K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                            Chủ đề: các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới      1.Thành tựu tiêu biểu của  Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.          – Nêu được ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ...
Đọc tiếp

                            Chủ đề: các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

      1.Thành tựu tiêu biểu của  Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.

– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

          – Nêu được ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

 

      2.Thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.

– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

          – Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

          – Nêu được ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ .

          – Có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.HELP ME !!!!

0
19 tháng 2 2016

a. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí

 * Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha

 - Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.

 - Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.

 - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.

 - Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.

 * Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha

 - Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.

b. Nguyên nhân và hệ quả

Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất làm cho nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng nhưng việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.

* Hệ quả:

- Phát kiến đại lí được coi như một “cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:

+ Phát kiến địa lí đem lại cho loài người những hiểu biết chính xác về hình dạng trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới và các dân tộc trên thế giới.

+ Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.

- Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.

c. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta

- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.

- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.

15 tháng 8 2017

Biet dia li lop 7 khong m.nhihi

12 tháng 10 2023

Internet được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,… và con người. Hình thành nhờ sự phát triển của công nghệ kết hợp với nhiều nền tảng khác nhau. Có phạm vi ứng dụng rộng rãi và tiện ích cho con người.

Tác động của Internet đến cuộc sống của em:

- Độ phủ sóng rộng rãi, kết nối xuyên không gian, em và bạn bè có thể trò chuyện, yêu thương, gần gũi với nhau hơn khi khoảng cách ở xa.

- Hỗ trợ  trong tình hình học tập trực tuyến.

- Đóng vai trò như một công cụ tìm kiếm, một thư viện thu nhỏ, hỗ trợ giải đáp và gợi ý những kiến thức học của em.

7 tháng 5 2021

Hệ quả của cách mạng công nghiệp ở Châu Âu : 

Về kinh tế:

- Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.

- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

+ Nông nghiệp: Chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

Về xã hội:

- Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.

Gọi là : hệ quả vì cuộc cách mạng đem lại nhiều lợi ích, giải quyết được nhiều vấn đề lớn về lương thực, thị trường,..... , cũng như khôi phục sự phát triển của các nước trong khu vực Châu Âu



 

9 tháng 11 2023

Nguyên nhân diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là do sự ra đời và phát triển lan toả của công nghệ thông tin, điện tử, tự động hoá sản xuất

17 tháng 4 2022

Tham khảo:

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, do:

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

- Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.

- Có hệ thống thuộc địa lớn.

Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội ở nước Anh:

- Cách mạng công nghiệp làm cho nền kinh tế Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.

- Góp phần làm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.

- Đến thế kỉ XIX, Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

- Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên tiến lên con đường công nghiệp hóa.

 


 

17 tháng 4 2022

REFER

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, do:

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

 - Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản. 

- Có hệ thống thuộc địa lớn.

- Cách mạng công nghiệp làm cho nền kinh tế Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.

- Góp phần làm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.

25 tháng 12 2023

 

- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thành tựu có đặc trưng cơ bản so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là : điện năng và các loại động cơ điện. Vì:

+ Điện năng là một nguồng năng lượng mới được phát minh ra và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cho tới hiện nay (đầu thế kỉ XXI), điện vẫn là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Với việc phát minh ra điện và các động cơ điện, nền sản xuất của con người đã có sự chuyển biến từ cơ giới hóa sang điện khí hóa.