Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua mất ổn định, tăng trưởng chậm là do những nguyên nhân chính sau đây:
- Trước hết là do điểm xuất phát của nền kt thấp.
+ Nền kt xuất phát từ một nền N2 độc canh về lúa với hơn 80% lao động cả nước làm việc trong N2 nhưng lao động thủ công
là chính nên năng suất rất thấp.
+ Nền kt xuất phát từ một nền CN với qui mô nhỏ bé, cơ cấu què quặt với hơn 10% lao động làm việc trong CN nhưng với
phương tiện KT nghèo nàn già cỗi, cũ kĩ nên năng suất CN cũng rất thấp.
- Tổng giá trị sản lượng của nền kt quốc dân rất nhỏ bé ® mất cân đối giữa cung và cầu, nền kt thiếu tích luỹ cho nên nước
ta phải nhập siêu lớn.
- Nền kt nước ta phát triển trong đk bị chiến tranh kéo dài suốt 30 ròng cho nên trong suốt thời kì chiến tranh nền kt chỉ lo
tồn tại dẫn đến tăng trưởng không đáng kể. Tăng trưởng được chút ít là nhờ vào viện trợ và vay nợ nước ngoài.
- Nền kt nước ta đổi mới chậm vì ta duy trì cơ chế bao cấp quá lâu. Cơ chế bao cấp chỉ phù hợp với thời kì chiến tranh đáng
lẽ ra nó phải được xoá bỏ ngay khi chiến tranh kết thúc nhưng thực chất nó vẫn được duy trì suốt 10 năm sau chiến tranh (76 - 86).
Cho nên cơ chế bao cấp nó đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kt trong thời bình.
- Nước ta lại bị Mĩ cấm vận lâu dài 19 năm. Việc Mĩ cấm vận đã gây nhiều khó khăn trong phát triển quan hệ ngoại thương
xuất nhập khẩu làm giá trị tăng trưởng của nền kt nước ta.
- Do Đ và N2 có tư tưởng nóng vội là muốn xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như di chúc Bác Hồ để lại
dẫn đến sau khi chiến tranh kết thúc đã đầu tư quá lớn vào một số công trình trọng điểm quốc gia như thuỷ điện HBình, cầu Thăng
Long - mất cân đối ngân sách quốc gia và gây ra lạm phát, khủng hoảng kt kéo dài.
- Chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam: sau khi đất nước thống nhất nước ta xây dựng một nền kinh tế thống nhất
chung cho cả nước trên cơ sở sát nhập nền kt của 2 miền Nam, Bắc với 2 hướng khác nhau. Nhưng trong thời kì này ta gặp một số
sai lầm trong quan hệ đối nội, đối ngoại ® chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam. Chiến tranh biên giới không những làm
giảm tốc độ tăng trưởng của nền kt mà còn gây tụt hậu nền kt nước ta trong nhiều năm.
Tóm lại nền kt nước ta trong những năm qua mất ổn định, tăng trưởng chậm là do ảnh hưởng tổng hợp của các nguyên nhân
nêu trên.
Giải thích: Chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường quốc tế còn chưa cao. Đặc biệt là việc thâm nhập vào các thị trường khó tỉnh như Nhật, Hoa Kì, Eu,…
Đáp án: B
Gợi ý làm bài
- Nét đặc trưng của quá trình đổi mơi nền kinh tế nước ta là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thể hiện ở ba mặt chủ yếu:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2010
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Cơ cấu các khu vực kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt.
- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biến dộng (dẫn chứng).
* Giải thích
- Theo xu thế chung của thế giới.
- Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu.
- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa
cả năm của nước ta thời kì 1990 - 2011 (%)
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tôc độ tăng trưởn về diện tích, năng suất và sản lưựng lúa cả năm của nước ta trong thời kì 1990 - 2011
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Thời kì 1990 - 2011, cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta đều tăng:
+ Diện tích tăng 26,7%.
+ Năng suất tăng 74,2%'.
+ Sản lượng tăng 120,5%.
- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suát và sản lượng lúa không đều nhau: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa, tiếp đến là năng suất lúa và tăng chậm nhất là diện tích lúa.
* Giải thích
- Diện tích lúa tăng chậm và không đều. Giai đoạn 1990 - 2000 tăng do mở rộng diện tích, phục hoá, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn 2000 - 2005 giảm do chuyển một phần diện tích lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Giai đoạn 2005 - 2011 dần tăng trờ lại do thâm canh, tăng vụ.
- Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt là việc đưa vào sử dụng đại trà các giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với các vùng sinh thái và hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lí.
- Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là tăng năng suất.
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ?
- Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi lớn về sức sản xuất, quy mô sản xuất, cơ cấu kinh tế, phân bố sản xuất...dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
- Chiến tranh lạnh kết thúc, tạo điều kiện đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, văn hóa, giáo dục...
- Do nhu cầu phát triển của từng nước, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa nền kinh tế, xã hội ngày càng được thể hiện rõ.
a) Trên thế giới
- Tháng 12/1993, tổ chức buôn bán quốc tế được thành lập gồm 117 thành viên nhằm giải quyết các mâu thuẫn và thúc đẩy việc mua bán trên phạm vi toàn cầu.
- Hiện nay, trên thế giới có khoảng 12 khối kinh tế lớn : Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mĩ ( NAFTA), châu Á-Thái Bình Dương (APEC)...
b) Ở Đông Nam Á
- Tháng 7/1995 Việt Nam là thành viên của ASEAN.
- Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997
Bối cảnh: Tình hình quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.
+ Nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công.
+ Liên Xô, thành trì của phe XHCN bị tan rã.
+ Nhiều nước XHCN khác bước đầu có những chuyển đổi nền kinh tế và đường lối phát triển,...
Bối cảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc Đổi mới của nước ta:
+ Đổi mới ở nước ta là tất yếu và không có sự lựa chọn nào khác.
+ Nước ta đã học tập được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển khác để chọn hướng Đổi mới đúng đắn, đưa công cuộc Đổi mới của nước ta đến thành công.
-1990-2005, tăng liên tục với tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2005, tăng 8,4%, đứng đầu ĐNA.
-Nông nghiệp phát triển mạnh, giải quyết vấn đề lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.. Chăn nuôi cũng phát triển với tốc độ nhanh.
-Công nghiệp tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, 1991-2005 bình quân đạt > 14%/năm. Sức cạnh tranh của sản phẩm được tăng lên.
-Chất lượng nền kinh tế đã được cải thiện hơn trước.
*Nguyên nhân:-Đường lối Đổi mới của Đảng thực sự đem lại hiệu quả trong quá trình CNH, HĐH.
-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng.
-Nước ta có nguồn TNTN phong phú, nhiều loại có giá trị cao.
-Có nguồn lao động đông, giá rẻ, trình độ tay nghề không ngừng nâng lên, năng suất lao động ngày càng được nâng cao.