K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2017

nhung cau chuyen cam dong ve bác

1. VƯỜN RAU, AO CÁ CỦA BÁC

Dưới những vòm cây xanh phía sau Phủ Chủ tịch là một mái nhà sàn nho nhỏ, xinh xắn. Dòng người vào thăm lặng đi trong bồi hồi, xúc động. Căn phòng thanh bạch đơn sơ, thoảng mùi hương vườn. Tất cả như nói với đồng bào xa gần rằng Bác vừa đi công tác đâu xa, nhưng Người cũng còn kịp ra ao vỗ gọi cho đàn cá lên ăn. Nhìn đàn cá chen nhau tìm mồi, cạnh đó là vườn rau tươi tốt, dễ gợi cho mọi người nhớ về những ngày Bác sống ở chiến khu Việt Bắc.

Cuộc sống ở Việt Bắc khó khăn gian khổ nhiều. Tuy vậy dù bận đến đâu Bác cũng không quên nhắc nhở, động viên các cán bộ tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống, giảm bớt khó khăn. Ngày ngày, sau giờ làm việc lại thấy Bác đi tăng gia. Quanh khu vực Bác ở, mấy luống rau xanh, vài hốc bầu bí mọc lên là niềm vui, nguồn thúc đẩy anh em cùng làm theo Bác. Rau của Bác và các đồng chí cán bộ trồng tốt, nhiều khi ăn không hết, Bác lại nhắc đem sang tặng các cơ quan bên cạnh.

Khi về sống giữa Thủ đô, Bác vẫn giữ nếp quen lao động.

Năm đầu mới hoà bình có biết bao công việc bận rộn, nhưng Bác vẫn tranh thủ thời gian để tăng gia. Khu vườn trong Phủ Chủ tịch, lúc đầu, ngoài những chỗ trồng cây cũ còn có những khoảng đất bỏ trống, cỏ mọc um tùm. Thấy vậy, Bác bảo các đồng chí cán bộ:

- Bác cháu ta nên tổ chức khai hoang để lấy đất trồng rau ăn và trồng hoa cho đẹp.

Nghe lời Bác, buổi chiều nào mấy Bác cháu cũng vác cuốc ra vườn. Một thời gian sau, thay cho những đám cỏ hoang trước kia là những luống rau bắp cải, su hào xanh tươi mơn mởn. Trước ngôi nhà ở đã thấy các loại hoa khoe sắc, toả hương thơm ngào ngạt, trông thật vui mắt.

Cạnh nhà Bác ở còn có một ao tù cạn nước. Một lần, sau khi đi tưới rau về, Bác chỉ xuống ao vui vẻ bảo:

- Các chú sửa cái ao cạn này đi để nuôi cá thì rất tốt.

Theo ý Bác, mấy hôm sau các đồng chí cảnh vệ đã bắt tay vào sửa ao. Hàng ngày Bác thường ra động viên mọi người làm việc, Bác còn đem cả thuốc lá ra đưa tận tay cho từng người.

Công việc gần xong, Bác bảo:

- Ao đào sâu thế này Bác cháu ta sẽ thả được nhiều loại cá, như thế là tận dụng được thức ăn, không phí. Còn ở quanh ao, các chú thấy nên trồng cây gì cho đẹp?

Mọi người bàn tán sôi nổi. Người thì nêu ý kiến nên trồng hoa, người lại bàn trồng dừa, có người lại bảo trồng chuối… Mỗi người một ý. Nghe xong, Bác ôn tồn nói:

- Ý các chú đều hay cả, nhưng theo Bác thì ở xung quanh ta nên trồng râm bụt, cạnh bậc lên xuống ao trồng dừa, Bác cháu ta lại nhớ đến miền Nam.

Một thời gian sau, dừa và râm bụt đã lên xanh. Dưới ao, từng đàn cá bơi lội tung tăng. Chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác ra ao cho cá ăn. Sau tiếng vỗ tay nhè nhẹ của Bác, cá nổi lên tranh nhau đớp mồi.

Cá trong ao được Bác chăm sóc rất chóng lớn. Hàng năm cứ đến dịp Tết hoặc ngày lễ, Bác lại nhắc đánh cá để cho anh em cải thiện.

Đến thăm nhà Bác, đứng trước ngôi nhà, lòng ta bồi hồi xúc động bao nhiêu thì khi ra thăm vườn cây ao cá, thấy rau xanh tốt, cá trong ao vẫn sinh sôi nảy nở, từng đàn cá nổi đặc trên mặt ao đòi ăn rất đúng giờ, ta thấy vui vui. Và chính từ nơi đây, những chú cá xinh

12 tháng 3 2017

QUÀ CỦA BÁC HỒ TẶNG CÁC CHÁU

Ngày Tết dương lịch năm 1960, mọi người lên Phủ Chủ tịch để chúc Tết Bác Hồ. Các cơ quan, đoàn thể trong nước, đoàn ngoại giao và ủy ban quốc tế đều đến đông đủ.

Vẫn trong bộ ka ki giản dị, với phong thái ung dung, chủ động, Bác đáp lễ vui vẻ và nói lời chúc mừng.

Sau tiệc ngọt, Bác cầm lấy một quả táo to cùng một túi kẹo đứng lên. Bác đi đến chỗ ông Đại tướng Ấn Độ và hỏi:

- Ngài Đại tướng có mang phu nhân sang đây không?

Vị Đại tướng râu hùm, hàm én, lẫm liệt oai phong là vậy mà lúc ấy, vì vô cùng xúc động trước vinh dự bất ngờ, bỗng lộ vẻ lúng túng, ấp úng đáp:

- Thưa Chủ tịch, cảm ơn Chủ tịch, tôi chỉ mang theo sang đây cháu trai năm nay chín tuổi.

- Thế thì Bác Hồ nói: Tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn.

Mọi người đều xúc động và vô cùng cảm phục một cử chỉ vừa thân mật vừa tự nhiên của Hồ Chủ tịch.

Rồi quay lại phía khách nước ngoài, Bác nói:

- Tết nhất, ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả ở trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà.

Cả phòng khách bỗng ồn ào nhộn nhịp hẳn lên. Khách nước ngoài khách trong nước ùa đến bàn tiệc, cầm lấy táo, lê, bánh kẹo, nét mặt hớn hở.

11 tháng 10 2019

bn vào link này tham khảo nha:https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-6/viet-doan-van-ta-bac-ho-trong-bai-dem-nay-bac-khong-ngu-faq429278.html

11 tháng 10 2019

Tham khảo:

https://olm.vn/hoi-dap/detail/232133064289.html

~Std well~

#Twice

trăng sáng, huyền ảo, tròn, thơ mộng ( mk bít thế thui)

Bạn có thể diễn tả nét độc đáo của ánh trăng bằng các câu thơ không ?:v

Em đã được học bài "Những câu hát châm biếm" của chương trình Ngữ văn lớp 7. Trong đó có bài đề cập đến sự mê tín dị đoan. Người ta đi xem bói chỉ vì muốn biết vận mệnh, số phận mình ra sao mà không chịu khó tu tỉnh để làm ăn. Nghề thầy bói cũng nên xóa bỏ vì thầy bói bao giờ cũng chỉ đoán mò, đoán bừa hoặc nói nước đôi. Tình trạng này nên được xóa bỏ khỏi xã hội hiện đại thời nay nếu muốn đất nước phát triển mạnh. 

4 tháng 1 2022

mik sửa lại r á bạn =))

 

31 tháng 8 2018

Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lại chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc.

Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô Nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà Năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫm quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủ nhật là được nghỉ. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích và vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niềm vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn, buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “

31 tháng 8 2018

chứng kiến (ở trường) và về kể cho bố mẹ nghe nha mik quên nói

18 tháng 3 2019

tự đoán