K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2017

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình hai vợ chồng hiếm hoi bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Người vợ mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có tên Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Chằn tinh. Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh "đi canh miếu thần" để thế mạng. Nửa đêm, Chằn tinh xông đến vồ mồi, hai bên đánh nhau dữ dội. Chằn tinh tàng hình dùng phép lạ. Thạch Sanh vung búa thần chém chết Chằn tinh, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Chằn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Chằn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh là đã giết chết vật báu của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu Chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay qua liền giương cung bắn. Đại bàng bị trúng tên, vẫn cố bay về hang ổ. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được công chúa. Lý Thông tìm gặp "đứa em kết nghĩa". Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng. Ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ vỡ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông sai quân lính vần đá lấp cửa hang để hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thủy tề đang bị đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thủy phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vang ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương.

Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chúng ăn trộm kho báu của nhà vua đem về giấu ở gốc đa. Thạch Sanh bị hạ ngục!

Công chúa sau khi được cứu thoát thì bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể. Lý Thông bị hạ ngục. Nhà vua giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội, cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường, cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần đẩy lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà họ ăn mãi chẳng hết.

Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

3 tháng 1 2017

Còn mik

Ngày xửa, ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tiều phu đã già mà vẫn chưa có con. Ngày ngày, họ phải lên rừng đốn củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Tuy nghèo nhưng họ lại hay làm việc nghĩa giúp đỡ mọi người. Thấy thế, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ.

Rồi bà vợ có mang, nhưng kì lạ thay, đã qua mấy năm mà không sinh nở. Người chồng lâm bệnh qua đời. Mãi sau, bà vợ mới sinh được một cậu con trai, đặt tên là Thạch Sanh.

Khổ thay, khi cậu bé vừa lớn khôn thì mẹ lại chết. Một mình cậu lủi thủi ra vào túp lều rách nát dưới gốc cây đa cổ thụ. Gia tài chẳng có gì đáng giá ngoài lưỡi búa của cha để lại. Cậu tiếp tục kiếm sống bằng nghề đốn củi. Ngọc Hoàng sai các thiên thần xuống dạy Thạch Sanh võ nghệ và các phép thần thông.

Một hôm, Lí Thông làm nghề bán rượu đi ngang qua gốc đa. Thấy chàng trai vạm vỡ khoẻ mạnh gánh hai bó củi rất lớn, hắn liền nghĩ bụng : “Chà! Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu!".Lí Thông lân la gợi chuyện làm quen. Thạch Sanh thật thà kể cho hắn nghe gia cảnh của mình. Lí Thông gạ Thạch Sanh kết nghĩa làm anh em. Đang cô đơn, nay có người quan tâm săn sóc đến mình, Thạch Sanh vui vẻ nhận lời rồi từ giã gốc đa, về sống chung với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh hung dữ hay ăn thịt người. Nó có phép biến hoá khôn .lường. Dân phải lập miếu thờ và mỗi năm phải nộp cho chằn tinh một mạng người để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn sợ lắm, bày mưu tính kế lừa để Thạch Sanh chết thay. Lí Thông sắp sẵn một mâm rượu thịt. Chiều tối, Thạch Sanh đi kiếm củi về, Lí Thông mời chàng ăn rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh canh miếu thờ, ngặt vì anh đang cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Tin lời, Thạch Sanh đi ngay.

Nửa đêm, Thạch Sanh đang thiu thiu ngủ thì chằn tinh sau miếu hiện ra, giơ nanh múa vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh lấy búa đánh lại. Chằn tinh thoắt ẩn thoắt hiện Không hề sợ hãi, Thạch Sanh trổ hết tài nghệ để đánh quái vật. Lát sau, lưỡi búa của chàng đã chém xả nó làm hai mảnh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lổ. Cạnh xác nó là bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật rồi nhặt bộ cung tên xách về nhà.

Tưởng oan hồn Thạch Sanh hiện về đòi mạng, mẹ con Lí Thông kinh hãi, rối rít lạy van. Nghe Thạch Sanh kể chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Vốn là kẻ độc ác, tham lam và thâm hiểm, Lí Thông nảy ra kế khác, tiếp tục lừa Thạch Sanh. Hắn vờ tỏ vẻ lo lắng:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, ắt phải tội chết. Thôi em hãy mau mau trốn đi! Mọi việc ở nhà anh sẽ lo liệu.

Thạch Sanh thật thà tin lời hắn. Chàng vội vàng từ biệt mẹ con Lí Thông rồi trở về túp lều cũ dưới gốc cây đa, ngày ngày kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông, vội vàng mang đầu chằn tinh vào cung nộp cho nhà vua, được vua ban thưởng hậu hĩ và phong cho chức Quận công.

Công chúa con vua đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến cầu hôn nhưng nàng chưa ưng ý mộỉ ai. Vua đành mỏ hội gieo cầu để công chúa trên lầu cao ném quả cầu trúng vào ai thì sẽ lấy nqười đó làm chồng. Không may, lúc nàng sắp gieo cầu thi một con đại bàng khổng lồ sà xuống quắp nàng đi.

Đại bàng bay qua nơi Thạch Sanh ở, Trông thấy nó, chàng liền lấy cung tên vàng ra bắn, Bại bàng trúng thương vào cánh, lảo đảo bay về núi. Lần theo dấu máu, Thạch Sanh tìm được hang sâu, chỗ nó giấu công chúa.

Từ ngày công chúa mất tích, nhà vua vô cùng đau khổ. Ngài ra lệnh cho Lí Thông phải đi tìm và hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lí Thông trong lòng vừa mừng vừa sợ. Cuối cùng, hắn lại nghĩ ra được một kế hay.

Hắn truyền lệnh mở hội thi hát mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Đến ngày thứ mười thì hắn gặp Thạch Sanh đi xem hội. Nghe Lí Thông nói phải đi tìm công chúa mất tích, Thạch Sanh kể lại mọi chuyện. Lí Thông mừng rỡ nhờ chống dẫn đường đến hang của đại bàng.

Đến nơi, Thạch Sanh vội vã xuống cứu công chúa. Quân lính của nhà vua cột dây vào lưng chàng rồi thả xuống hang sâu.

Vốn là một chằn tinh có nhiều phép lạ, đại bàng tuy bị thương nặng nhưng vừa thấy chàng nó liền chồm dậy, tung cánh, chĩa vuốt lao đến Thạch Sanh giương cung bắn mù mắt nó, lấy búa bổ vỡ đầu nó. Chàng lấy dãy buộc ngang mình còng chúa rồi ra hiệu cho quân lính ở trên kéo nàng lên. Cõng chúa vừa được đưa lên mặt đất thì Lí Thông sai quân lính đưa nàng về cung. 'Hắn ở lại vần đá lấp cửa hang hòng giết chết Thạch Sanh để cướp công chàng.

Biết mình bị hại, Thạch Sanh cố tìm ối thoát. Đến cuối hang sâu, chàng chợt thấy một chàng trai bị nhốttrong cũi sắt. Thạch Sanh lấy bộ cung tên vàng bắntan cũi sắt, cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt nhốt ở đây. Thái tử hết lời cảm tạ và mời ân nhân xuống thăm thuỷ cung. Gặp lại con, Thuỷ Tề vô cùng sung sướng và đối đãi với Thạch Sanh rất hậu. Thạch Sanh từ chối nhận bạc vàng châu báu, chỉ xin một cây đàn. Thái tử rẽ nước đưa chàng lên bờ. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa xưa.

Lại kể đến chuyện của chằn tinh và đại bàng. Sau khi bị Thạch Sanh giết chết, hồn chúng lang thang khắp nơi. Tình cờ gặp nhau, chúng bàn cách trả thù chàng. Chúng ăn trộm một số đồ vật quý giá trong cung vua, lén bỏ vào túp lều của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Chàng chẳng thể nào giãi bày nỗi oan khuất của mình.

Từ hôm được cứu thoát, công chúa tự nhiên sinh bệnh, suốt ngày buồn rầu, ủ rũ, chẳng nói chẳng cười. Lễ cưới của nàng với Lí Thòng phải hoãn lại. Vua sai hắn đi mời thầy thuốc về chữa cho công chúa nhưng các danh y dù giỏi đến mấy cũng đành bó tay.

Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, buồn quá bèn đem đàn ra gảy. Tiếng đàn nỉ non, ai oán, trách móc... vọng vào tận hoàng cung. Nghe tiếng đàn, bỗng nhiên công chúa nói cười vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người gảy đàn.

Nhà vua vừa mừng vừa lấy làm lạ. Khi được đưa vào cung, Thạch Sanh đã kể hết đầu đuôi mọi chuyện. Sự thật được phơi bày. Nhà vua giận dữ sai bắt giam hai mẹ con tên Lí Thông độc ác rồi giao cho Thạch Sanh xét xử. vốn tính nhân hậu, thương người, Thạch Sanh tha cho chúng nhưng trên đường về nhà, hai mẹ con hắn đã bị sét đánh chết và hoá kiếp thành bọ hung.

Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh được tổ chức linh đình suốt mấy ngày liền. Ai cũng mừng cho chàng trai thật thà tài giỏi.

Nghe tin vua gả công chúa cho một kẻ đốn củi nghèo khổ, hoàng tử của mười tám nước liền kéo quân sang đánh. Thạch Sanh xin vua được đi trừ giặc. Chàng chỉ mang theo cây đàn thần. Tiếng đàn của chàng vừa réo rắt cất lên thì quân giặc bủn rủn hết tay chân, vội vã xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Mấy vạn tướng sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé tí được mang ra thì bĩu môi, không thèm cầm đũa. Thạch Sanh tươi cười đố họ ăn hết niêu cơm ấy, chàng sẽ trọng thưởng. Nhưng kì lạ thay, cơm xới đến đâu lại đầy lên đến đấy. Quân sĩ mười tám nước vô cùng kinh ngạc, vội lạy tạ Thạch Sanh rồi rút về nước.

Nhà vua truyền ngôi cho Thạch Sanh. Hai vợ chồng chàng sống êm đềm, hạnh phúc bên nhau.

nhưng bn ơi, chép trên mạng thì cx ik như là mik lm thôi mak ?_?

10 tháng 1 2018

Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một minh trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già Đềlại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.

Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt rạng rõ phúc hậu và thân hình vạm vỡ, cường tráng.

Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.

Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức Đềđương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng

cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nó ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay chàng vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.

Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thuỷ Tề. Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chia tay, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa.

Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiều đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh Đềđược hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha bổng mẹ con hắn, Đềchúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi hoá kiếp thành bọ hung.

Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kỉnh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới linh đình nhưthế.

Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo quân sang đánh. Thạch Sanh một mình cầm đàn ra đứng trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải hạvũ khí xin hàng.

Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.

Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hoà bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của người dân nước Việt.

GOOD LUCK~~
 

10 tháng 1 2018

thank you bạn nhiều

20 tháng 11 2023

  Từ lúc trở thành một học sinh lớp 6, em đã có nhiều trải nghiệm thú vị ở ngôi trường mới. Trong đó em nhớ nhất về tiết Ngữ Văn đầu tiên dưới mái trường Trung học Cơ Sở.

  Buổi sáng thứ hai, lớp em học môn Ngữ Văn vào tiết ba. Cô ........ là giáo viên dạy chúng em môn học này. Cô vừa xinh đẹp, lại dịu dàng. Khi tiếng chuông vang lên, cả lớp em đã ổn định chỗ ngồi. Khoảng năm phút sau, cô đã bước vào lớp. Tất cả lớp em đứng dậy chào cô. Cô mỉm cười rồi yêu cầu chúng em ngồi xuống. Cô tự giới thiệu về bản thân cũng như chương trình môn học Ngữ Văn lớp 6. Mất khoảng mười lăm phút, tiết học mới bắt đầu. Chúng em được tìm hiểu về văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ". Cô cho chúng em mười lăm phút để đọc toàn bộ tác phẩm. Sau đó, cô bắt đầu bài giảng của mình . Cách giảng của cô rất hấp dẫn và dễ hiểu. Cả lớp em đều chăm chú lắng nghe. Ở từng phần, cô lại đặt ra những câu hỏi để chúng em có thể trao đổi. Bốn mươi lăm phút trôi qua thật nhanh. Tiết học này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

  Em mong sẽ có thêm nhiều tiết học Ngữ Văn thú vị và bổ ích hơn nữa dưới mái trường Trung học Cơ Sở này. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ của em.

20 tháng 11 2023

cai nay k co cau tra loi dung

 

Tham khảo:
👉🏻
Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa - Văn 6 (10 mẫu)👈🏻
 

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Tuổi thơ em gắn liền với nhưng “câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể”, anh Khoai trung thực, hiền lành cưới được con gái phú ông, cô Tấm vượt qua bao gian khó giữ lấy cho mình cuộc sống hạnh phúc hay chàng Thạch Sanh dũng cảm và tốt bụng khiến công chúa rung động,… Và đặc biệt không thể không kể đến chuyện về anh chàng Sọ Dừa, một câu chuyện thú vị và chứa đầy tình yêu thương.

Truyện kể rằng, có vợ chồng ông lão nọ đi ở cho nhà phú ông, họ chăm chỉ và hiền lành lắm nhưng ngoài 50 rồi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm khi vào rừng đốn củi, trời nắng to mà khát nước quá, chợt thấy cái sọ dừa ở gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bê lên uống, Thế rồi bà có mang. Không lâu sau, người chồng mất, bà sinh ra một đứa con nhưng nó lại không tay, không chân, tròn lông lốc như một quả dừa, bà buồn lắm, toan vứt nó đi nhưng đứa bé lại cất tiếng nói:

 

- Mẹ ơi! Con là người đấy, mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Bà lão thương con, đành nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa. Lớn lên, sọ dừa vẫn thế, không làm được việc gì, bà mẹ vô cùng phiền lòng. Biết vậy, Sọ Dừa nhờ mẹ xin cho đến chăn bò cho nhà phú ông. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng lại nghĩ Sọ Dừa ăn ít cơm, công lao cũng chẳng tốn là bao nên ông đồng ý, chẳng ngờ Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, ban ngày cậu chăn bò ra đồng, tối lại chăn về, con nào cũng no căng béo tốt, phú ông ấy thế làm mừng. Ngày mùa bận bịu, tôi tớ ra đồng hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm ra cho Sọ Dừa. Hai cô chị kiêu kỳ, hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út vốn tính thương người đối xử với anh tử tế.

Một lần khi mang cơm ra cho Sọ Dừa, nghe có tiếng sáo véo von, rón rén lại gần, cô út thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Nhưng khi đứng dậy thì lại chỉ còn Sọ Dừa nằm lăn long lốc ở đó. Nhiều lần như vậy, biết Sọ Dừa không phải người thường, cô đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ, bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng con năn nỉ mãi, bà cũng bằng lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn cưới được con gái ta thì phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão về nhà, nghĩ chắc cũng thôi nghỉ hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, trong nhà có đủ sinh lễ, cả giai nhân chạy từ nhà dưới nhà trên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi, chỉ có cô út cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Ngày cưới, nhà Sọ Dừa cỗ bàn linh đình, tấp nập giai nhân, khi rước dâu, không thấy Sọ Dừa lăn long lốc đâu, chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng cạnh cô út. Hai cô chị thấy vậy vừa tiếc nuối vừa ghen tức. Từ ngày đó, vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc, Sọ Dừa còn tỏ ra thông minh, chăm chỉ đèn sách, quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Nhưng chằng bao lâu sau được vua sai đi sứ. Trước khi đi, Sọ Dừa có đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng, nói là để hộ thân. Hai cô chị độc ác muốn hại em để thay làm bà trạng. Nhân lúc quan trạng đi vắng, sang rủ cô em đi chèo thuyền rồi đẩy cô em xuống nước, cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra. Sống qua ngày bằng cách đánh cá lây lửa nướng để ăn, hai quả trứng nở thành một đôi gà, bầu bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống gay to:

- Ò ó o… phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan trạng thấy thế bèn cho thuyền vào xem, hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, quan trạng mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, hết tiệc mới dẫn vợ ra. Hai cô chị thấy em, xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ ra đi biệt xứ.

Truyện Sọ Dừa là một trong những truyện đặc sắc và ý nghĩa nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, người ở hiền thì gặp lành, tốt bụng chân thành thì sẽ được đền đáp xứng đáng, và những kẻ ác sẽ không bao giờ có được kết cục tốt đẹp.

7 tháng 1 2022

Giữa trưa mùa hè oi bức quá ! Mẹ tre bị nắng chiếu rực cũng nhặn nhọc lắm .  Lá mẹ tre thì đỏ hoe lên từng mắt vì nắng , huống hồ chị ấy còn là thuộc giống loài măng . Bác gió thì đi chơi từ sáng. Chỉ mong lấy đi hương núi rừng bởi vì trời nó nóng và oi bức quá nên gió cũng phải trọ tiền nương . Trời nóng không có làn gió mát nên chị măng không thể nào ngủ được . Dù mẹ tre tha thiết cầu gió bèn dỗ dành bài ca dao . Măng non bèn cởi bỏ áo cho đỡ nắng . Phơi cái lừng giữa trưa hè , nép thân mình bên lưng mệ . Mơ ước một ngày được thành tre !

18 tháng 1 2023

Giúp e soạn cái kết khác cho truyện quả bầu tiên với ạ, e bị làm bài ktra, em cảm ơn nhiều ạ

18 tháng 1 2023

Ai giúp e với huhu

4 tháng 10 2023

azinomoto