+ A: thiên nhiên phong phú đa dạng là do vị trí địa lí quy định, không phải do độ ẩm.=> loại
+ B. cảnh quan rừng chiếm ưu thế là do địa hình chủ yếu đồi núi => loại
+ D: quá trình tái sinh phục hồi rừng nhanh chóng -> do nhiều nhân tố: độ ẩm, nhiệt độ, nguồn nước, con người…
=> loại
- Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi lớn về sức sản xuất, quy mô sản xuất, cơ cấu kinh tế, phân bố sản xuất...dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
- Chiến tranh lạnh kết thúc, tạo điều kiện đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, văn hóa, giáo dục...
- Do nhu cầu phát triển của từng nước, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa nền kinh tế, xã hội ngày càng được thể hiện rõ.
a) Trên thế giới
- Tháng 12/1993, tổ chức buôn bán quốc tế được thành lập gồm 117 thành viên nhằm giải quyết các mâu thuẫn và thúc đẩy việc mua bán trên phạm vi toàn cầu.
- Hiện nay, trên thế giới có khoảng 12 khối kinh tế lớn : Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mĩ ( NAFTA), châu Á-Thái Bình Dương (APEC)...
b) Ở Đông Nam Á
- Tháng 7/1995 Việt Nam là thành viên của ASEAN.
- Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997