Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng phát triển mạnh nhất nghề làm muối ở nước ta, các cánh đồng muối tiêu biểu: Cà Ná, Sa Huỳnh.
( Văn thuyết minh dài nên mình chỉ có thể đưa một số kiến thức thôi , sr nha )
A. Tìm hiểu đề:
– Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
– Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
– Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
– Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý:
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
I. Mở bài: Giới thiệu về con trâu Việt Nam
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cất cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: Cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: Chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kĩ thuật hiện đại: Máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
Biết bao thế kỉ con người trôi qua, trâu luôn gắn với cuộc sống đồng ruộng Việt Nam, là người bạn thân biết của nông dân Việt Nam. Trâu là một thành phần quan trọng để Việt Nam trở thành một nước có nền văn minh lúa nước lâu đời. khi nhắc đến cảnh làng quê Việt Nam, bên cạnh cảnh đồng lúa, lũy tre luôn có sự hiện diện của con trâu. Chúng ta bảo vệ và chăm sóc trâu là đang bảo vệ nền văn minh lúa nước của nước ta.
Tết Trung Thu (Hán Nôm: 中秋節) theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Trung Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Làm đồ chơi Trung Thu
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước
Múa lân
Múa lân trong Tết Trung Thu
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.
Bày cỗ
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Bày cỗ
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Hát trống quân
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
Mình cần 1 đề của Tuyên Quang,còn kiểu này mình có thể chép trên văn mẫu.Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn
Đây là câu hỏi liên quan đến bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh " mong mọi người giúp ạ.
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.
Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.
Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đụng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.
Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.
Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hòi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.
Bài Làm
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.
Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.
Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đụng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.
Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.
Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hòi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Học tốt