Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo bài này nhé bạn!!
Nguồn: download.vn
Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và hay. Với một hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu hay sáng tác thơ văn một cách linh hoạt. Không chỉ vậy, tiếng Việt còn hài hòa về mặt âm hưởng, giàu thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Đây là thứ tiếng có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. Đến hôm nay, mỗi người đều có thể cảm thấy tự hào về sự hình thành và phát triển của tiếng Việt. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
Trạng ngữ: Đến hôm nay...
Nguyên nhân: Trạng ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho câu.
1Bố em đưa em đến trường
=>Em được bố em đưa đến trường
2Bạn em tặng cho em cuốn sách
=>Em được bạn em tặng cho cuốn sách
3Bố em mắng em
=>Em bị bố em mắng
4Cô giáo khiển trách em vì mất tập trung trong giờ
=>Em bị cô giáo khiểm trách vì mất tập trung trong giờ
5Mẹ em đưa em đến thăm ông ngoại
=>Em được mẹ em đến thăm ông ngoại
Chúc em học tốt
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta có biêt bao ngày khai trường từ mầm non đến tiểu học đến trung học cơ sở đến trung học phổ thong hay cả đại học ,nhưng có ý kiến cho rằng:"Ngày khai trường để vào lớp 1 là 1 ngày có dấu ân sau đậm nhất trong tâm hồn mỗi người học sinh".
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình.
Bỗng hồi trống tập trung vang lên, các bạn nhanh chân về vị trí lớp mình, chỉ loáng một cái, cả trường đã xếp hàng thẳng đều tăm tắp. Em ngỡ như mình đang đứng trong hàng ngũ của nghìn chiến sĩ nhí đã sẵn sàng cho một cuộc hành quân.
Bắt đầu chương trình, cô tổng phụ trách lên tuyên bố lí do và ngay sau đó, tiếng nhạc nổi lên như một sức hút mãnh liệt hướng mọi ánh nhìn về phía sân khấu, những tiết mục văn nghệ chào mừng diễn ra vô cùng hấp dẫn và sôi động. Tiếng hát, điệu nhạc rộn ràng hòa theo gió bay xa, vang mãi và đọng lại trong tim mỗi người. Gió cùng những cây xanh trong sân trường cũng không chịu đứng ngoài cuộc, rung rinh những lùm cây như những chiếc bông cổ vũ hòa cùng điệu nhảy của các bạn trong đội văn nghệ. Những quả bóng bay đầy màu sắc cũng nhún nhảy trên tay các bạn học sinh như muốn hát, muốn múa mừng ngày khai trường.
Những tiết mục văn nghệ vừa kết thúc là bắt đầu lễ chào cờ. Quốc ca và đội ca của các bạn học sinh toàn trường vang lên, mạnh mẽ hòa quyện vào nhau làm cho những khúc ca thêm hào sảng. Cảnh vật cũng như hiểu đang diễn ra nghi lễ, cây như lặng, gió như ngừng, cũng nghiêm trang cùng chúng em. Mọi ánh mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng và Bác Hồ kính yêu đang mỉm cười trìu mến. Em thầm hứa với Bác, với lòng mình sẽ nỗ lực không ngừng trong năm học này để đạt được thành quả cao nhất kính dâng lên Bác Hồ và dường như các bạn học sinh trường Lê Quý Đôn cũng đang tự nhắc mình điều đó.
Nối tiếp phần nghi lễ, cô Văn Mai Hương, Liên đội trưởng của nhà trường lên đọc thư của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Những lời dặn dò, nhắn nhủ trong thư giúp chúng em dần nhận ra tầm quan trọng lớn lao của việc học tập.
Có thể nói giây phút xúc động nhất của buổi lễ là lúc cô hiệu trưởng Nguyễn Phương Thảo đọc diễn văn khai giảng phát động thi đua chào mừng năm học 2010 – 2011 và tuyên bố bắt đầu năm học mới. Bài diễn văn ngắn gọn, súc tích được thể hiện qua một giọng đọc trầm ấm, chứa đựng đầy hào khí, khơi dậy lòng quyết tâm học tập của chúng em. Ngay sau đó,Cô hiệu trưởng lên đánh trống khai giảng năm học mới.:”Tùng! Tùng! Tùng!...”
Tiếng trống ngân vang xuyên qua từng vạt nắng, từng lùm cây, lên đến tận mây xanh và đọng mãi giữa trời thu tháng 9. Những chùm bóng bay nối nhau bay cao mãi mang theo những ước nguyện của tuổi thơ chúng em... Trong buổi lễ khai giảng trọng đại này, hội trưởng hội phụ huynh học sinh cũng lên chia sẻ cảm xúc với những lời chúc tốt đẹp nhất cùng bó hoa tươi thắm tặng cho trường Tiểu học Nghi Hải. Kết thúc buổi lễ khai giảng . Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...
Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
Khác với các ngày khai trường khác.Cái ngày bước vào ngôi trường tiểu học lần đầu tiên là một kí ức đẹp trong em. Buổi sáng cuối thu hôm ấy, mẹ chở em đến trường. Mẹ dặn dò, động viên em rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng đôi chút. Cảm giác háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng vẫn còn in lại rất rõ rệt. Mẹ thấy em vui vẻ như vậy nên rất vui. Mẹ kể cho em nhiều thứ lắm, nhất là lần đầu mẹ đến trường giống em bây giờ. Mẹ bảo rằng khi ấy mẹ rất lo sợ nhưng khi vào trường thì cứ như một thế giới mới vừa chào đón mẹ vậy. Em im lặng lắng nghe kĩ từng chút. Lâu lâu, em cất tiếng hỏi những thắc mắc mà chỉ có cái lứa tuổi đó mới có thể nghĩ ra được. Nào là "Mẹ ơi, cô giáo có dữ ko ? Cô giáo có đánh con hay các bạn có ăn hiếp con ko ?" mẹ thì thở dài và mỉm cười trc sự ngây ngô, ngốc nghếch của em. Khi mẹ bảo rằng sắp đến trường rồi, tim em bỗng đập nhanh hơn bình thường. Em ôm chặt lấy mẹ, rúc đầu vào tấm lưng người như sợ bị ai đánh. Mẹ cứ mỉm cười, thì thầm câu hát :"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương". Khi mẹ đỡ em xuống xe, em vẫn ôm mẹ như đứa con nít lên 3.
Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 của trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Nhớ lại những câu nói lúc nãy, em lấy hết can đảm bước vào ngôi trường mới với câu nói "mẹ tin con sẽ làm đc tất cả" cứ vang vảng bên tai. Mẹ ơi, hãy yên tâm nhé. Con sẽ bước đi, bằng đôi chân nhỏ bé này. Cho dù đây chỉ là bước khởi đầu nhg đến một lúc nào đó, con sẽ tự tin quyết định ước mơ và tương lai của mình. Hãy tin con, mẹ nhé!!!Quả thật ý kiến trên là hoàn toàn đúng.Ngày khai trường lớp 1 vô cùng ý nghĩa.
Trong không khí vui tươi rộn ràng bạn nào cũng cảm thấy thêm yêu trường, yêu lớp, thêm hào hứng trên con đường khám phá tri thức tuổi học trò.
Em về, em gửi lại yêu thương
Khắc trong gió, quyện trong từng vạt nắng
Từng góc sân trường, từng trang giấy trắng
Khung trời này bỗng chốc hóa yêu thương.
Bạn đến chơi nhà :
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
Sông núi nước Nam
Việt Nam có truyền thống lịch sử lâu đời với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài của lịch sử, dân tộc ta luôn là “miếng mồi béo bở”, là đối tượng xâm lăng của những kẻ ngoại xâm. Nhưng, dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất, có lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ. Vì vậy mà bao dấu chân quân thù cũng bị cha ông ta đánh đuổi khỏi bờ cõi. Trong các tác phẩm thơ văn, đãcó rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước này. Tác phẩm “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một trong những bài thơ tiêu biểu về lòng yêu nước, về ý thức tự tôn dân tộc. Bài thơ được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, bởi đây cũng là lần đầu tiên có một tác phẩm thơ văn khẳng định hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, về độc lập như vậy.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là bài thơ tuy có bốn câu, rất ngắn gọn, xúc tích song nội dung chứa trong đó mới thật lớn lao làm sao, người chủ tướng này không chỉ vạch ra ranh giới lãnh thổ một cách rạch ròi, xác đáng, chỉ ra hành động ngang ngược, phi nghĩa cũng là trái với luật trời của lũ giặc, cũng như niềm tin mạnh mẽ, bất diệt vào sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lực lượng bạo tàn, phi nghĩa ấy. Đặc biệt, những luận điểm mà tác giả Lí Thường Kiệt nêu ra trong bài thơ lại vô cùng chặt chẽ, hợp tình hợp lí mà quân địch “không thể chối cãi”. Mở đầu bài thơ, tác giả Lí Thường Kiệt đã dùng giọng nói hào sảng, mạnh mẽ để khẳng định ranh giới, lãnh thổ của nước ta:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”
Ở đây, tác giả dùng một giọng điệu hào sảng khẳng định lãnh thổ chủ quyền của chính dân tộc mình, tuy nhiên Lí Thường Kiệt lại không dùng sự chủ quan của mình để phán xét, tác giả đã đứng trên lập trường của một người bình thường, với cái nhìn chủ quan để khẳng định những chân lí đã hiển hiện, rõ nét mà ai cũng biết, ai cũng phải thừa nhận. “Sông núi nước Nam” ta có thể hiểu là phần lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, hình ảnh sông núi là sự biểu tượng cho phần ranh giới ấy. Trong tương quan với cương vực, lãnh tổ, Việt Nam cũng là một nước có chủ quyền, có người đứng đầu, người làm chủ “vua Nam ở”. Ngay ở câu thơ đầu, Lí Thường Kiệt đã đưa ra một lời khẳng định đanh thép, hùng hồn về vấn đề chủ quyền với lập luận xác đáng, không thể chối cãi.
Để tiếp tục chứng minh cho lời khẳng định của mình, Lí Thường Kiệt đã chỉ ra nguồn gốc, căn nguyên đầy vững chắc của lời khẳng định ấy. “Rành rành” là một từ láy chỉ sự rõ nét, hiển hiện một cách đầy chắc chắn. “ Định phận” là sự định đoạt, là số phận đã được phân chia, đã được quy định, “sách trời” lại chỉ ra đối tượng đã “định phận” ranh giới, lãnh thổ ấy. Sách trời là cuốn sổ ghi chép những điều có liên quan đến con người dưới trần gian, nói đến sách trời, tác giả như muốn nói đến sự thiêng liêng, cũng sự rạch ròi của đấng tối cao, người mà luôn khiến cho người dân phải tôn sùng và phải lắng nghe những lời chỉ dạy.
“Rành rành định phận ở sách trời” mang ý nghĩa thiêng liêng hơn khi chủ quyền lãnh thổ ấy đã được định đoạt ở sách trời, đồng thời cũng thể hiện được hành động đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, đấu tranh nhằm ngăn cản những dã tâm ti tiện của kẻ xâm lược làm trái đi đạo lí của nhà trời. Từ việc khẳng định, nêu ra những lí lẽ xác đáng, Lí Thường Kiệt đã lên tiếng cảnh báo đầy hùng hồn về cái kết cục bi thảm mà quân địch sẽ nhận được khi chúng cố tình xâm phạm chủ quyền của một dân tộc có lãnh thổ, có ý thức về lòng tự tôn dân tộc ấy:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”
Nếu như ở hai câu thơ đầu, tác giả Lí Thường Kiệt còn khá bình tĩnh, khách quan khi khẳng định ranh giới, cương vực, quyền làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam, thì đến câu thơ này, tác giả đã tỏ ra vô cùng giận dữ đối với hành động ngang ngược, phi nghĩa, trái với luật trời của lũ xâm lăng. “Cớ sao” là một câu hỏi đầy giận dữ, bởi đã biết những hành động xâm lược là sai trái, xâm lược vào một đất nước có chủ quyền là trái với đạo lí, trái với luật trời nhưng chúng vẫn tỏ ra ngạo mạn, bạo tàn với dân tộc tự do, yêu hòa bình ấy “có sao lũ giặc sang xâm phạm”.
Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.
Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
help me !
các p giúp mik làm bảng phép tăng cấp trang 90 (VNEN) ik
mik đang cần gắp thank truoc nha!
I. 1. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
2. Đoạn văn trên đề cập đến sự giản dị trong lối sống của Bác: cách ăn, cách ở.
=> Bác là người giản dị, thanh bạch, tao nhã. Tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của Bác.
3. TN: Ở việc làm nhỏ đó => Bổ sung ý nghĩa chỉ vị trí.
4. VB viết về Bác Hồ: Đêm nay Bác không ngủ.
5. HS tự viết đoạn văn chú ý hình thức 10-12 câu, tổng phân hợp
II. 1. PTBĐ: nghị luận
2. Người có tình yêu chân thật thường nghĩ đến hạnh phúc của người khác nhiều hơn là mình.
3. BPTT so sánh: tình yêu - ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời mỗi chúng ta
=> Tác dụng: làm cụ thể tác động, vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống con người.
4. 4. HS viết đoạn văn trình bày suy nghĩ, chú ý hình thức 15 câu