K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2020

Đồng ý

Dàn ý là

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm chiếc lá cuối cùng

 Những khó khăn trong cuộc sống và chúng ta vượt qua những khó khăn đó mới thật sự là đáng ngưỡng mộ. trong cuộc sống, tình người luôn là một vấn đề được nói đến và thể hiện rất nhiều. các nhà văn đã đưa tình đời vào trong các tác phẩm của chính bản thân mình. Trong chương trình học của chúng ta có bài Chiếc lá cuối cùng của tác giả O.hen ri, trong bài văn có nhắc đến tình đời của con người được thể hiện qua chiếc lá.

II. Thân bài: cảm nghĩ về bài Chiếc lá cuối cùng

1. Diễn biến tâm trạng của Gion-xi:

- Bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo khó

- Tâm trạng của Gion-xi rất chán nản, buồn

- Cô cho rằng chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô ấy lìa xa cõi đời này

- Nhưng chiếc lá không rụng, vẫn cứ ở đó không xê dịch

2. Ý nghĩa của chiếc lá:

- Chiếc lá rất sinh động, chiếc lá giống như một chiếc lá thật đến Gion-xi là họa sĩ mà vẫn không nhận ra

- Tạo ra sức mạnh khơi dậy sức mạnh cho một cô gái đang chán nản, buồn tủi khi mắc bệnh nặng

- Chiếc lá được vẽ bởi một con người yêu nghề, yêu quý người bạn của mình

3. Tình đời qua chiếc lá:

- Giúp cho người bạn của mình vượt qua bệnh tật

- Có tình yêu thương con người

- Chiếc lá như một phép màu cho bản thân người bệnh đang cảm thấy khó khăn

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về chiếc lá cuối cùng

Qua chiếc lá cuối cùng ta nhận thấy được tình người, tình đời trong chiếc lá được vẽ bởi một con người nhân hậu, yêu nghề và có tình cảm sâu sắc.

8 tháng 12 2016

Em đồng ý với ý kiến này
Vì :
Căn bệnh của giôn - xi tuy khoa học đã ko thể cứu chữa nhưng một phần cũng do tinh thần của giôn-xi bi quan ,mất hết nghị lực sống. Đó cũng là lí do mà bệnh tình của cô ngày càng trầm trọng. Cô buông xuôi tất cả và tin vào những điều viễn vông phó mặc số phận của mình rằng khi nào chiếc lá cuối cùng đó rụng xuống thì cô cũng lìa đời . Nhưng sau đêm mưa gió ấy chiếc lá cuối cùng ấy vẫn ở trên cành làm cho giôn-xi hết sức ngạc nhiên và thay đổi suy nghĩ của mk. Cô cảm thấy sấu hổ trước những suy nghĩ bi quan của mk. Một chiếc lá nhỏ nhoi nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt trái ngược lại với giôn-xi yếu đuối buông xuôi. Nhờ sự gan góc của chiếc lá, bám trụ lấy cuộc sống ,chống trọi kiên cường với thiên nhiên khắc nhiệt đã khiến cho giôn -xi đc hồi sinh: mong muốn đc sống,khao khát đc sống và quyết tâm sống
Trên đây chỉ là suy nghĩ của mk thôi . Mk ko chắc là những suy nghĩ này là đúng đâu nha, vì vậy bạn hãy đọc rồi góp ý cho mk nha!hihi

7 tháng 10 2016

Có vì cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống đã bất chấp tuổi già và gió rét để vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời. Còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men  vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.

 
22 tháng 12 2021

Ô Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Giải thưởng Ô Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế.

Truyện “Chiếc lá cuối cùng” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vat, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ốm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men. Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri là bức thông diệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người”

Truyện “Chiếc lá cuối cùng” cùa. Ô Hen-ri đã thể hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân". Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men, đều trở thành “vô dụng”, cố yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô “cũng ra đi thôi”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng.

Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc “đến ướt đầm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp “nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua làn nước mắt: "Em thân yêu, em yêu dấu!... Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa...”. Em hãy “cố ngủ đi”...

Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà,, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp.

Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng “bức thông diệp màu xanh”của “Chiếc lá cuối cùng”.

Xem thêm Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri.

Để cứu người khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thần” của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...”. Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng”, "chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn độc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ vẽ” nên đã đánh lại thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng "Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm "tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kí nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men.

"Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. "Bức thông điệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của "Chiếc lá cuối cùng” đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.

Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất, lâu bền nhất!

22 tháng 12 2021

cố con dê

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
25 tháng 9 2018

Ý kiến trên không hoàn toàn đúng. Bởi không phải khoa học bó tay với bệnh tình của Giôn-xi mà là Giông-xi không có ý chí muốn sống. Hay nói cách khác là cô đã từ bỏ cuộc sống, bởi vậy cô mới gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường trong mùa đông. 

Chỉ có tác phẩm nghệ thuật mới cứu được cô. Không đơn thuần chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà ẩn đằng sau đó là tình yêu thương con người. Nếu đó không phải là chiếc lá vẽ bằng tình yêu thương và sự hi sinh của cụ Bơ-men mà chỉ là sản phẩm đặt hàng của một người nào đó thì chiếc lá trên tường vẫn có thể là tác phẩm nghệ thuật nhưng nó không có sức mạnh thức tỉnh và khiến Giôn-xi có nhu cầu muốn sống tiếp.

=> Giôn-xi chỉ bị viêm phổi và nếu được điều trị tốt và tinh thần tốt thì có thể chữa lành. Không đến mức khoa học phải bó tay.

25 tháng 10 2021

Một số bệnh cần có sự lạc quan của bệnh nhân thì mới có thể khỏi được.

25 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

- Đồng ý

- Vì: y học đại diện cho khoa học mà cái chết của Giôn-xi là chết về tâm hồn, bởi vậy khoa học không thể chữa trị. Chỉ có tình yêu thương mới tiếp thêm súc mạnh để Giôn-xi hồi sinh. Và chiếc lá của cụ Bơ-men không chỉ có giá trị nghệ thuật mà nó còn mang giá trị tinh thần, tác động trực tiếp đến tâm lí người bệnh.

26 tháng 10 2019

Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.

Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.

Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.

Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.

Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.  Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.

Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi  tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.

Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.

Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này

Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.

Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.

Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.

Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.

Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.  Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.

Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi  tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.

Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.

Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này