K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2019

1. Giải thích: Ý kiến khẳng định giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm ấy.

2. Phân tích

a. Số phận bất hạnh

- Gia cảnh

+ Góa vợ, sống một mình

+ Nghèo, vì nghèo mà không lấy được vợ cho con -> dằn vặt

+ Người con trai duy nhất bỏ đi phu, bặt vô âm tín.

ð  Cô đơn khi về già.

- Khó khăn:

+ Già rồi nhưng vẫn đi làm thuê

+ Hai trận ốm lấy hết  số tiền lão có

+ Trận bão cướp hết hoa màu

+ Lão phải “cạnh tranh” với những người phụ nữ khác.

b. Tình cảnh trớ trêu

- “Cậu Vàng” là người thân duy nhất, là kỉ vật duy nhất của người con trai

+ Lão Hạc chăm sóc và yêu thương nó như một con người.

+ Cách gọi tên “cậu” giống đứa con cầu tự.

+ Cách cho ăn giống như nhà giàu

+ Cách chăm sóc: trò chuyện, cưng nựng.

ð  Yêu cậu Vàng hơn cả bản thân.

- Lão bị rơi vào bi kịch: bán hay không bán cậu Vàng.

- Thực tế khốn khó buộc lão phải bán cậu Vàng.

- Tâm trạng của lão sau khi bán cậu Vàng:

+ Cố làm ra vui vẻ

+ Cười như mếu, mắt

+ Mặt co rúm lại, lão khóc

+ Day dứt vì mình đã lừa cậu Vàng.

+ Sau khi bán cậu Vàng, cuộc sống của lão ngày càng nghèo khó

ð  Tự trừng phạt bản thân.

c. Cái chết của lão Hạc

- Lão hoàn toàn trắng tay.

- Trừng phạt bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

- Bảo toàn số tiền tiết kiệm và mảnh vườn.

- Ước muốn được “hóa kiếp” sang cuộc sống tốt hơn.

- Cách lão tự tử: dùng bả chó.

-> lão đau đớn, vật vã.

=> Đòn nghiêm khắc lão dành để hành hạ bản thân.

d. Phẩm chất của lão Hạc

- Người cha hết mực thương con và trách nhiệm.

+ Luôn cảm thấy xót xa vì đã không làm tròn vai trò.

+ Gửi gắm lòng thương con vào việc chăm sóc cậu Vàng.

+ Lão không ngừng lao đông và quyết tâm giữ mảnh vườn.

- Lòng tự trọng rất sâu sắc

+ Lão luôn sống bằng sức lao động của chính mình.

+ Lão không chấp nhận tha thứ cho bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

+ Không chấp nhận sự giúp đỡ của ông giáo.

+ Để lại tiền ma chay.

=> Giá trị nhân đạo của tác phẩm

21 tháng 4 2020

I. Mở bài:
- Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán.
- Thành công xuất sắc của Nam Cao là truyện ngắn, được tập trung vào hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo giai đoạn trước 1945.
- Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và nổi tiếng trong lịch sử văn học không chỉ để lại những sáng tác bất hủ mà còn để lại những suy nghĩ sâu sắc về văn học và nghề văn.
- Xuất xứ của câu nói : Nhân vật Hộ (nói thay cho tác giả) trong tác phẩm “Đời thừa” (Đăng lần đầu trên Tuần báo “Tiểu thuyết thức bảy” số 490 ngày 4/12/1943) là một trong những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn hiện thực lớn Nam Cao.
II. Thân bài:
1.Giải thích
+ “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một nghệ thuật lớn, có giá trị (Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ …).
+ “là một tác phẩm chung cho cả loài người” nó vừa có tính dân tộc, tính nhân loại và thấm nhuần tinh thần nhân đạo. Nhà văn phải phấn đấu cho lí tưởng nhân đạo.
+ “Nó phải chứa đựng … cho người gần người hơn”, nói lên bằng tất cả sức mạnh nghệ thuật của nó những gì liên quan tới vận mệnh loài người, thể hiện “nỗi đau nhân tình” cũng như niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn vươn tới một cuộc sống nhân ái, công bằng, hòa hợp.
+ Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị … phải … phải là … Nó … vừa … vừa … Nó …. Nó …” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính.
2. Phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm sáng tỏ luận đề:
- Đề tài trí thức tiểu tư sản: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn – nhân vật Điền, Thứ, Hộ … với bi kịch tinh thần (bi kịch nhà văn, bi kịch con người)
- Đề tài nông dân: Chí Phèo – bi kịch tha hóa, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. (Trích dẫn và phân tích làm sáng tỏ luận đề).
3. Đánh giá:
- Sức sống của tác phẩm Nam Cao
- Quan điểm nghệ thuật đặc biệt tiến bộ và sâu sắc của nhà văn Nam Cao, lúc nào ông cũng hết sức trung thành với các tuyên ngôn của mình. Chính vì thế, ý kiến của Nam Cao càng thấm thía và đầy sức thuyết phục lớn đối với mọi người,
- Bài học sâu sắc cho các nhà văn và cả những người làm văn hôm nay và mai sau.
III. Kết bài:
- Giữa quan niệm sáng tác và quá trình sáng tác của Nam Cao luôn có sự thống nhất.
- Khẳng định câu nói của Nam Cao “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” là đúng.
- Quan niệm đúng đã tạo nên những thành công của Nam Cao.

30 tháng 9 2019

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.

Vợ mất sớm, Lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ.

Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, Lão Hạc lại rơi nước mắt.

Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.

Nhưng nếu vì nhớ con mà Lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được... Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó!

Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà Lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con.

Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa... Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó... Ta không thể bán vườn để ăn... Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà Lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của Lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!

Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy Lão Hạc là người đôn hậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của Lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ Lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại.

Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!

Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh Lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý.

Lão Hạc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực
-“…nó làm như trách tôi…lão già tệ lắm…tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…”
nhân hâụ, ân nghĩa, giàu tình thương
miêu tả tâm lí nhân vật : 

+phân vân,không muốn bán
+tâm trạng đau đớn, xót xa,
+day dứt, ân hận 

Đó là phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc - một người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trước khi bán chó: “Có lẽ tôi bán con chó đấy …”
phân vân, không muốn bán
miêu tả ngoại hình sinh động

Trong lời kể, phân trần của Lão Hạc có những câu: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng…nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng

- Đó là những câu nói đượm màu triết lí dân gian dung dị nhưng khát khao cuộc sống tốt đẹp của những người dân nghèo, từng trải
- Vì túng quẫn không thể giữ chó lại, bán để không dùng vào tiền để dành cho con -> Thương con sâu sắc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực.

8 tháng 1 2020

Ý kiến khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Chúng ta cần phải trân trọng,  nuôi dưỡng tình cảm ấy; phê phán, lên án gay gắt những người chà đạp lên tình yêu thương ấy.

Bài viết triển khai các ý sau:

- Vì sao sự yêu thương, kính trọng cha mẹ lại là tình cảm thiêng liêng nhất.

- Những biểu hiện chứng tỏ sự yêu thương, kính trọng cha mẹ.

- Xã hội ngày nay vẫn có những đứa con bất hiếu với cha mẹ.

- Bài học của bản thân.

nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.hướng dẫn làm bài:A. Mở bài:Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam CaoB. Thân bài:- phân tích số phận của chị Dậu và...
Đọc tiếp

nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

hướng dẫn làm bài:

A. Mở bài:

Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam Cao

B. Thân bài:

- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)

- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: lão Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Chị Dậu thông minh, đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,...(nêu dẫn chứng)

- khái quát: về chị dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ bị xã hội phong kiến bần cùng hóa, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thủy chung, giàu lòng tự trọng,....Đoa là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt Nam...

C. Kết bài:

- suy nghĩ về ssoa phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.

-liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay

 

 

 

 

 

 

0
Đề bài: em hãy giới thiệu nhà văn Nguyên Hông và tác phẩm ''Những ngày thơ ấu'' của ông, đặc biệt là đoạn trích ''tong lòng mẹ''  Trong sgk ngữ văn tập I*Dàn bài1 Mở bài -Giới thiệu tác giả tác phẩm -Giới thiệu đoạn trích 2 Thân bàia. Giới thiệu tác giả*Cuộc đời -Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê quán, xuất thân-tính cách phẩm chất *Sự nghiệp văn học -Phong cách sáng tác -Các...
Đọc tiếp

Đề bài: em hãy giới thiệu nhà văn Nguyên Hông và tác phẩm ''Những ngày thơ ấu'' của ông, đặc biệt là đoạn trích ''tong lòng mẹ''  Trong sgk ngữ văn tập I
*Dàn bài
1 Mở bài 
-Giới thiệu tác giả tác phẩm 
-Giới thiệu đoạn trích 
2 Thân bài
a. Giới thiệu tác giả
*Cuộc đời 
-Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê quán, xuất thân
-tính cách phẩm chất 
*Sự nghiệp văn học 
-Phong cách sáng tác 
-Các tác phẩm chính 
-Gải thưởng
b. Giới thiệu tác phẩm 
*Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ 
*Thể loại 
*Vị trí của tác phẩm 
*Tóm tắt nội dung chính 
c. Giới thiệu đọn trích 
*Giới thiệu xuất xứ của đoạn trích 
*Giới thiệu nội dung của đoạn trích 
*Giới thiệu về nghệ thuật của đoạn trích 
3. Kết bài 
-Khẳng định vị trí của tác giả và tác phẩm, đoạn trích đó 
-Bài học liên hệ
(Ai dựa vào dàn ý giúp em làm bài văn hoàn chỉnh với ạ mai em phải nộp rồikhocroikhocroikhocroi

3
18 tháng 1 2022

tham khảo 

 

  Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm ấy viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.

     Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

 

     Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.

     Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.

18 tháng 1 2022

theo dõi mk dc k vs lm quen nha

25 tháng 3 2022

TK

nhận xét về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, có ý kiến cho rằng: "Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả". Theo tôi, điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, ta đã bắt gặp được hình ảnh suy tư, trằn trọc, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần về sự an nguy của đất nước. Người lo lắng đến nỗi "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,....". Chưa dừng lại ở đó, người còn suy tư, bày tỏ lòng mình với quân dân "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,...". Liệu đây có phải là lời trách móc của Trần Quốc Tuấn đối với thái độ của quân dân? Người lo lắng, người lo liệu đất nước ta có giữ yên được bờ cõi, có đánh thắng được đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh. Có lẽ chính bởi vậy mà nhân dân ta càng thêm khâm phục trước đức hi sinh và tấm lòng yêu nước thương dân như trời biển của ông. Thật vậy, hịch tướng sĩ như một bài hịch vừa để bày tỏ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn vừa để thôi thúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Thật cảm ơn vị tướng tài ba - Trần Quốc Tuấn! Để không phụ công lao của người, mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn cố gắng, rèn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch. 

=> Câu cảm thán: Thật cảm ơn...

25 tháng 3 2022

Tham Khảo

nhận xét về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, có ý kiến cho rằng: "Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả". Theo tôi, điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, ta đã bắt gặp được hình ảnh suy tư, trằn trọc, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần về sự an nguy của đất nước. Người lo lắng đến nỗi "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,....". Chưa dừng lại ở đó, người còn suy tư, bày tỏ lòng mình với quân dân "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,...". Liệu đây có phải là lời trách móc của Trần Quốc Tuấn đối với thái độ của quân dân? Người lo lắng, người lo liệu đất nước ta có giữ yên được bờ cõi, có đánh thắng được đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh. Có lẽ chính bởi vậy mà nhân dân ta càng thêm khâm phục trước đức hi sinh và tấm lòng yêu nước thương dân như trời biển của ông. Thật vậy, hịch tướng sĩ như một bài hịch vừa để bày tỏ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn vừa để thôi thúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Thật cảm ơn vị tướng tài ba - Trần Quốc Tuấn! Để không phụ công lao của người, mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn cố gắng, rèn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch. 

=> Câu cảm thán: Thật cảm ơn...

12 tháng 10 2020

Đồng ý

Dàn ý là

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm chiếc lá cuối cùng

 Những khó khăn trong cuộc sống và chúng ta vượt qua những khó khăn đó mới thật sự là đáng ngưỡng mộ. trong cuộc sống, tình người luôn là một vấn đề được nói đến và thể hiện rất nhiều. các nhà văn đã đưa tình đời vào trong các tác phẩm của chính bản thân mình. Trong chương trình học của chúng ta có bài Chiếc lá cuối cùng của tác giả O.hen ri, trong bài văn có nhắc đến tình đời của con người được thể hiện qua chiếc lá.

II. Thân bài: cảm nghĩ về bài Chiếc lá cuối cùng

1. Diễn biến tâm trạng của Gion-xi:

- Bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo khó

- Tâm trạng của Gion-xi rất chán nản, buồn

- Cô cho rằng chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô ấy lìa xa cõi đời này

- Nhưng chiếc lá không rụng, vẫn cứ ở đó không xê dịch

2. Ý nghĩa của chiếc lá:

- Chiếc lá rất sinh động, chiếc lá giống như một chiếc lá thật đến Gion-xi là họa sĩ mà vẫn không nhận ra

- Tạo ra sức mạnh khơi dậy sức mạnh cho một cô gái đang chán nản, buồn tủi khi mắc bệnh nặng

- Chiếc lá được vẽ bởi một con người yêu nghề, yêu quý người bạn của mình

3. Tình đời qua chiếc lá:

- Giúp cho người bạn của mình vượt qua bệnh tật

- Có tình yêu thương con người

- Chiếc lá như một phép màu cho bản thân người bệnh đang cảm thấy khó khăn

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về chiếc lá cuối cùng

Qua chiếc lá cuối cùng ta nhận thấy được tình người, tình đời trong chiếc lá được vẽ bởi một con người nhân hậu, yêu nghề và có tình cảm sâu sắc.