K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2022

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Biểu hiện:

+ Theo kinh độ (quy luật địa ô):

Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

Sự phân bố lục địa và đại dương => khí hậu và một số thành phần tự nhiên (nhất là thực vật) thay đổi từ đông sang tây.

+ Theo đai cao (quy luật đai cao):

Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

Ý nghĩa thực tiễn: Quy luật đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.

- Ví dụ minh họa: Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trong lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

3 tháng 2 2023

Ví dụ cụ thể về tác động của con người đến sự hình thành và biến đổi đất ở địa phương em:

- Ở địa phương em, người dân làm tăng độ phì cho đất thông qua việc bón phân cho đất, cày xới cho đất tơi xốp,…

- Tuy nhiên, việc người dân xây dựng hệ thống đê ven sông ngăn lũ khiến đất trong đê không được bồi tụ phù sa hằng năm của sông => đất bị thoái hóa, bạc màu.

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật:

Khí hậu và nguồn nước

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí.

- Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng của nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống.

Ví dụ: cây ưa bóng thường sống và phát triển tốt nơi đầy đủ ánh sáng, cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

- Nhiệt độ:

+ Mỗi loài thích nghi với 1 giới hạn nhiệt nhất định.

Ví dụ: Cây cà chua phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 21oC, nhiệt độ tối thấp ở 13oC, nhiệt độ tối cao ở 35oC. Vượt quá giới hạn nhiệt này lá cây sẽ vàng úa dần rồi chết.

+ Nhiệt độ cũng quyết định đến sự phân bố các loài.

Ví dụ: Những loài chịu lạnh phân bố ở hàn đới, ôn đới, những loài chịu nóng phân bố ở vùng nhiệt đới.

- Nước và độ ẩm không khí:

+ Nước tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trường và phát triển của sinh vật.

Đất

- Nguồn sinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.

- Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

- Độ phì của đất ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

Địa hình

Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua độ cao, hướng sườn và độ dốc.

Ví dụ: Càng lên cao, các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ càng thưa.

Sinh vật

Các sinh vật cùng sống trong môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.

=> Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

Con người

- Tạo các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố các loài.

- Thu hẹp nơi sinh sống nhiều loài sinh vật.

3 tháng 2 2023

- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học:

+ Gia tăng dân số tự nhiên là gia tăng do 2 nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10

+ Gia tăng dân số cơ học gồm 2 bộ phân xuất cư và nhập cư, tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất suất cư.

Tỉ suất gia tăng dân số cơ học (%) = (Tỉ suất xuất cư – Tỉ suất nhập cư)/10

- Gia tăng dân số thực tế là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng.

Gia tăng dân số thực tế = Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ suất gia tăng dân số cơ học

6 tháng 7 2017

Thực vật là cỏ thì có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.

3 tháng 2 2023

Ví dụ về các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

* Về kinh tế xã hội: 

   Dân cư Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.

* Về vị trí địa lí: 

  Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.

  Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…. Bên cạnh đó, với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.

* Về điều kiện tự nhiên: 

  Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.

3 tháng 2 2023

Ví dụ về tác động của một trong các nhân tố đến phát triển kinh tế (Em chọn 1 trong 4 ví dụ bên dưới để ghi vào vở, không cần ghi tất cả):

- Vị trí địa lí: Trung Quốc có vị trí giáp 14 quốc gia, phía đông giáp biển, gần các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc) và khu vực có nền kinh tế sôi động (Đông Nam Á) => Thuận lợi giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các nước trên thế giới.

- Tài nguyên khoáng sản: Trung Đông là khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ½ trữ lượng dầu mỏ của thế giới) => Phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

(Nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột, chanh chấp xảy ra thường xuyên ở khu vực Trung Đông)

- Nguồn lao động: Việt Nam có dân số đông 98,6 triệu người (2021) => Nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Vốn đầu tư nước ngoài: Ở Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng ¼ vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp 20,35% GDP (2019). Việc tăng vốn đầu tư nước ngoài giúp mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế => thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

7 tháng 6 2017

- Việc phá rừng của con người đã làm cho khí hậu thay đổi, đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt xảy ra ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...

- Con người thải chất thải chưa qua xử lí vào sông, hồ... đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước ngọt.

- Việc rửa tàu, chìm tàu dầu, sự cố tràn dầu... đã làm ô nhiễm biển và đại dương.

- Việc khai thác thủy sản quá mức và có tính hủy diệt đã làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật dưới nước.

- Hoạt động công ngiệp và giao thông thải một lượng khí CO2 rất lớn và khi quyển là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kkinh, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên,....

8 tháng 7 2017

Thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng thỏ lại là con mồi của động vật ăn thịt (chó sói, hổ, háo...). Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau
trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố động vật


8 tháng 7 2017

- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật ăn cỏ, nếu thiếu thực vật thì chúng sẽ không có nguồn thức ăn. Nên nơi nào có nhiều thực vật thì nơi đó có nhiều loài động vật ăn cỏ, kể cả động vật ăn thịt vì thức ăn chính của động vật ăn thịt là động vật ăn cỏ.

- Thực vật là nơi sinh sống của động vật, đặc biệt là động vật hoang dã. Ví dụ như chim làm tổ trên cây; sóc sống trong hốc cây; hổ, báo sống trong rừng,... Vì vậy nơi nào có nhiều cây cối như rừng thì có rất nhiều động vật hoang dã ở đó.

- ....

1 tháng 4 2017

- Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
- Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ.

- Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
- Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ.

4 tháng 1 2019

Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:

- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...

- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.

- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương...