Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Địa hình miền Đông chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Có các đòng bằng châu thổ rộng lớn, từ Bức xuống Nam có các đồng bằng sau : đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam.
- Địa hình miền Tây bao gồm :
+ Các dãy núi cao : Thiên Sơn, Côn Luân, Nam Sơn, Hi-ma-lay-a,…
+ Các sơn nguyên đồ sộ : Tây Tạng,…
+ Xen lẫn các bồn địa : Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim,…
- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc
+ Các dạng địa hình chính: dãy núi, núi cao, bồn địa, sơn nguyên, hoang mạc, đồng bằng, đảo.
+ Các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang. - So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.
+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...). Có hạ lưu các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang).
+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, ...). Là nơi bắt nguồn của các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang....).
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.
+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục dịa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.Miền Đông:
Địa hình: Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), đồi thấp phía tây.
Miền Tây:
Địa hình: Núi cao (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), cao nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Duy Ngỗ Nhĩ, Tarim), hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn(Tacla Macan, Alaxan).
* Nhận xét:
- Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)
- Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)
- Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)
* Giải thích:
- Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)
- Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)
- Lãnh thổ Trung Quốc lấy kinh tuyến 105 0 Đ chia hai miền Đông và Tây.
- Địa hình, khí hậu, sông ngòi ở hai miền là:
Hai miền ở Trung Quốc | Địa hình | Khí hậu Sông ngòi |
---|---|---|
Miền Đông | Thấp, có các đồng bằng phù sa màu mỡ: Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam… | Khí hậu chuyển từ gió mùa cận nhiệt sang gió màu ôn đới từ Nam lên Bắc. Hạ lưu các sông lớn, dồi dào nguồn nước. |
Miền Tây | Cao, các dãy núi lớn, cao nguyên và bồn địa: Thiên Sơn, Côn Luân,… | Ôn đới lục địa khô hạn. Ít sông, sông đầu nguồn tập trung ở một vài vùng núi. |
- Nhận xét
+ Cây lương thực (lúa mì, lúa gạo): lúa mì phân bố tập trung ở đồng bằng sông Hoàng Hà và đồng bằng sông Hắc Long Giang, rải rác ở một số bồn địa Tây Bắc. Lúa gạo tập trung ở đồng bằng sông Trường Giang.
+ Cây công nghiệp: phân bố tập trung ở phía Đông, đặc biệt là ở đông nam.
+ Gia súc (ngựa, cừu, bò, lợn): cừu được nuôi nhiều ở phía Tây và phía Bắc, bò ở phía Đông, ngựa ở phía Tây Bắc và Bắc, lợn ở các đồng bằng trồng cây lương thực phía Đông.
- Nguyên nhân của sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây:
+ Miền Đông có đồng bằng ở hạ lưu các sông lớn, núi thấp, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi bò, lợn.
+ Miền Tây có các đồng cỏ trên núi, cao nguyên cao, ... chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn (cừu, ngựa),...
- Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2.
- Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt;...).
Đáp án D
Dẫn chứng thể hiện sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là Miền Đông giàu tài nguyên khoáng sản kim loại màu hơn
+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...).
+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, ...).