Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. - Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.
b. - Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển.
- Từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.
c. Trong bài thơ Chiều biên giới của Lò Ngân Sủn có hai đại từ xưng hô. Đó là "em" và "ta".c
d. * Câu văn miêu tả: Chiều biên giới thật đẹp khi ta được ngắm nhìn hoa đào đua nở thắm hồng; mùa sở ra cây non chổi biếc; và từng bậc thang nơi lưng đồi: lúa đang trĩu hạt mỡ màng, trông xa như từng lớp mây đang sà xuống mặt đất.
sorry nhưng mình không phải là kẻ điếc và mình đang hỏi là có hình ảnh đối lập không ? nhưng mình không bảo các bạn cảm thụ bài thơ lục bát đó
1. Từ đầu đến "Đẹp quá".
- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.
2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...
4. - Câu văn cuối là phần kết bài.
- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)
+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!
- Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.
2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:
- Ngực nở vòng cung.
- Da đỏ như lim.
- Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.
- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
- Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.
4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.
- Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:
a) Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).
- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"
b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:
- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.
- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.
- Mưa ù xuống.
- Mấy giọt lách tách.
- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.
- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
- Mưa rào rào.
- Mưa đồm độp.
- Mưa xối nước.
- Mưa đã ngớt.
- Mưa tạnh.
c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
* Trong trận mưa
- Lá: vẫy tai run rẫy.
- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.
- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.
- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.
- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.
* Sau trận mưa
- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.
- Chim: hót râm ran.
d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.
Nội dung bài :
Cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng; tình cảm yêu mến và sự ngưỡng mộ của tác giả đối trước vẻ đẹp của rừng.
trả lời câu hỏi :
1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
Trả lời:
Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.
Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.
3. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?
Trả lời:
Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
Trả lời:
Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.
Bóng cây râm mát em ngồi
Lật trang vở mới học bài rất ngoan
Ve ve ve hát xênh xang
Trời xanh mây trắng... một dàn đồng ca