Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!
- Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.
2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:
- Ngực nở vòng cung.
- Da đỏ như lim.
- Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.
- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
- Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.
4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.
- Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:
a) Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).
- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
a) Bài văn "Công nhân sửa đường" có 3 đoạn:
- Đoạn 1: từ "Bác Tâm… cứ loang ra mãi".
- Đoạn 2: từ "mảnh đường… như vá áo ấy".
- Đoạn 3: Đoạn còn lại.
b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.
- Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: "Đẹp quá!..."
- Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.
c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:
- tay phải cầm búa
- tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng
- đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau
- hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng
- đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười
a) * Phần mở bài :
- Từ "Vịnh Hạ Long là một …" đến "đất nước Việt Nam".
* Phần thân bài:
- Từ "Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên…" đến "theo gió ngân lên vang vọng".
* Phần kết bài:
- Từ "Núi non, sóng nước tươi đẹp…" đến "đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn".
b) * Phần thân bài gồm có ba đoạn.
* Mỗi đoạn miêu tả:
- Đoạn một: "Cái đẹp của Hạ Long trước hết… uốn quanh chân đảo dải lụa xanh." → Sự kì vĩ của thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp độc đáo của Vịnh Hạ Long.
- Đoạn hai: "Thiên nhiên Hạ Long chẳng những cũng trẻ trung, cũng phơi phới". → Vẻ đẹp duyên dáng của Hạ Long qua bốn mùa: luôn mang trên mình một màu xanh đằm thắm.
- Đoạn ba: "Tuy bốn mùa là vậy… theo gió ngân lên vang vọng." → Miêu tả những nét riêng biệt và luôn hấp dẫn lòng người qua mỗi mùa của Hạ Long. Đặc biệt, đó là vẻ quyến rũ của mùa hè ở Hạ Long.
c) Vai trò của những câu văn in đậm:
- Trong mỗi đoạn: nhằm nêu ý chủ đề, nội dung nổi bật, đáng chú ý của toàn đoạn ấy. Và nội dung được diễn giải trong toàn đoạn cũng nhằm thể hiện nội dung chủ đạo đã nêu ở câu in đậm đứng đầu đoạn.
- Trong cả bài: Nhằm nêu rõ các ý lớn của cả bài văn, cũng có nghĩa là nội dung được ghi ở các câu in đậm chính là nội dung tóm tắt của cả bài văn. Tất cả đều nhằm khơi gợi sự chú ý của người đọc khi tìm hiểu tác phẩm văn học.
a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.
- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
a)
- Đoạn 1: tả mái tóc của người bà, gồm 3 câu:
+ Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc.
+ Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ.
+ Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải, từng động tác một.
Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau, những chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
- Đoạn 2: tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà, gồm 4 câu:
+ Câu 1: tả đặc điểm chung.
+ Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé.
+ Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười và tình cảm ẩn chứa trong đó.
+ Câu 4: tả khuôn mặt của bà.
Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, làm hiện rõ ngoại hình và cả tính cách của bà: dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,...
b) – Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm về ngoại hình của Thắng gồm: chiều cao, nước da, thân hình, cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay, cặp đùi, cặp mắt, miệng, trán.
- Những đặc điểm ngoại hình của Thắng thể hiện qua các chi tiết mà tác giả đã miêu tả, đã nói lên Thắng là: "Trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ".
- Dòng sông Tiền cuồn cuộn chảy phù sa đục ngầu con nước.
- Mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.
- Bà Hai bước đi những bước liêu xiêu trong ráng chiều chạng vạng.
4. c. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
* Trung thực thẳng thắn:
- Đôi mắt Châm đã định nhìn ai thì dám nhìn thằng.
- Nghĩ thế nào, Chám dám nói thế.
- Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế, nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa.
* Chăm chỉ:Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
- Chấm thì cần cơm và lao động để sống.
- Chấm hay làm, không làm chân tay nó bứt rứt.
- Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, bắt ở nhà cũng không được.
* Giản dị:
Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè, một cánh áo nâu Mùa đông hai cánh áo nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất.
* Giàu tình cảm, dễ xúc động:
Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
1. Từ đầu đến "Đẹp quá".
- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.
2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...
4. - Câu văn cuối là phần kết bài.
- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)
+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.