Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ là lời của người cha đã nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con để con biết con được lớn lên trong tình yêu thương,sự chăm lo của cha mẹ và sự đùm bọc của người đồng mình,quên hương mình.
Bằng hình ảnh cụ thể,Y Phương tạo được không khí gia đình đầm ấm hạnh phúc:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười.
Con sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của cha mẹ.Từng bước đi của con được cha mẹ vui mừng ,đón nhận.Đi đến đâu,con cũng nhận được tình yêu ấy.Tấm lòng cha mẹ chính là cái đích mà con hưỡng tới.Bốn câu thơ tưởng như chỉ là kể,là tả mà biết bao trìu mến thân thương gửi trong đó.Hình ảnh cụ thể,giàu chất thơ,cách đo đếm chiều dài theo bước chân con thể hiện tình yêu thương của cha mẹ.
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Người đồng mình đó là những người cùng sống trên một miền đất,cùng quê hương,cùng một dân tộc.Sự đan xen giữa các danh từ:lờ,nan hoa,câu hát và các động từ:đan,cài,ken diễn tả sự gắn bó ,tạo thành kết cấu khái quát diễn tả cuộc sống êm đềm vui tươi,cần cù của người dân miền núi.
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Thiên nhiên mang lại những gì tươi đẹp nhất,ngát hương nhất cho con.Hình ảnh con đường là hình ảnh ẩn dụ:đó chính là con đường đời mà đứa trẻ đi qua.Trên mỗi bước đi của chặng đường đời ấy đứa trẻ được nâng đỡ bởi những tấm lòng yêu thương,bởi sự bao dung che chở và chính điều ấy sẽ nuôi dưỡng,vun đắng tâm hồn đứa trẻ nhân ái,rộng mở với con người,cuộc đời.
Quê hương và gian đình là cái nôi nuôi dưỡng đứa trẻ lớn lên ở chặng đường đời đầu tiên của bé,ý thức về cội nguồn sau này là từ cả hai chung đúc lại giúp cho đứa trẻ trưởng thành đặt chân lên con đường dài rộng hơn kế tiếp.
-Đó là bài mk tự lm ko cháp mạng nha
Câu 1:
- Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.
- Tấm son: tấm lòng son, chỉ tấm lòng chung thủy gắn bó.
- Quạt nồng ấm lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.
Câu 2:
- Em không đồng ý vì Nguyễn Du làm như vậy rất phù hợp với qui luật tâm lí của nhân vật. Vì Thúy Kiều luôn cảm thấy mình là người có lỗi và bội bạc với Kim Trọng.
* Mình chỉ có thể giúp tới đó thôi
Chúc bạn may mắn!!!!
Câu 2
Không
Vì nàng đã bán mình để chuộc cha xem như đã làm tròn chữ hiếu còn vs KT,kiều lại là kẻ lỗi hẹn phụ tình.Hơn nữa điều này hoàn toàn phù hợp vs quy luật tâm lý tình cảm của người con gái ,nhất là người con gái đang yêu
1.Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. ''Không” mà lại “có", có “một trái tim" của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chi cần trong xe có một trái tim. Các điệp ngữ “không có", các từ ngữ tương ứng: “vẫn ... chỉ cần có...” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. “Trái tim” trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh hoán dụ, tuy không mới mẻ nhưng đầy ý vị. Đoạn thơ trên đây thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ. Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ... đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên đây là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
1+2)
Hình ảnh cả khổ thơ đều là sự thiếu thốn, nhưng thiếu thốn lại càng thêm thiếu thốn hơn khi mà:
+ Không có kính
+ Không có mui xe
+ Không có đèn xe
+ Thùng xe bị xước
– Biện pháp nghệ thuật
+ Điệp ngữ: không có
+ Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng
=> thể hiện sự tàn phá của chiến tranh và tổn thất nặng nề mà chúng ta phải chịu
- Tinh thần bất khuất, ý chí mạnh mẽ của những người lính lái xe
+ Vẫn lạc quan và đầy tự tin
+ Vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tay lái cho bánh xe lăn đều
– Hình ảnh trái tim ở cuối bài thơ
+ Là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo
+ Lòng yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc
+ Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
+ Chính tình yêu, sự quả cảm của các anh là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho kháng chiến
* Em cũng có thể liên hệ mở rộng
- Hình ảnh những người lính trong thơ của Chính Hữu: họ là những người lính xuất thân từ những miền quê nghèo khó nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ từ giã quê hương bước vào mặt trận
*Khái quát lại nghệ thuật trong khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị
- Hình ảnh tả thực, chọn lọc
- Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ
Gợi ý:
B1: Giải thích.
Ý nghĩa cả câu : Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cai hết sức thuyêt phục :
Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động , tích cực , không dựa dẫm…
B2: Bàn luận.
+ Tại sao đólà quan điểm đúng đắn : Cuộc sống có rất nhiều trở ngại trông gai mà con người cần phải vượt qua.
Nếu con người chưa từng được rèn luyện , không phải đối mặt với bất kì trong gai nào thì rất dễ gục ngã
Vì vậy cần dạy con cái cách sống tự lập.
+ Dạy con như thế nào ?
.Dạy từ việc nhỏ nhất như chăm sóc bản thân đến việc học tập ,đến những vấn đề phức tạp hơn . theo thời gian con cái sẽ được tôi luyện , tích lũy kinh nghiệm, vững vàng hơn,trưởng thành hơn.
. Dẫn chứng cách dạy con của người Nhật.
+ Nhiều phụ huynh nuông chiều con quá mức khiến con cái mất đi ý thức tự lập.
Hậu quả : trước khó khăn của cuộc sống thường mất phương hướng, lúng túng , bi quan ,vô dụng , hành động nông nổi thiếu suy nghĩ.
+ Hoặc phó mặc con cái một cách tự nhiên theo kiểu “trời sinh tính” , không quan tâm uốn nắn con cái.
B3: Mở rộng.
+ Cha mẹ cần luôn ở bên cạnh con nhưng cũng cần tạo cho con những “khoảng lặng”Cần thiết cho đứa trẻ tự suy ngẫm , tự quyết định việc mình đang làm.
+ Đặt vấn đề vào xã hội hiện nay thì quan điểm trên vô cùng đúng đắn.
B4: Liên hệ, rút ra bài học.
+ Bản thân luôn phải cố gắng không dựa dẫm vào sự giúp sức của bất kỳ ai. Tình thương của cha mẹ là nguồn động viên chứ không phải là vỏ bọc để lẩn tránh mọi trở ngại trên đường.
+ Cần tạo được sự yên tâm của cha mẹ với mình, cần khẳng định được bản thân.
em cảm ơn ạ