Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ?
- Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi lớn về sức sản xuất, quy mô sản xuất, cơ cấu kinh tế, phân bố sản xuất...dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
- Chiến tranh lạnh kết thúc, tạo điều kiện đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, văn hóa, giáo dục...
- Do nhu cầu phát triển của từng nước, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa nền kinh tế, xã hội ngày càng được thể hiện rõ.
a) Trên thế giới
- Tháng 12/1993, tổ chức buôn bán quốc tế được thành lập gồm 117 thành viên nhằm giải quyết các mâu thuẫn và thúc đẩy việc mua bán trên phạm vi toàn cầu.
- Hiện nay, trên thế giới có khoảng 12 khối kinh tế lớn : Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mĩ ( NAFTA), châu Á-Thái Bình Dương (APEC)...
b) Ở Đông Nam Á
- Tháng 7/1995 Việt Nam là thành viên của ASEAN.
- Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997
Bối cảnh: Tình hình quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.
+ Nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công.
+ Liên Xô, thành trì của phe XHCN bị tan rã.
+ Nhiều nước XHCN khác bước đầu có những chuyển đổi nền kinh tế và đường lối phát triển,...
Bối cảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc Đổi mới của nước ta:
+ Đổi mới ở nước ta là tất yếu và không có sự lựa chọn nào khác.
+ Nước ta đã học tập được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển khác để chọn hướng Đổi mới đúng đắn, đưa công cuộc Đổi mới của nước ta đến thành công.
1. Thoát khủng hoảng kinh tế: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
2. Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0% vào năm 1988 và 9,5% năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8% (năm 1999) và đã tăng lên 8,4% vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).
3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4. Hình thành vùng kinh tế trọng điểm: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
5. Xóa đói, giảm nghèo: Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Một số thành tựu đã đạt được là:
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài (tính đến năm 2006).
- Lạm phát được đẩy lùi.
- Tốc độ tăng trường GDP khá cao. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).
- Cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu, tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất, tỉ trọng của khu vực nông - lâm ngư nghiệp từng bước giảm.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét.
- Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
+ Về công cuộc đổi mới:
- Thực hiện tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm giảm nghèo
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế giáo dục …
+ Về hội nhập
-Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta gia nhập ASEAN từ tháng 7 năm 1995.
-Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Có các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường
Đáp án: A
Giải thích: Chính sách kinh tế của nước ta là “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN”. Đáp an A: “phát triển triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa” là sai.
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
Thời kì | GDP % |
1975-1980 | 0,2 |
1988 | 6,0 |
1995 | 9,5 |
1999 | 4,8 |
2003 | 7,3 |
2005 | 8,4 |
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2005)
Ngành | GDP % |
Nông - Lâm - Ngư | 21 |
Công nghiệp - Xây Dựng | 41 |
Dịch vụ | 38 |
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét :
+ Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Hình thành các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn
+ Ưu tiên phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo
- Đạt được những thành tựu đáng kể trong xóa đói, giảm nghèo xuống còn 19,5%
a) Bối cảnh
- Ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Bối cảnh trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức 3 con số.
b) Diễn biến
- Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm 1979. Những đổi mới đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp với "khoán 100" và "khoán 10", sau đó lan sang cac lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
- Đường lối đổi mới được khẳng đinh từ Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (1986), đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo 3 hướng :
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới