K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0

Câu 1:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Câu 2:

Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm

Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.

Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
 
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể...
Đọc tiếp

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

                                                                        (Trích “Mây và sóng”, R.Ta-go)

Câu 1. Đoạn thơ trên có mấy cuộc đối thoại? Đó là cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào? (1.0 điểm)

Câu 2. Hãy xác định 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ (1.0 điểm)

Câu 3. Tìm 01 câu thơ chứa hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Phân tích ý nghĩa triết lí của câu thơ: (1.0 điểm)

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Câu 5. Từ ý nghĩa bài thơ, hãy chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc nhất (1.0 điểm)

Bài 2. (5.0 điểm) Viết đoạn văn (15-20 dòng), phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

-   Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)         

Giups được câu nào thì giúp mình với ạ T.T MÌNH CẦN GẤP LẮM

0
16 tháng 6 2021

Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lý trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.

Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khao khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi.

Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hy sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta khôn lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vứt bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗn láo, đánh đập và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.

Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm lòng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.

2 tháng 6 2018

điệp ngữ:vì ai.....

chắc có ẩn dũ or hoán dụ tr đoạn

2 tháng 6 2018

Điệp ngữ :Vì ai..............

Dùng Kiểu câu hỏi

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng...
Đọc tiếp

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

 

Help me!!!

4

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

                                                                                          Bài làm

câu 1:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu 3 :

Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU

Biết cảm ơn mẹ cha bao nhiêu cho đủ trời ơiPhải tạ ơn quê hương, nước non, đồng bào bao lâu mới phảiNhìn mắt mẹ long lanh nhìn dòng người rực màu lửa cháyBao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười!Ngày mai lại xin trở về với cuộc sống bình thường thôiCon chẳng dám làm anh hùng trong mắt mẹChỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻĐậu ngay trước hiên ngắm mẹ thái rau bầu(trích...
Đọc tiếp

Biết cảm ơn mẹ cha bao nhiêu cho đủ trời ơi
Phải tạ ơn quê hương, nước non, đồng bào bao lâu mới phải
Nhìn mắt mẹ long lanh nhìn dòng người rực màu lửa cháy
Bao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười!

Ngày mai lại xin trở về với cuộc sống bình thường thôi
Con chẳng dám làm anh hùng trong mắt mẹ
Chỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻ
Đậu ngay trước hiên ngắm mẹ thái rau bầu

(trích Mẹ ơi mẹ ở đâu – Nồng Nần Phố)

1.       Xác định và chỉ ra tác dụng của thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

2.       Tại sao khi đứng trước người mẹ, đứa con lại có cảm xúc “Bao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười”?

3.       Tìm một câu thơ cũng viết về người mẹ mà em đã được học hoặc được đọc (ghi rõ tên bài thơ, tác giả)?

4.       Câu thơ “Chỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻ” gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của người con dành cho mẹ của mình?

3
9 tháng 4 2020

CHỜ TÍ

9 tháng 4 2020

????????????????