Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Dân cư Trung Quốc phân bố không đều : tập trung chủ yếu ở miền Đông, miền Tây mật độ dân cư thưa thớt, chủ yếu dưới 1 và từ 1-50 người/km2.
- Giải thích : Vì các điều kiện tự nhiên của miền Đông thuận lợi hơn so với điều kiện tự nhiên của miền Tây.
- Dân cư Trung Quốc phân bố không đều : tập trung chủ yếu ở miền Đông, miền Tây mật độ dân cư thưa thớt, chủ yếu dưới 1 và từ 1-50 người/km2.
- Giải thích : Vì các điều kiện tự nhiên của miền Đông thuận lợi hơn so với điều kiện tự nhiên của miền Tây.
Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2.
Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...).
Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều:
+ Đông đúc : chủ yếu phía Đông, tập trung với mật độ cao ở các đông bằng rộng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Hồng Kông…). Do miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên, đây cũng là nơi tập trung hầu hết các hạot động kinh tế của TQ, nhất là công nghiệp, dịch vụ.
+ Thưa thớt : chủ yếu là phía Tây và Tây Bắc, nhiều vùng rộng lớn mật độ < 1người/km2. Do miền Tây có nhiều điều kiện tự nhiên khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
* Nhận xét
- Dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. (0,75 điểm)
- Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2. (0,5 điểm)
* Giải thích
- Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). (1 điểm)
- Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...). (0,75 điểm)
Phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn dân cư và đô thị tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây
Một chút lý do về điều kiện tự nhiên:
Miền Đông:
Vị trí địa lí: Giáp biển,thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế
Địa hình: Chủ yếu núi thấp và đồng bằng màu mỡ như Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam
Khí hậu: ôn đới và cận nhiệt
Sông ngòi: là hạ lưu của nhiều sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,..
Khoáng sản: Đa dạng, dễ khai thác
Miền Tây:
Vị trí địa lí: Nằm sâu trong lục địa, đi lại khó khăn
Địa hình: Nhiều dãy núi cao hùng vĩ như Himalaya,...
Có các cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa lớn
Khí hậu: ôn đới lục địa, khắc nhiệt, ít mưa => tạo nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn
Sông ngòi: sông ít, hiếm,...
Khoáng sản: Đa dạng, khó khai thác
Tham khảo
- Nhận xét: Nhìn chung dân cư Trung Quốc phân bố rất chênh lệch, không đồng đều, cụ thể:
+ Vùng phía Đông tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số trung bình 500 người/km2 (Thanh Đảo, Tế Nam, Thượng Hải, Hàng Châu,…), có nơi lên đến 1000 người/km2 (Bắc Kinh, Thiên Tân). Đây là vùng tập trung nhiều siêu đô thị từ 10 triệu người trở lên (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu), và hàng loạt các đô thị từ 5 đến dưới 10 triệu người.
+ Vùng phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số trung bình chỉ ở mức dưới 50 người/km2, thấp hơn vùng phía đông từ 10-20 lần. Vùng này không có các đô thị lớn mà chỉ có vài đô thị nhỏ dưới 5 triệu người (La Xa, U-rum-si, Tây Ninh, Lan Châu).
- Nhận xét sự phân bố:
Luyện kim đen: khu vực Đông Bắc.
Luyện kim màu: khu vực Đông Bắc và giữa Trung Quốc.
Điện tử, viễn thông: các thành phố lớn ở giữa và Đông Nam Trung Quốc.
Cơ khí: khắp các thành phố ở miền Đông.
Chế tạo máy bay: Trùng Khánh, Thượng Hải, Thẩm Dương.
Sản xuất ô tô: Bắc Kinh và Nam Kinh.
Đóng tàu biển: ở khu vực ven biển.
Hóa chất: Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô.
Hóa dầu: ở khu vực ven biển (Thiên Tân, Thượng Hải, Hồng Kông).
Dệt may: phân bố rộng khắp ở nhiều nơi phía Đông.
- Giải thích: Sự phân bố gắn với vùng nguyên, nhiên liệu (luyện kim đen, hóa dầu), gắn với thị trường tiêu thụ (dệt may), gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông), gắn với nơi có điều kiện sản xụất đặc thù (đóng tàu biển, chế tạo máy bay), gắn với nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền (luyện kim màu,...).
Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc:
- Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978, nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.
+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.
+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì.
- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...
- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.
- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.
Đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc:
- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.
- Lúa mì được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.
- Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được phân bố ở các vùng đồng bằng.
- Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.
Tham khảo!
+ Cộng hòa Nam Phi có số dân khá đông, khoảng 60 triệu người, chiếm 4,3% số dân châu Phi (năm 2021).
+ Trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số ở quốc gia này có xu hướng giảm và duy trì ổn định.
+ Cộng hòa Nam Phi có mật độ dân số thấp, khoảng 50 người/km2 (năm 2021). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông tại miền duyên hải ở phía đông và phía nam, các khu vực khai thác mỏ ở miền Đông Bắc; thưa thớt ở hầu hết các vùng còn lại.
* Nhận xét:
- Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)
- Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)
- Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)
* Giải thích:
- Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)
- Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)
- Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2.
- Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt;...).